Khi đầu bị gàu, ngoài cách sử dụng dầu gội đặc trị, liệu có những cách trị gàu da đầu tại nhà đơn giản nhưng vẫn hiệu quả để bạn nhanh chóng loại bỏ gàu khỏi da đầu hay không?
Bạn đang đọc: 10 cách trị gàu tại nhà đơn giản có thể áp dụng ngay
Nhiều người thường sử dụng dầu gội đặc trị gàu bày bán tại nhà thuốc với mong muốn chấm dứt tình trạng đầu nhiều gàu. Tuy nhiên, dù đem lại hiệu quả nhưng những thành phần hóa chất này cũng đồng thời làm tổn thương tóc và da đầu của bạn. Vậy làm sao để hết gàu mà vẫn bảo vệ da đầu khỏe mạnh? Kenshin.vn gợi ý 10 cách trị gàu tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả trong bài viết sau!
Nội Dung
- 1 Gàu là gì?
- 2 Nguyên nhân nào gây ra gàu?
- 3 Bật mí 10 cách trị gàu da đầu đơn giản tại nhà
- 3.1 1. Cách trị gàu tại nhà bằng aspirin
- 3.2 2. Cách trị gàu hiệu quả bằng baking soda
- 3.3 3. Cách trị gàu tại nhà với giấm táo
- 3.4 4. Trị gàu bằng nước súc miệng
- 3.5 5. Cách trị gàu tại nhà bằng dầu dừa
- 3.6 6. Cách trị gàu bằng chanh
- 3.7 7. Cách trị gàu hiệu quả với muối
- 3.8 8. Dùng lô hội để trị gàu
- 3.9 9. Tỏi cũng được dùng để trị gàu
- 3.10 10. Cách trị gàu hiệu quả bằng dầu oliu
- 4 Lời khuyên giúp bạn trị gàu hiệu quả
- 5 Dầu gội trị gàu có thật sự hiệu quả?
Gàu là gì?
Gàu là một dạng viêm da tiết bã nhẹ. Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm da tiết bã, tuy nhiên một số các yếu tố tác động gây gàu như:
- Da đầu tiết quá nhiều dầu (bã nhờn) trong các tuyến dầu và nang lông
- Do một loại men được tìm thấy trên da gọi là Malassezia
- Căng thẳng
- Thời tiết lạnh và khô của mùa đông
- Một số sản phẩm chăm sóc tóc có thể khiến tình trạng gàu trở nên tồi tệ hơn.
Hầu như bất kỳ ai cũng có thể bị gàu. Nồng độ hormone cao trong những năm tuổi thiếu niên có thể khiến da đầu sản xuất nhiều dầu hơn, gây gàu. Vì vậy mà gàu thường bắt đầu vào khoảng tuổi dậy thì.
Nguyên nhân nào gây ra gàu?
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra gàu. Đó là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
Gàu sinh lý thường do sự bong tróc quá nhiều của lớp tế bào sừng trên da tạo nên.
- Nguyên nhân khiến cho các tế bào này bong ra do nhiều lý do như thời tiết hanh khô, khói bụi, ô nhiễm không khí, sấy, uốn hay duỗi tóc thường xuyên…
- Gàu sinh lý sẽ càng nhiều khi chúng ta có những tác động làm kích thích da đầu như gội đầu mạnh bằng móng tay, vò đầu, massage đầu mạnh,…
- Bên cạnh đó, việc không gội đầu thường xuyên cũng khiến dầu và các tế bào da đầu không được loại bỏ kịp thời, có thể gây nên gàu.
Đọc thêm: Nấm da đầu: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh lý cũng là một nguyên nhân gây nên gàu. Theo Sciencedaily, trên da đầu của hầu hết người trưởng thành có tồn tại một loại vi nấm tên là malassezia.
Khi da đầu tăng tiết bã nhờn do nóng bức, stress hoặc ảnh hưởng từ dầu gội, hóa chất trong thuốc nhuộm tóc,… loại vi nấm này sẽ có điều kiện phát triển và sinh sôi mạnh hơn, kéo theo đó sẽ là sự “tấn công” ồ ạt của gàu.
- Bệnh viêm da tiết bã: Gàu là một dạng của bệnh viêm da tiết bã. Đây là một bệnh da liễu phổ biến, ngoài ảnh hưởng đến da đầu, bệnh còn ảnh hưởng đến vùng da ở các vị trí khác như trong tai, lông mày, mí mắt trên, trán, các nếp gấp kéo dài từ mũi đến khóe miệng. Viêm da tiết bã xuất hiện khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo cơ hội cho một số phản ứng viêm da xuất hiện.
- Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do yếu tố di truyền, tỷ lệ mắc bệnh trong dân số là 2-5%, nếu trong gia đình có người bệnh viêm da tiết bã thì nguy cơ mắc ở thế hệ sau là rất cao. Đặc trưng của gàu do viêm da tiết bã là da đầu thường bị đỏ, bong vảy nhiều màu trắng hoặc vàng nhẹ. Bệnh thường nhẹ vào mùa hè và tiến triển mạnh vào mùa thu đông.
- Bệnh vảy nến: Bệnh gây tích lũy các tế bào chết tạo thành lớp vảy dày màu bạc. Vảy nến thường xảy ra ở các vị trí như khủy tay, đầu gối,.. nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến da đầu, từ đó gây nên các biểu hiện gàu.
- Bệnh chàm: Nếu bệnh chàm xuất hiện trên da đầu có thể phát triển thành gàu.
Bật mí 10 cách trị gàu da đầu đơn giản tại nhà
1. Cách trị gàu tại nhà bằng aspirin
Nếu bạn còn phân vân gội đầu gì để hết gàu? Thì aspirin là một phương pháp trị gàu hiệu quả. Đừng nghĩ aspirin chỉ dùng trị đau đầu. Aspirin chứa thành phần axit salicylic – hoạt chất được dùng rất nhiều trong các loại dầu gội trị gàu. Axit salicylic có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, đồng thời giúp làm dịu vùng da đầu bị viêm.
Bạn chỉ cần nghiền nát 2 viên aspirin thành bột mịn, sau đó, thêm một lượng vừa phải dầu gội đầu bạn sử dụng hàng ngày và thoa đều lên tóc từ 1-2 phút. Cuối cùng, bạn xả sạch tóc và gội lại với dầu gội bình thường.
2. Cách trị gàu hiệu quả bằng baking soda
Làm sao để hết gàu? Dùng baking soda trị da đầu bị gàu là cách làm khá phổ biến. Baking soda có cơ chế như dung dịch tẩy tế bào chết nhẹ, giúp loại bỏ da chết và kiểm soát lượng dầu tiết ra từ da đầu.
Bạn trộn một ít baking soda với vài giọt nước để tạo thành dung dịch sệt, sau đó, mát-xa và nhẹ nhàng chà xát dung dịch lên da đầu. Cuối cùng là bạn nên rửa sạch tóc với nước ấm.
Lưu ý là bạn không nên sử dụng dầu gội đầu sau đó. Tóc của bạn có thể bị khô lúc đầu, nhưng sau một vài tuần da đầu sẽ bắt đầu sản xuất các loại dầu tự nhiên giúp mái tóc mềm mượt và không còn gàu.
3. Cách trị gàu tại nhà với giấm táo
Giấm táo có tính kiềm cao, chứa các enzyme có thể tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây gàu trên da đầu. Các chất kiềm giúp làm thông thoáng các lỗ chân lông trên da đầu, đồng thời cân bằng pH tương tự như baking soda.
Bạn có thể pha loãng 60 ml giấm táo với 60 ml nước trong một bình xịt và phun từ từ lên da đầu. Sau đó, bạn lấy một chiếc khăn và quấn lại để ủ phần tóc từ 15 phút đến một giờ. Khi thấy thời gian ủ đã đủ thì tháo khăn và gội như bình thường. Thực hiện cách làm đầu hết gàu này hai lần một tuần sẽ giúp bạn có mái tóc sạch khỏe.
4. Trị gàu bằng nước súc miệng
Gội đầu bằng nước súc miệng cũng là một cách trị gàu mảng hiệu quả. Chính nhờ khả năng sát trùng diệt nấm mà nước súc miệng cũng kiêm luôn… cả dầu gội trị gàu!
Bạn có thể trộn 60 ml nước súc miệng với 120 ml nước trong một bình xịt. Sau khi gội đầu, xịt hoặc đổ dung dịch lên da đầu, mát-xa nhẹ và ủ tóc trong 30 phút trước khi rửa lại với nước.
5. Cách trị gàu tại nhà bằng dầu dừa
Tìm hiểu thêm: Giấm táo
Dầu dừa cũng là cách trị gàu thông dụng không kém. Điểm cộng của dầu dừa là vừa có thể diệt nấm lại vừa có thể dưỡng ẩm cho tóc. Do đó, bạn sẽ không cần lo tóc bị khô và xơ xác sau khi trị sạch gàu.
Trước khi tắm, bạn nên bỏ ra từ 3-5 phút để massage da đầu với dầu dừa, sau đó để yên trong khoảng 1 giờ. Cuối cùng, bạn rửa sạch tóc với dầu gội bình thường, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả da đầu sạch và thông thoáng. Với phương pháp này bạn hoàn toàn có thể tự điều chế dầu dừa ở nhà để làm đẹp cho mái tóc.
Bạn có thể quan tâm: Top 10 giải pháp triệt để cho da đầu bị khô và ngứa
6. Cách trị gàu bằng chanh
Chanh có tính axit cao, có thể tiêu diệt nấm và điều chỉnh độ pH trên da đầu của bạn. Thoa 2 muỗng canh nước cốt chanh lên tóc ẩm, đợi cho tóc khô và gội đầu lại với nước. Sau đó, trộn 1 muỗng canh nước cốt chanh với 237 ml nước và sử dụng hỗn hợp này để gội sạch tóc của bạn.
Lặp lại trình tự này mỗi ngày cho đến khi bạn không còn thấy gàu xuất hiện. Tóc của bạn sẽ sạch các mảng gàu trắng xóa và thơm mùi chanh tươi.
Tham khảo thêm: 6 cách trị gàu bằng chanh cực hay, đánh bay gàu đeo bám
7. Cách trị gàu hiệu quả với muối
Cách hết gàu bằng muối: Muối là một cách trị gàu tại nhà giúp loại bỏ tế bào chết trên da đầu. Các hạt muối ăn thông thường rất lý tưởng để làm sạch vảy gàu khỏi tóc trước khi bạn gội đầu.
Bạn hãy rắc chút muối lên khắp da đầu, mát-xa khoảng vài phút rồi gội đầu như bình thường. Với mẹo trị gàu này, bạn sẽ không còn thấy vảy gàu sau khi áp dụng vảy gàu da đầu đơn giản này.
8. Dùng lô hội để trị gàu
Mặc dù được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị bỏng da ở mức độ nhẹ và dưỡng da nhưng lô hội cũng có tác dụng giúp bạn giảm ngứa do gàu gây ra. Cụ thể, lô hội có tính sát trùng và chống viêm. Đặc tính làm mát và giảm đau của lô hội có thể giúp làm dịu cơn ngứa ngáy da đầu khó chịu.
Bạn có thể dùng một loại dầu gội có chứa lô hội hoặc ủ tóc với lô hội tươi qua đêm. Biện pháp ủ tóc bằng lô hội cũng sẽ giúp dưỡng ẩm cho da đầu của bạn một cách hiệu quả.
9. Tỏi cũng được dùng để trị gàu
Tính kháng khuẩn và diệt nấm của tỏi dùng để trị gàu rất tốt. Bạn có thể mát-xa trực tiếp tỏi băm nhuyễn với da đầu trước mỗi lần gội đầu để diệt hoàn toàn gàu.
Để tránh mùi tỏi bám trên tóc, bạn có thể trộn tỏi nghiền với mật ong và mát-xa lên da đầu thay vì chỉ dùng tỏi tươi. Bạn nên ủ tóc bằng hỗn hợp này khoảng 5-10 phút trước khi gội sạch tóc bằng dầu gội bình thường.
10. Cách trị gàu hiệu quả bằng dầu oliu
Làm sao để hết gàu? Khi bôi dầu oliu lên da đầu, vùng da bị khô sẽ được giữ ẩm để không bị bong ra thành mảng gàu. Dầu oliu còn có nhiều các dưỡng chất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc làm đẹp, giúp làm mềm vùng đóng gàu quá dày, tạo điều kiện da thông thoáng và cân bằng độ ẩm tốt.
Ủ dầu oliu qua đêm là cách để đầu hết gàu khá hiệu quả cho các trường hợp bị gàu nghiêm trọng. Hãy đổ 8 đến 10 giọt dầu oliu vào lòng bàn tay và mát-xa trên da đầu của bạn. Ủ toàn bộ tóc và da đầu qua đêm trong 8 tiếng. Gội sạch dầu oliu vào buổi sáng bằng dầu gội thường hoặc dầu gội trị gàu.
Do dầu oliu có thể khiến tóc bị bết dính nên tốt nhất là bạn nên dành nhiều thời gian gội sạch tóc.
Lời khuyên giúp bạn trị gàu hiệu quả
- Nước có khả năng làm chậm quá trình tăng sinh tế bào sừng trên da đầu. Vì thế, bạn nên tăng cường uống nước mỗi ngày để hạn chế sự xuất hiện của gàu.
- Thay đổi khẩu phần ăn với 50 – 60% là rau xanh và trái cây sẽ có tác dụng rất tốt trong việc trị gàu. Đặc biệt, bạn cần tăng cường cung cấp các khoáng chất cho cơ thể, nhất là kẽm (thường có nhiều trong sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành…) để hạn chế tình trạng nứt da, bong tróc da.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học như vệ sinh sạch sẽ, không dùng chung đồ cá nhân, hạn chế lạm dụng hoá chất trong thuốc nhuộm tóc, thay đổi kiểu tóc, ăn uống nhiều chất kích thích…
- Để việc trị gàu đạt hiệu quả, chúng ta có thể nhờ đến sự trợ giúp của các loại dầu gội trị gàu. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, tránh gãi mạnh khi gội đầu và hạn chế sấy tóc để ngăn ngừa sự “quấy rối” của gàu nhé!
Dầu gội trị gàu có thật sự hiệu quả?
>>>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não là gì? Cách điều trị, hỗ trợ phục hồi sau tai biến
Cách trị gàu phổ biến được nhiều người lựa chọn là sử dụng cách gội đầu hết gầu với các loại dầu gội trị gàu công nghiệp, được bày bán rộng rãi trên thị trường. Ưu điểm của các loại dầu gội này là tác dụng trị gàu nhanh, nhận thấy rõ chỉ sau 2-3 lần gội đầu.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không trị gàu được triệt để. Cụ thể, các loại dầu gội công nghiệp thường chứa nhiều sulfate, chất tạo bọt và được điều chế với độ pH cao, có thể tẩy sạch gàu nhanh chóng, tuy nhiên lại khiến cho da đầu khô kèm theo tóc khô xơ.
Việc sử dụng lâu dài một loại dầu gội công nghiệp có thể khiến da đầu bị “nhờn” dầu gội, dễ bị gàu tấn công trở lại. Ngoài ra, việc lựa chọn loại dầu gội không hợp với tóc cũng là nguyên nhân khiến việc trị gàu bằng dầu gội đầu công nghiệp không kéo dài hiệu quả.
Bên cạnh đó, đôi khi dầu gội đầu trị gàu không thể phát huy hết hiệu quả nếu bạn gặp tình trạng da đầu dầu (do thiếu ẩm nên da đầu phải tiết thêm dầu để tự cân bằng), dẫn đến việc một số người dùng dầu gội trị gàu nhưng không hết gàu.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tại sao bạn dùng dầu gội trị gàu mà không hết gàu?
Tóc bị gàu là một bệnh trên da đầu, cho thấy da đầu không khỏe và cần được chăm sóc một cách thích hợp. Đôi khi mỗi bạn sẽ hợp với một cách trị gàu dứt điểm khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý khi bạn thực hiện không thấy hiệu quả, tình trạng gàu xuất hiện ngày càng nhiều thì nên đến các bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị đúng đắn. Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đầu nhiều gàu thì phải làm sao!