10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

Bạn có biết rằng, người trưởng thành có đến 206 chiếc xương và riêng bộ xương đã chiếm đến 15% cân nặng của cơ thể? Xương đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hình khung cơ thể, cho phép bạn di chuyển và bảo vệ các cơ quan nội tạng. Có thể nói xương là một bộ phận thiết yếu của cơ thể.

Bạn đang đọc: 10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

Xương được tạo ra từ collagen và canxi. Hai loại chất này giúp xương co giãn và chắc khỏe. Khi cơ thể bắt đầu già đi, quá trình tạo ra xương sẽ chậm lại và những căn bệnh về xương có thể xuất hiện nếu không được chăm sóc hợp lý.

Mất xương và sự thoái hóa cấu trúc xương là nguyên nhân gây ra các bệnh về xương. Mất xương xảy ra khi cơ thể thiếu hụt những khoáng chất, chẳng hạn như canxi và điều này khiến xương dễ gãy.

Những người thiếu canxi trong chế độ ăn uống, mất cân bằng hormone hay bất thường tế bào có nguy cơ mắc các bệnh về xương cao hơn. Những yếu tố trong đời sống hàng ngày cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương phổ biến.

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

Những căn bệnh về xương phổ biến

1. Bệnh loãng xương

Loãng xương là do thiếu hụt bất thường trong chất xương và sự thoái hóa cấu trúc xương ở những người lớn trung niên, điều này có thể khiến xương bị yếu và dễ gãy hơn. Loãng xương là một căn bệnh âm thầm. Bạn có thể không biết bản thân mắc bệnh cho tới khi xương bị gãy. Việc luyện tập thể dục, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cùng với việc thực hiện đều đặn các xét nghiệm đo tỷ trọng khoáng xương có thể giúp bạn ngăn chặn chứng loãng xương.

2. Bệnh Paget xương

Bệnh Paget là hội chứng rối loạn về xương, gây ra những bất thường ở các mô xương nhất định. Thông thường, xương sẽ dày và to hơn. Hủy cốt bào chính là nguyên nhân gây phá vỡ các mô xương. Các hủy cốt bào hoạt động quá mức sẽ làm quá trình tạo xương diễn ra liên tục để bù đắp cho phần xương bị thiếu hụt. Tuy vậy, do những mô xương mới này không theo một kết cấu nào nên sẽ khiến cho xương giòn và dễ gãy. Mặc dù bạn có thể bị bệnh về xương ở bất cứ bộ phận nào, nhưng bệnh thường gặp ở cột sống, xương chậu, chân hay hộp sọ.

3. Bệnh xương thủy tinh

Xương thủy tinh là bệnh do rối loạn di truyền khiếm khuyết gene sản xuất ra collagen là một protein tạo cho xương chắc khỏe có tính đàn hồi, vì vậy khiến cho xương dễ gãy hay nứt. Đôi khi, bạn có thể bị gãy xương mà không rõ lý do. Căn bệnh này có nhiều mức độ từ nhẹ tới nghiêm trọng và các triệu chứng sẽ không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Một người có thể chỉ bị gãy một vài xương nhưng cũng có thể bị gãy đến hàng chục chiếc xương. Hiện vẫn chưa có cách chữa trị bệnh xương thủy tinh, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát được các triệu chứng.

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

4. Bệnh ung thư xương

Bệnh ung thư xương thường không xuất phát từ xương. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, phần lớn các trường hợp ung thư xương là do sự di căn của các tế bào ung thư từ những cơ quan khác. Có nhiều dạng ung thư xương thường gặp, ví dụ như ung thư xương ác tính, ung thư xương sụn và ung thư nguyên phát. Để giảm nguy cơ bị ung thư xương, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống và lối sống khỏe mạnh, đồng thời thường xuyên luyện tập thể dục.

5. Bệnh còi xương

Một căn bệnh liên quan đến xương phổ biến là còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi trẻ không hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Cơ thể thiếu những loại vitamin và khoáng chất này sẽ khiến xương không phát triển đầy đủ và dễ bị suy yếu. Những trẻ bị còi xương cũng có thể bị đau nhức cơ, chậm phát triển, xương và răng dễ bị dị dạng.

6. Bệnh nhuyễn xương

Nhuyễn xương cũng giống như còi xương, đều do sự thiếu hụt vitamin D gây ra, nhưng chứng bệnh này lại thường xuất hiện ở người lớn. Sự thiếu hụt vitamin D làm hạn chế việc hấp thụ canxi và phốt pho của xương, khiến xương phát triển không đúng cách và dễ gãy.

7. Bệnh to đầu chi

Đặc trưng của bệnh to đầu chi là xương phát triển quá khổ do lượng hormone dư thừa trong cơ thể. Căn bệnh này có thể dẫn đến những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, thấp khớp, polyp đại tràng và có thể dẫn đến ung thư đại tràng. Rất khó chẩn đoán được bệnh to đầu chi ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đa số những người mắc bệnh đều có thể được chữa trị dứt điểm

8. Bệnh dẹt chỏm xương đùi

Bệnh thường được biết đến với tên gọi là Perthes. Bệnh dẹt chỏm xương đùi xảy ra khi xương ở vùng hông không nhận đủ máu, gây ra hiện tượng khập khiễng và đau nhức tái đi tái lại và cuối cùng khiến xương bị hoại tử. Căn bệnh này thường xảy ra ở các bé trai từ 4–10 tuổi.

9. Bệnh loạn sản xơ xương

Khi nhắc đến các bệnh liên quan đến xương, không thể không nhắc đến bệnh loạn sản xơ xương. Giống như bệnh Paget, loạn sản xơ xương khiến xương phát triển quá mức và có thể gây ra viêm xương. Tuy vậy, nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do bất thường của các tế bào hình thành xương. Bệnh loạn sản xơ xương thường là loại bệnh của hội chứng McCune-Albright. Hội chứng này bao gồm các triệu chứng như xuất hiện các mảng da lốm đốm, dậy thì sớm, dư thừa hormone tuyến giáp và những tình trạng bệnh khác.

10. Bệnh viêm tủy xương

Viêm tủy xương là dạng nhiễm trùng xương đột ngột, cấp tính hay mãn tính. Các biện pháp chữa trị có thể bao gồm sử dụng các loại thuốc kháng sinh, phẫu thuật trong một số trường hợp để loại bỏ các mô xương nhiễm trùng.

Bạn cần làm gì để bảo vệ xương chắc khỏe?

Tin vui cho những người mắc bệnh là những căn bệnh về xương có thể được ngăn chặn, thậm chí là chữa khỏi. Để xương chắc khỏe hơn, bạn có thể thực hiện ba điều sau đây.

1. Thay đổi chế độ ăn uống 

Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật tiêm mông là gì? Quy trình và lưu ý khi tiêm

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

Bạn có thể giữ xương chắc khỏe bằng cách cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương. Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe. Cơ thể con người thường có khối lượng xương lớn nhất ở tuổi 25. Trước giai đoạn này, các dưỡng chất sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong việc thúc đẩy xương phát triển. Khi vượt qua độ tuổi này, xương sẽ bước vào các giai đoạn lão hóa. Vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thụ tất cả lượng canxi có trong thực phẩm và các chất bổ trợ, trong khi canxi sẽ ngăn chặn sụt giảm khối lượng xương cũng như các bệnh về xương.

2. Ngưng hút thuốc

Để phòng ngừa các bệnh về xương và giữ cho xương chắc khỏe thì bạn nên ngưng hút thuốc. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho xương mà còn cho các bộ phận khác trong cơ thể. Hút thuốc có thể làm giảm mật độ xương. Bạn sẽ thèm ăn hơn khi ngừng hút, vì vậy hãy lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp và không để cơ thể bị đói. Bằng việc thực hiện những điều này, bạn sẽ có được một trái tim khỏe mạnh và bộ xương vững chắc.

3. Tập thể dục

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

>>>>>Xem thêm: Lá húng chanh trị ho cho người lớn có tốt không?

Giống như mọi bộ phận khác trên cơ thể, các tế bào sống tạo ra xương và tập thể dục thường xuyên sẽ ích cho xương. Bạn có thể bắt đầu bằng các bài tập không đòi hỏi trang thiết bị, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, khiêu vũ hay tập tạ, các bài tập này được cho là mang lại hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý rằng các bài tập tạ không đúng cách có thể gây hại cho xương. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu với những tạ nhỏ rồi dần nâng mức tạ lên. Bạn cũng có thể đến phòng gym tìm cho mình một huấn luyện viên để nhận được những lời khuyên và để đảm bảo quá trình tập luyện không làm cơ thể quá tải.

Không có xương, cơ thể bạn sẽ chỉ giống như một mớ da bao bọc nội tạng. Chăm sóc xương cẩn thận sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng và tránh khỏi những căn bệnh nêu trên. Bạn nên đi kiểm tra xương ít nhất một lần một năm để bác sĩ có thể sớm nhận biết các dấu hiệu mắc bệnh và giữ cho xương được chắc khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *