Trĩ là một trong những bệnh khó nói, và điều trị thường phải can thiệp hay phẫu thuật. Vì vậy mà nhiều người lựa chọn cách chữa bệnh trĩ tại nhà với cây thuốc nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và sử dụng những cây thuốc nam trị bệnh trĩ đúng cách.
Bạn đang đọc: 10 cây thuốc nam trị bệnh trĩ theo dân gian và lưu ý khi dùng
Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cách sử dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà với các bài thuốc nam theo dân gian, hãy cùng theo dõi nhé!
Nội Dung
Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây thuốc nam, liệu có hiệu quả?
Nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà với cây thuốc nam bởi những bài thuốc này hầu hết đều an toàn và ít gây tác dụng, phù hợp để sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Đồng thời, theo y học cổ truyền, một số loại cây thuốc nam có khả năng đi sâu vào nguyên nhân gây trĩ bên trong và loại bỏ chúng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm này thì những cây thuốc nam trị bệnh trĩ cũng sẽ có những nhược điểm riêng chẳng hạn như hàm lượng hoạt chất có tác dụng trong dược liệu thấp, thực tế chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh, không thể điều trị triệt để. Ngoài ra, nếu sử dụng không đúng cách hoặc lựa chọn nguyên liệu không cẩn thận, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ khi dùng thuốc nam trị bệnh trĩ.
Những cây thuốc nam trị bệnh trĩ tại nhà
Sau đây là gợi ý những cây thuốc thuốc nam trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
1. Rau diếp cá
Rau diếp cá rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Bên cạnh đó đây còn là một loại dược liệu tính hàn giúp thải độc, mát gan, sát khuẩn vết thương và dùng chữa viêm loét rất tốt. Những thành phần hóa thực vật trong cây diếp cá giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ gồm có:
- Quercetin – Một alkaloid có hoạt tính chống oxy hóa, giúp hạn chế tình trạng phình tĩnh mạch hậu môn.
- Decanoyl acetaldehyd có tác dụng kháng viêm và ngăn chặn bội nhiễm ở bệnh nhân trĩ ngoại.
Cách thực hiện bài thuốc trị bệnh trĩ với rau diếp cá:
- Rửa sạch, để ráo rồi giã nát.
- Thêm nước lạnh, chút muối.
- Lọc riêng phần bã và phần nước, dùng nước rửa hậu môn còn bã thì đắp lên búi trĩ sa và băng lại trong nhiều giờ.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Ngoài ra, trong bữa ăn hàng ngày có thêm rau diếp cá ăn kèm cũng sẽ giúp bạn nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.
Bạn có thể xem thêm: Bật mí 7 cách dùng lá diếp cá chữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
2. Dùng rau sam trị bệnh trĩ
Rau sam có vị chua tính mát, tác dụng diệt khuẩn tốt và không độc nên có thể tận dụng để trị táo bón và trĩ nội, trĩ ngoại.
Cách thực hiện:
- Lấy 500g rau sam rửa sạch và để ráo.
- Thêm 2 lít nước, đun sôi trong 10 phút.
- Lấy nước đã nấu đi xông hậu môn cho đến khi hết nóng, sau đó lấy nước này rửa búi trĩ sa để giảm đau.
- Thực hiện 2 lần/ngày.
- Phần rau được luộc chín, có thể vớt ra ăn.
3. Củ nghệ
Nghệ không chỉ là một loại gia vị mà còn được ứng dụng như một cây thuốc nam trị bệnh trĩ hiệu quả tại nhà. Nghệ có tác dụng chống nhiễm trùng, chống viêm, giảm kích thước búi trĩ cũng như làm giảm hiện tượng đau rát.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 củ nghệ, rửa sạch và cạo bỏ vỏ.
- Giã nát rồi vắt lấy nước.
- Thoa nước cốt nghệ lên hậu môn và búi trĩ mỗi ngày.
- Phần bã nghệ có thể được dùng để băng kín lên búi trĩ để giảm chảy máu và ngứa.
4. Cây thuốc nam trị bệnh trĩ: Hoa hòe
Theo dân gian, hoa hòe là một trong những cây thuốc nam trị bệnh trĩ bởi có vị đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết và ngăn ứ huyết ở tĩnh mạch trực tràng.
Ngoài ra, thành phần rutin trong hoa hòe cũng được khoa học chứng minh có tác dụng tăng cường sức bền của thành mạch, nhờ đó cải thiện tình trạng phình tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, cũng như giảm sưng đau cho người bệnh trĩ.
Cách dùng hoa hoè như cây thuốc nam trị bệnh trĩ:
- Lấy trắc bách diệp, hoa hòe, chỉ xác và kinh giới tuệ mỗi vị 12g.
- Đem tán bột mịn.
- Mỗi lần dùng lấy khoảng 8g hỗn hợp bột trên pha với nước ấm để uống.
- Dùng mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi.
Hoặc bạn cũng có thể:
- Dùng 60 g hoa hòe, rửa sạch, để ráo nước sắc với 300ml nước, đun lửa nhỏ đến khi cạn còn 100ml. Gạn ra uống đều đặn 2 lần trong ngày.
5. Lá hẹ
Lá hẹ là một trong những loại cây thuốc nam trị bệnh trĩ với tác dụng cầm máu và tán huyết tốt. Trong hẹ có chứa hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn, giàu chất xơ và vitamin C nên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 400g lá hẹ rồi đem đun sôi với 2 lít nước.
- Sau đó đổ ra chậu và xông hậu môn.
- Khi nước lá hẹ nguội hẳn, bạn có thể dùng nước này để rửa sạch vùng hậu môn.
6. Cây thuốc nam trị bệnh trĩ tại nhà: Cây huyết dụ
Huyết dụ là một cây thuốc có vị ngọt tính bình, tác dụng bổ huyết, chỉ huyết và tiêu ứ nên có thể giảm tắc nghẽn vùng hậu môn, làm giảm đau, trị kiết lỵ.
Cách thực hiện:
- Đem cây huyết dụ tươi rửa sạch,để ráo nước.
- Cắt khúc, đun sôi với 2 bát nước lớnđến khi cạn còn ½ thì tắt bếp.
- Chia thành 2-3 phần và uống liên tục trong ngày.
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung lá hẹ vào chế độ ăn để chống táo bón và cải thiện bệnh trĩ từ bên trong.
7. Hương nhu
Nhờ đặc tính hơi ôn, vị cay, tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau nên hương nhu được dùng như một loại cây thuốc nam trị bệnh trĩ trong dân gian.
Cách thực hiện:
- Đem rửa sạch hương nhu với muối loãng sau đó cho vào nồi đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Khi nước thuốc còn nóng thì đem đi xông vùng hậu môn.
- Đợi đến nước nguội lại thì có thể đem đi vệ sinh, rửa vùng hậu môn.
8. Quả sung
Trong dân gian người ta thường dùng lá sung hoặc quả sung để trị bệnh trĩ. Nhờ vào thành phần giàu chất xơ và các khoáng chất khác như canxi,magie,…quả sung cũng thể hiện hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Cách thực hiện:
- Lấy 10-15 quả sung xanh đun sôi cùng 2 lít nước.
- Khi thuốc đã sôi khoảng 15 phút thì cho thêm 2 thìa muối.
- Dùng để xông hơi thường xuyên lúc nước còn nóng, kiên trì làm từ 1-2 lần mỗi ngày.
9. Lá lốt
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị thủy đậu kiêng ăn gì? Điểm danh 7 thực phẩm cần tránh xa
Với vị cay và thành phần hỗ trợ giảm sưng viêm, cầm máu khi đại tiện, lá lốt là một trong những cây thuốc nam trị bệnh trĩ được sử dụng phổ biến, nhất là đối với trường hợp trĩ ngoại.
Cách thực hiện:
- Lấy lá lốt, cúc tần, ngải cứu và nghệ tươi mỗi vị 50g đem rửa sạch bùn đất.
- Giã nát thuốc và đun sôi cùng với 2 lít nước, 1 thìa muối.
- Tiến hành xông hơi cho đến khi nước nguội hẳn.
Bạn có thể xem thêm: Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà thế nào để an toàn và đạt hiệu quả?
10. Cây thiên lý
Lá của cây thiên lý non là một loại thuốc nam trị bệnh trĩ nhờ có khả năng sát khuẩn cao, nhờ đó giúp loại bỏ cảm giác khó chịu ngứa ngáy do vi khuẩn phát triển ở vùng hậu môn, đồng thời giảm nguy cơ viêm loét.
Cách sử dụng cây thiên lý chữa bệnh trĩ:
- Đem lá thiên lý non rửa sạch, ngâm với nước muối.
- Giã nát với muối hạt thành hỗn hợp đồng nhất.
- Dùng phần thuốc này đắp trực tiếp lên búi trĩ và cố định lại bằng gạc y tế,để qua đêm.
Những lưu ý cần biết khi trị bệnh trĩ bằng cây thuốc nam tại nhà
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để răng chắc khỏe? Bí quyết dinh dưỡng không nên bỏ qua
Để đạt được kết quả điều trị như mong đợi, khi sử dụng những cây thuốc nam trị bệnh trĩ bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chỉ nên chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam trong trường hợp bệnh trĩ nhẹ và chưa xuất hiện viêm nhiễm (chảy dịch vàng hoặc chảy mủ ở hậu môn).
- Tránh trường hợp chỉ phụ thuộc vào các bài thuốc nam để chữa bệnh.
- Cần làm sạch các nguyên liệu trước khi sử dụng, đảm bảo hạn chế tình trạng bụi bẩn và vi khuẩn bám vào hậu môn sẽ gây bội nhiễm.
- Tác dụng của bài thuốc nam trị bệnh trĩ là khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào cơ địa. Đồng thời, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài do thuốc phát huy tác dụng chậm.
- Một số cây thuốc nam trị bệnh trĩ chưa được nghiên cứu sâu, khi sử dụng có thể phản tác dụng thậm chí gây hoại tử hậu môn.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những cây thuốc trị nam trị bệnh trĩ và những lưu ý cần biết khi dùng thuốc nhé!