Bạn thấy mình rất dễ căng thẳng và cáu gắt? Rất có thể công việc hiện tại chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm đấy!
Bạn đang đọc: 10 công việc khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm
Hàng năm, có rất nhiều người mắc phải chứng bệnh trầm cảm mà không hề nhận ra cho đến khi có những triệu chứng nghiêm trọng. Việc chọn ngành nghề không phù hợp không chỉ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn mà còn là nguyên nhân lớn dẫn đến việc trầm cảm. Đặc biệt, những công việc căng thẳng, lương thấp hoặc những công việc không nhận được sự tôn trọng thường sẽ dễ gây căng thẳng hơn hẳn những công việc khác. Dưới đây là danh sách 10 ngành nghề căng thẳng nhất:
Nội Dung
1. Nhân viên chăm sóc bệnh nhân
Nếu bạn là một nhân viên chăm sóc người bệnh, dù tại gia hoặc ở bệnh viện, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm rất cao. Năm 2007, cơ quan Thống kê quốc gia về Sức khỏe và Sử dụng ma túy đã khảo sát 21 ngành nghề có tỷ lệ trầm cảm cao ở những nhân viên độ tuổi từ 18 đến 64. Kết quả cho thấy 10,8% số người làm việc chăm sóc bệnh nhân mắc chứng trầm cảm, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các ngành được khảo sát.
Chăm sóc bệnh nhân toàn thời gian là một công việc yêu cầu nhân viên phải làm cả ngoài giờ hành chính nên họ dễ cảm thấy kiệt sức. Bên cạnh đó, những nhân viên chăm sóc tại viện dưỡng lão được hưởng mức lương rất thấp. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trầm cảm là căn bệnh cực kỳ phổ biến ở những người làm công việc này.
2. Nhân viên phục vụ
Hằng ngày nhân viên phục vụ phải đối mặt với rất nhiều vị khách hàng khó tính đồng thời bị các nhân viên cấp cao hơn quản lý nghiêm ngặt, cộng với đồng lương ít ỏi. Đây chính là những lý do khiến các nhân viên phục vụ nằm ở bờ vực trầm cảm.
Nhân viên phụ bếp và nhân viên phục vụ đứng thứ nhì trong danh sách những ngành nghề có nguy cơ trầm cảm cao. Theo như các khảo sát, có đến hơn 10% nhân viên toàn thời gian thuộc các ngành nghề vừa nói trên mắc bệnh trầm cảm nặng.
3. Nhà hoạt động cộng đồng
Những ngành nghề liên quan đến công tác xã hội có thể đem lại nhiều lợi ích cho đời sống chung nhưng những người làm hoạt động cộng đồng cũng dễ gặp tình trạng căng thẳng. Những nhân viên xã hội thường phải đối mặt với những chấn thương về mặt tâm lý của người khác.
Một ví dụ dễ thấy đó là khi làm việc với những gia đình có nhiều mâu thuẫn và trẻ em từng bị bạo hành, quấy rối sẽ không chỉ đòi hỏi người nhân viên phải có sự dũng cảm về mặt tâm lý, mà còn gây khó khăn đối với sức khỏe tâm lý của họ. Những người hoạt động trong ngành dịch vụ cộng đồng có tỷ lệ trầm cảm đến 9,6%.
4. Nhân viên chăm sóc sức khỏe
Bác sĩ, y tá và các kỹ thuật viên y tế thường có mức lương khá cao. Tuy nhiên, họ phải làm việc liên tục rất nhiều giờ và thường phải chịu rất nhiều áp lực nên có nhiều khả năng khiến sức khỏe tâm lý của họ bị ảnh hưởng.
Những người làm trong ngành y tế có mức độ trầm cảm tương đương nhân viên xã hội. Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tự tử của bác sĩ cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác.
5. Người hoạt động nghệ thuật
Sự sáng tạo không hề có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, trên thực tế những ngành nghề liên quan đến việc sáng tạo có thể đem lại sự thích thú và thỏa mãn mà không ngành nghề nào khác có thể tạo ra.
Tuy nhiên, những ngành nghề này lại thường đi kèm với mức lương không ổn định cũng như đa số những nghệ sĩ thường không được công chúng đánh giá cao. Chính những điều đó đã khiến cho những người hoạt động nghệ thuật dễ bị trầm cảm. Những ngành nghề liên quan đến nghệ thuật, thiết kế, giải trí và truyền thông có tỷ lệ trầm cảm là 9,1%.
6. Giáo viên
Giáo viên là một trong những ngành nghề cực nhọc nhất. Tuy nhiều người cho biết rằng đó là nghề đem lại cho họ sự đam mê và thích thú thì nghề giáo viên lại phải đối mặt với mức lương khá thấp, thêm nữa là việc gặp gỡ các bậc phụ huynh khó tính, học sinh thì khá nhiều thành phần ngang bướng và các thầy cô luôn có những cấp trên với nhiều yêu cầu khó khăn như việc đòi hỏi tỷ lệ học sinh giỏi phải cao ngất ngưởng.
Những nguyên nhân nói trên góp phần dẫn đến tỷ lệ trầm cảm 8,7% ở giáo viên.
7. Nhân viên văn phòng
Tìm hiểu thêm: Sa sút trí tuệ trán – thái dương
Làm việc trong văn phòng cùng với các đồng nghiệp có thể rất vui. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là công việc không có tương lai và dần khiến cho những người làm việc mất hết cảm xúc vui vẻ. Những quy định, yêu cầu trong văn phòng cũng như bản thân họ thiếu quyền kiểm soát dẫn đến việc ngành nghề này xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng về những ngành nghề gây căng thẳng.
Bên cạnh đó, vào những lúc kinh tế gặp khó khăn thì các nhân viên còn gặp nhiều áp lực hơn khi phải lo ngại về việc liệu họ có bị đuổi việc và mất bảo hiểm y tế hay không, do đó dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.
8. Nhân viên bảo trì
Nhân viên bảo trì thường có mức lương rất thấp, không những thế họ còn phải làm việc ở những nơi nguy hiểm hoặc trong tình hình thời tiết bất lợi. Chính vì thế, họ rất dễ bị áp lực cũng như có những ảnh hưởng không tốt về mặt sức khỏe tinh thần và trở nên trầm cảm.
Tỷ lệ trầm cảm của nhân viên bảo trì là 7,3%, cũng là một con số cũng đáng báo động.
9. Nhân viên kế toán
Kế toán hoặc nhân viên tư vấn tài chính dành cả sự nghiệp để trông coi và bảo quản tài sản của người khác. Việc chịu trách nhiệm cho một số tiền lớn, đặc biệt là của người khác, sẽ đặt những người này dưới áp lực rất lớn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ở ngành nghề này liên tục bị áp lực và lo sợ bản thân sẽ mắc lỗi, tỷ lệ xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm nặng ở ngành nghề này là 6,7%.
10. Nhân viên bán hàng
Tình hình kinh tế hiện nay có thể tạo áp lực lên các nhân viên bán hàng, đặc biệt hơn, khi cả sự nghiệp của họ phụ thuộc vào việc liệu người khác có chịu chi tiền cho sản phẩm của họ hay không, điều này rất dễ đẩy các nhân viên vào bờ vực trầm cảm.
Tỷ lệ trầm cảm ở ngành nghề này là 6,7%, tương đương với những người trong ngành nghề dịch vụ tài chính.
>>>>>Xem thêm: Đừng nhầm lẫn giữa bạch tạng và bạch biến
Vậy làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm? Áp lực là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm. Vì thế, để có thể ngăn chặn trầm cảm một cách tốt nhất, chúng ta cần phải giảm thiểu căng thẳng trong công việc nhiều nhất có thể thông qua những bước sau:
- Tìm hiểu nguyên nhân: Bạn cần xác định rõ ràng nguyên nhân dẫn đến áp lực là do bạn, do công việc hay do một yếu tố thứ ba nào khác. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra hướng đi phù hợp để cải thiện tình hình.
- Vạch ra kế hoạch giảm căng thẳng phù hợp: Sau khi xác định nguyên nhân, bạn cần phải đưa ra những phương pháp khắc phục phù hợp. Chẳng hạn như nếu nguyên nhân là do bạn, bạn nên suy nghĩ đến việc thay đổi cách làm việc, hoặc nếu là do công việc, bạn nên cân nhắc việc thay đổi công việc khác phù hợp với khả năng của bạn hơn.
- Đặt ra các mục tiêu giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn: Cuối cùng, bạn nên đặt ra các mục tiêu có khả năng giúp bạn sống lạc quan hơn để giúp bản thân có thêm động lực cố gắng. Ví dụ như mỗi ngày sẽ dành chút thời gian để tập thiền cho tâm bình an, tập gym nâng cao sức khỏe lẫn tinh thần, ăn uống một cách dinh dưỡng và lành mạnh.
Bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ có những căng thẳng riêng, song nếu bạn đang làm một trong các công việc trong danh sách này thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sẽ cao hơn. Vì thế, hãy xây dựng lối sống lành mạnh để luôn đảm bảo sức khỏe làm việc và gặt hái nhiều thành công nhé!