Chủ động lên kế hoạch chuẩn bị cho việc mang thai sẽ giúp tăng cao cơ hội thụ tinh. Đừng quên áp dụng 10 điều mà Kenshin gợi ý dưới đây trước khi bạn muốn có em bé.
Bạn đang đọc: 10 điều nên làm nếu bạn có kế hoạch mang thai
Với những vấn đề hệ trọng như có con, các chị em nên có sự chuẩn bị chu đáo. Bởi điều này không những làm tăng khả năng thụ tinh mà còn đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ. Muốn vậy, bạn nên bỏ túi ngay 10 việc cần làm sau:
Nội Dung
- 1 1. Bắt đầu uống vitamin bổ sung dinh dưỡng – bước khởi đầu quan trọng trong kế hoạch mang thai
- 2 2. Ngừng sử dụng biện pháp tránh thai
- 3 3. Bỏ hút thuốc
- 4 4. Đi khám bác sĩ sản khoa
- 5 5. Lên kế hoạch làm xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm máu nếu dự định mang thai
- 6 6. Chế ngự các căn bệnh mãn tính
- 7 7. Uống thuốc một cách cẩn thận
- 8 8. Hạn chế dùng đồ uống có cồn
- 9 9. Kiểm soát cân nặng khi có kế hoạch mang thai
- 10 10. Ổn định tài chính
1. Bắt đầu uống vitamin bổ sung dinh dưỡng – bước khởi đầu quan trọng trong kế hoạch mang thai
Bổ sung dinh dưỡng là việc đầu tiên nên làm khi vạch ra kế hoạch mang thai. Có hai lý do để tất cả “bà mẹ tương lai’ thực hiện điều này ngay từ hôm nay. Thứ nhất, một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit folic, có vai trò rất quan trọng trong khoảng thời gian trước khi mang thai và những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu bạn chờ đợi cho đến khi mang thai mới uống vitamin bổ sung, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ khoảng thời gian bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất cho chính mình. Thứ hai, bạn không thể biết chính xác thời điểm khi nào bạn mang thai. Vì vậy để có một thai kỳ khỏe mạnh và được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tốt nhất bạn nên ngay viên uống bổ sung vitamin khi có ý định mang thai.
2. Ngừng sử dụng biện pháp tránh thai
Nhìn chung, các biện pháp tránh thai sẽ không gây những ảnh hưởng tiêu cực nào đến quá trình thụ thai của bạn. Tuy nhiên mỗi biện pháp tránh thai khác nhau sẽ cần thời gian để chức năng sinh sản hoạt động lại bình thường. Một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như sau khi ngừng tiêm thuốc ngừa thai Depo‐Provera, có thể dẫn đến thụ thai chậm trễ kéo dài đến vài tháng hoặc lâu hơn.
3. Bỏ hút thuốc
Hút thuốc khi mang thai có thể tăng cao nguy cơ sẩy thai và có thể khiến người mẹ mắc phải một loạt những biến chứng thường gặp trong thai kỳ. Bạn sẽ không thể biết được thời điểm mang thai chính xác, vậy nên tốt nhất hãy bỏ thuốc lá ngay khi bạn chuẩn bị có con.
4. Đi khám bác sĩ sản khoa
Chọn phòng khám có thể chăm sóc bạn trước, trong và sau khi sinh là một quyết định vô cùng quan trọng. Trước khi mang thai, bạn nên đi khám bác sĩ sản khoa để có thể được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về tình trạng sức khỏe và khả năng thụ thai của chính bạn. Nếu bạn vẫn chưa tìm được một địa điểm đáng tin cậy, tốt nhất hãy hẹn gặp các bác sĩ tại nhiều phòng khám khác nhau và lựa chọn cho mình bác sĩ phù hợp nhất.
5. Lên kế hoạch làm xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm máu nếu dự định mang thai
Xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp bạn và bạn đời phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn trong gen di truyền của cả hai. Đôi khi những khiếm khuyết trong gen di truyền của cả hai vợ chồng bạn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé tương lai. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ để có thể được tư vấn và chọn lựa xét nghiệm phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của chính mình.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để xem bạn có miễn dịch với bệnh Rubella hay không. Nếu không, bạn sẽ được tiêm ngừa vắc xin Rubella. Ngoài ra, nếu không tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong vòng 5 năm qua, hãy tiêm ngay vắc xin tổng hợp giúp phòng ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà. Tiêm vắc xin tổng hợp trước khi mang thai có thể giúp làm giảm nguy cơ lây truyền các căn bệnh khủng khiếp này khi bé được sinh ra.
6. Chế ngự các căn bệnh mãn tính
Nếu bạn mắc phải một căn bệnh mãn tính – chẳng hạn như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lupus, hen suyễn, bệnh tuyến giáp, động kinh hoặc bất kỳ chứng rối loạn tâm thần nào – bạn cần phải cố gắng hết sức để chế ngự căn bệnh thật tốt trước khi mang thai. Hãy đi khám bác sĩ hoặc các chuyên gia và cho họ biết rằng bạn đang có kế hoạch mang thai để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất có thể.
7. Uống thuốc một cách cẩn thận
Nếu bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nhằm đảm bảo các thuốc này an toàn để sử dụng trước và trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất bạn nên tránh uống thuốc mà không có toa thuốc của bác sĩ trong giai đoạn quan trọng này.
8. Hạn chế dùng đồ uống có cồn
Trong thời gian chuẩn bị mang thai, thỉnh thoảng bạn vẫn có thể dùng vài ly rượu xã giao trong thời gian này. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn vẫn nên tránh xa đồ uống có cồn bởi bạn không thể biết thời điểm chính xác mà bạn thụ thai.
9. Kiểm soát cân nặng khi có kế hoạch mang thai
Tìm hiểu thêm: Cho con bú ăn sushi được không? Cách ăn sushi an toàn khi cho con bú
>>>>>Xem thêm: Cách chọn bông tẩy trang thông minh không gây hại da
Nếu người mẹ bị béo phì trong lúc mang thai thì nguy cơ mắc phải các biến chứng khi mang thai, như tiểu đường, tăng huyết áp trong thai kỳ cùng nguy cơ sinh mổ, sẩy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi sẽ tăng cao. Nếu bạn đang bị béo phì, hãy trì hoãn ý định sinh con cho đến khi bạn đạt được thể trọng hợp lý và thích hợp để mang thai.
10. Ổn định tài chính
Chăm sóc thai phụ và sinh con là một việc rất tốn kém, kể cả đối với các trường hợp có bảo hiểm thai sản. Bạn sẽ phải chi trả rất nhiều để chăm sóc sức khỏe cho giai đoạn mang thai, cho ngày chuyển dạ, chăm sóc hậu sản và cả một thời gian dài nuôi con sau này. Do vậy bạn cần bàn bạc với chồng và gia đình về chi phí phải chuẩn bị để chăm sóc tốt cho mẹ và bé.