Nhiều người trong chúng ta đang có những hiểu biết chưa chính xác về HIV cũng như con đường lây lan của nó, dẫn đến số lượng người nhiễm bệnh ngày càng nhiều. Vậy đâu mới là sự thật về HIV? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời về vấn đề này.
Bạn đang đọc: 10 sự thật về HIV không phải ai cũng biết: Tìm hiểu ngay để tự phòng tránh
HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, lo sợ. Thay vì cứ mãi sợ hãi trốn tránh, hay có thái độ kỳ thị với người mắc bệnh, tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh mới là điều quan trọng lúc này. Kenshin.vn sẽ tiết lộ cho bạn 10 sự thật về HIV không phải ai cũng biết để bạn tự phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.
Nội Dung
- 1 1. Bạn có thể bị nhiễm HIV nếu ở gần những người đã bị nhiễm HIV?
- 2 2. Bạn có thể bị nhiễm HIV nếu bị muỗi chích?
- 3 3. Rất dễ nhận biết một người bị nhiễm HIV/AIDS?
- 4 4. HIV sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS và người mắc bệnh sẽ sớm qua đời?
- 5 5. Không cần quá lo lắng vì HIV chỉ ảnh hưởng đến người đồng tính, gái mại dâm và người tiêm chích ma túy?
- 6 6. Tác dụng của thuốc điều trị HIV rất mạnh nên bạn có thể dừng uống sau trong một thời gian điều trị?
- 7 7. Bạn không thể bị nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục bằng miệng?
- 8 8. Chỉ có những người ở tầng lớp hạ lưu, thấp kém mới bị nhiễm virus HIV?
- 9 9. Chỉ có quan hệ tình dục mới bị lây nhiễm HIV?
- 10 10. Đứa trẻ trong bụng người mẹ dương tính với virus HIV cũng sẽ mắc bệnh?
1. Bạn có thể bị nhiễm HIV nếu ở gần những người đã bị nhiễm HIV?
HIV chỉ có thể lây truyền qua 3 con đường cơ bản là:
- Đường máu (dùng chung kim tiêm…)
- Truyền từ mẹ sang con
- Tình dục không an toàn.
Do đó, virus HIV sẽ không thể lây lan qua những đụng chạm ngoài da, thông qua mồ hôi, nước mắt, nước tiểu hay thậm chí là nước bọt như nhiều người vẫn lầm tưởng. Bạn không thể bị nhiễm HIV khi:
- Hít thở chung một bầu không khí với người bị nhiễm HIV
- Ôm hôn hay bắt tay với người bị HIV (trừ trường hợp hôn sâu với người bị chảy máu răng hay có vết xước ở miệng)
- Chạm vào bồn cầu hoặc tay nắm cửa sau khi người bị nhiễm HIV chạm vào
- Chia sẻ đồ ăn với người bị HIV.
Chính vì những hiểu biết lệch lạc này mà có không ít người tỏ ra kỳ thị với người bị nhiễm HIV. Hy vọng nếu bạn là người đã hiểu rõ thông tin này thì đừng nên có thái độ khiếm nhã, miệt thị và xa lánh người nhiễm bệnh.
2. Bạn có thể bị nhiễm HIV nếu bị muỗi chích?
Điều này là hoàn toàn sai. Bạn không thể nhiễm HIV khi bị muỗi chích. Nếu muỗi đốt một người dương tính với virus HIV và sau đó đốt một người khỏe mạnh, thì virus HIV không thể lan truyền vì muỗi không truyền máu vào người bạn. Tuy nhiên, nếu bạn giết một con muỗi đã đốt một người bị HIV và máu dính vào vết thương hở, thì khi đó, nguy cơ máu nhiễm virus sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn và gây bệnh là rất cao.
3. Rất dễ nhận biết một người bị nhiễm HIV/AIDS?
Câu trả lời là không, vì những triệu chứng của HIV/AIDS khác nhau ở mỗi người. Trong hầu hết các trường hợp, sau khi bị nhiễm virus HIV, người bệnh sẽ chỉ có các triệu chứng như cảm cúm bình thường và sau đó không còn các triệu chứng này nữa. Tình trạng này sẽ tiềm ẩn lâu dài với những người bị HIV không được phát hiện sớm. Do đó, nếu bản thân bạn có những biểu hiện lạ và là người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, việc làm xét nghiệm HIV là điều rất quan trọng.
4. HIV sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS và người mắc bệnh sẽ sớm qua đời?
HIV chỉ chuyển biến thành AIDS khi bạn không được điều trị bệnh. Điều trị bằng thuốc kháng virus sao chép ngược (Antiretroviral-ARV) có thể ngăn chặn quá trình chuyển biến HIV thành AIDS và tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm qua nhiều năm. Nếu kiên trì dùng thuốc, người bệnh sẽ không xuất hiện các biến chứng liên quan đến AIDS. Vậy nên, việc uống thuốc thường xuyên là cần thiết nếu bạn đang phải chống chọi với căn bệnh thế kỷ này.
5. Không cần quá lo lắng vì HIV chỉ ảnh hưởng đến người đồng tính, gái mại dâm và người tiêm chích ma túy?
Rất nhiều người nghĩ rằng virus HIV chỉ xuất hiện ở người quan hệ tình dục đồng tính, gái mại dâm hay người tiêm chích ma túy. Mặc dù những người thuộc nhóm này có nguy cơ cao bị nhiễm HIV nhưng bất kỳ ai cũng có thể nhiễm virus, không riêng gì họ. Một người khỏe mạnh vẫn có thể bị nhiễm virus do quá trình truyền phải máu mang mầm bệnh. Do đó, bạn cần phải hết sức thận trọng và đừng chủ quan nhé.
6. Tác dụng của thuốc điều trị HIV rất mạnh nên bạn có thể dừng uống sau trong một thời gian điều trị?
Vì các loại thuốc điều trị HIV có tác dụng khá mạnh nên đôi khi khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên dừng uống thuốc mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Sử dụng thuốc một cách bất hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi để virus tấn công trở lại cơ thể của bạn. Tất cả những gì bạn có thể làm đó là nói chuyện với bác sĩ về các phản ứng phụ và đề xuất mong muốn đổi sang một loại thuốc khác, nếu có thể.
7. Bạn không thể bị nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục bằng miệng?
Trong khi việc lây nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục bằng đường miệng là rất khó xảy ra so với việc quan hệ qua âm đạo hay hậu môn, nhưng bạn không thể loại trừ hoàn toàn khả năng lây nhiễm virus HIV qua con đường này nếu bạn có một vết xước ở miệng hay bị chảy máu răng.
8. Chỉ có những người ở tầng lớp hạ lưu, thấp kém mới bị nhiễm virus HIV?
HIV không phân biệt giai cấp hay địa vị xã hội nào cả. Ai cũng có thể bị nhiễm virus HIV.
9. Chỉ có quan hệ tình dục mới bị lây nhiễm HIV?
Như đã nói, virus HIV còn có thể lây lan qua những con đường khác ngoài quan hệ tình dục, là dùng chung bơm kim tiêm không vệ sinh ở những người xăm mình hay thậm chí là quá trình truyền máu trong bệnh viện. Người mẹ nhiễm HIV cho con bú cũng có thể vô tình lây truyền virus sang đứa bé.
10. Đứa trẻ trong bụng người mẹ dương tính với virus HIV cũng sẽ mắc bệnh?
Nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con sẽ được giảm thiểu nếu người mẹ được phát hiện sớm. Một số chuyên gia chỉ ra rằng, người mẹ dương tính với virus HIV thì không nên cho con bú. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO, người mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú khi đang điều trị bằng bằng thuốc Antiretroviral.
Nếu đã từng có những lầm tưởng về căn bệnh HIV thì đã đến lúc bạn cần thay đổi nhận thức về nó rồi đấy. Tìm hiểu sự thật về HIV trước khi quá muộn bạn nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chia sẻ thông tin này với người thân và gia đình của mình để cùng phòng tránh bệnh.
>>>>>Xem thêm: Quên uống thuốc ngừa thai – phải làm sao?