Khám tuyến giáp thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện được các diễn biến bất thường như hình dạng, kích thức khối u… để có sự can thiệp y tế kịp thời.
Bạn đang đọc: 11 bước khám tuyến giáp thường được nhiều bác sĩ áp dụng
Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ và sản xuất hormone nội tiết vào máu để hỗ trợ chức năng hoạt động của các bộ phận khác. Dù là bộ phận rất nhỏ trong hệ nội tiết nhưng tuyến giáp giữ vai trò khá quan trọng. Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone sẽ khiến bạn mắc bệnh cường giáp. Ngược lại, tuyến giáp tiết ít hormone sẽ gây ra bệnh suy giáp.
Nội Dung
- 1 11 bước khám tuyến giáp thường được nhiều bác sĩ áp dụng
- 1.1 Bước 1: Khởi đầu
- 1.2 Bước 2: Quan sát trực quan
- 1.3 Bước 3: Kiểm tra các bộ phận khác
- 1.4 Bước 4: Kiểm tra nhịp tim
- 1.5 Bước 5: Kiểm tra cổ tổng thể
- 1.6 Bước 6: Kiểm tra hoạt động nuốt
- 1.7 Bước 7: Kiểm tra từ phía sau
- 1.8 Bước 8: Kiếm tra chiều dài tuyến giáp
- 1.9 Bước 9: Kiểm tra mắt và hạch bạch huyết
- 1.10 Bước 10: Kiểm tra lưu lượng máu
- 1.11 Bước 11: Tổng hợp và trả kết quả
- 2 Có nên khám tuyến giáp tại nhà không?
- 3 Khám tuyến giáp ở đâu?
11 bước khám tuyến giáp thường được nhiều bác sĩ áp dụng
Chúng ta nên thường xuyên theo dõi sức khỏe tuyến giáp để phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị như suy giáp, cường giáp, bướu tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp… Thông thường, khi khám tuyến giáp, bác sĩ sẽ thực hiện trình tự 11 bước sau đây:
Bước 1: Khởi đầu
Thăm hỏi bệnh sử của bệnh nhân xem họ đã từng mắc bệnh tuyến giáp nào chưa. Sau đó, bác sĩ rửa tay và bắt đầu tiếp xúc vào vùng cổ của bệnh nhân.
Bước 2: Quan sát trực quan
Theo dõi những diễn biến ban đầu của bệnh nhân trong quá trình thăm khám như tình trạng da và tóc, giọng nói có gì bất thường hay không, quá trình nuốt nước bọt có bình thường không và bệnh nhân có bị vã mồ hôi hay không?
Bước 3: Kiểm tra các bộ phận khác
Tuyến giáp bị rối loạn chức năng hoạt động có thể gây ra nhiều vấn đề ở các bộ phận khác. Vì thế, khi khám tuyến giáp, bác sĩ cũng sẽ đồng thời kiểm trả khả năng hoạt động của nhiều bộ phận cơ thể. Trước tiên, bác sĩ sẽ bắt đầu với bàn tay.
Bạn được ngồi trên một chiếc ghế tựa lưng, giơ 2 tay song song trước mặt, lòng bàn tay úp rồi đặt 1 tờ giấy nằm ngang trên 2 bàn tay đang úp để kiểm tra xem bàn tay có đổ mồ hôi hoặc run rẩy bất thường hay không.
Móng tay của bạn cũng sẽ được quan sát để xem bạn có mắc phải hội chứng phù niêm xương chày hay không. Đây là một hội chứng rất hiếm gặp, thường chỉ xảy ra ở những người bị biến chứng do bệnh ở tuyến giáp.
Bước 4: Kiểm tra nhịp tim
Bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp thường có nhịp tim đập nhanh bất thường hoặc đánh trống ngực thường xuyên.
Bước 5: Kiểm tra cổ tổng thể
Ở bước này, bác sĩ sẽ quan sát tổng thể đầu, cổ của bệnh nhân nhưng đặc biệt chú ý đến khu vực tuyến giáp. Bác sĩ thường nhìn bao quát từ phía trước và phía trên để tìm kiếm sự bất thường nào ở khu vực này như vết sưng, kích thước khác biệt…
Bước 6: Kiểm tra hoạt động nuốt
Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một ly nước rồi quan sát khi bạn uống và nuốt nước vào trong. Sự chuyển động của tuyến giáp sẽ giúp bác sĩ tìm ra nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bước 7: Kiểm tra từ phía sau
Bước này có thể khiến bạn bị đau nên bác sĩ thường sẽ báo cho bạn biết họ sẽ làm những gì từ phía sau để bạn không cảm thấy bất ngờ. Để bắt đầu, bác sĩ dùng 2 bàn tay ôm trọn vòng cổ của bạn rồi thực hiện tiếp vài thao tác chuyên môn để khám tuyến giáp.
Bước 8: Kiếm tra chiều dài tuyến giáp
Ở bước này, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác để xác định chiều dài của cả 2 thùy tuyến giáp. Nếu tuyến giáp bệnh nhân có khối u, bác sĩ sẽ kiểm tra trực quan hình dạng và trạng thái của khối u đó xem chúng cứng hay mềm, có di chuyển hay không.
Bước 9: Kiểm tra mắt và hạch bạch huyết
Tìm hiểu thêm: Điểm danh top 10+ siêu thực phẩm tốt cho tim mạch
Bước này vẫn được thực hiện từ phía sau cổ bệnh nhân. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra hoạt động của các hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp. Sau đó, bác sĩ di chuyển về phía trước để nhìn vào mắt xem bệnh nhân có đang mắc hội chứng mắt lồi hay không. Mắt lồi là một dấu hiệu khác của bệnh cường giáp.
Bước 10: Kiểm tra lưu lượng máu
Đây là bước kiểm tra cuối cùng khi khám tuyến giáp. Người mắc bệnh cường giáp có lưu lượng máu tăng cao hơn bình thường.
Bước 11: Tổng hợp và trả kết quả
Ở bước này, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết những bất thường, nguy cơ mắc phải bệnh tuyến giáp của bạn và hướng dẫn bạn cách chăm sóc tuyến giáp ra sao. Nếu bạn mắc bệnh tuyến giáp, bác sĩ cũng sẽ thông báo mức độ nghiêm trọng của căn bệnh bạn đang mắc phải và đưa ra những lựa chọn điều trị phù hợp.
Có nên khám tuyến giáp tại nhà không?
Dù bạn có thể nhìn thấy hình dạng tuyến giáp của mình khi soi gương hoặc sờ được tuyến giáp khi chạm tay vào cổ nhưng bạn hoàn toàn không nên tự khám tuyến giáp tại nhà.
Việc thăm khám tuyến giáp phải do bác sĩ có kinh nghiệm và kiến thức y khoa thực hiện để nắm bắt chính xác những bất thường trong tuyến giáp. Người không có kiến thức y tế sẽ không thể có được chẩn đoán chính xác khi khám tuyến giáp tại nhà.
Hơn nữa, khi được bác sĩ chuyên khoa khám tuyến giáp, bạn có thể được yêu cầu làm thêm một số thủ tục xét nghiệm sau đó để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến những bất thường ở tuyến giáp (nếu có). Nếu thực hiện việc này tại nhà, bạn không có đủ máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu đó.
Khám tuyến giáp ở đâu?
>>>>>Xem thêm: Hoang tưởng, tâm thần phân liệt và những điều bạn cần biết
Tại TP. HCM, bạn có thể khám tuyến giáp tại một trong những bệnh viện sau:
Bệnh viện Ung bướu
Địa chỉ: 3 Nơ Trang Long, P. 7, Q. Bình Thạnh.
Thời gian làm việc: 6h30-16h30 từ thứ 2 đến Chủ nhật.
Bệnh viện Đại học Y dược
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P. 11, Q. 5
Thời gian làm việc: 6h30-16h30 từ thứ 2 đến thứ 6; 6h30-12h00 thứ 7.
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, P. 7, Q. Bình Thạnh.
Thời gian làm việc: 7h00-11h30 và 13h00-16h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật.
Bệnh viện Nhân dân 115
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, P. 12, Q. 10.
Thời gian làm việc: 8h00-17h00 từ thứ 2 đến thứ 6.
Nếu đang sinh sống tại Hà Nội hoặc các tỉnh thành phía Bắc, bạn có thể khám tuyến giáp ở một trong những bệnh viện sau:
Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Địa chỉ cơ sở 1: Ngõ 215 Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì.
Địa chỉ cơ sở 2: Số 80 ngõ 82 Yên Lãng, Đống Đa.
Thời gian làm việc: 6h00-17h00 từ thứ 2 đến thứ 6.
Bệnh viện K Hà Nội
Địa chỉ cơ sở 1: 43 Quán Sư, P. Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm.
Địa chỉ cơ sở 2: Tựu Liệt, P. Tam Hiệp, Q. Thanh Trì.
Địa chỉ cơ sở 3: 30 Cầu Bươu, P. Tân Triều, Q. Thanh Trì.
Thời gian làm việc: 8h00-17h00 từ thứ 2 đến thứ 6.
Bệnh viện Thanh Nhàn
Địa chỉ: 42 Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng.
Thời gian làm việc: 8h00-17h00 từ thứ 2 đến thứ 6.
Trương Phương Đài / Kenshin.vn