Trẻ em cũng có thể phát triển các tình trạng sức khỏe tâm thần giống như người lớn, nhưng các triệu chứng của trẻ có thể khác nhau. Để có thể kịp thời can thiệp, điều trị thì việc nhận biết dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em là rất quan trọng.
Bạn đang đọc: 12 dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em: Cha mẹ cần cảnh giác ngay hôm nay
Trong bài viết dưới đây, Kenshin.vn mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này!
Nội Dung
- 1 Rối loạn tâm thần ở trẻ em là gì?
- 2 12 dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em
- 2.1 1. Thay đổi tâm trạng
- 2.2 2. Bé có cảm xúc rất mạnh mẽ
- 2.3 3. Dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em: Thay đổi hành vi
- 2.4 4. Gặp vấn đề về khả năng tập trung
- 2.5 Đọc thêm
- 2.6 5. Giảm cân bất thường
- 2.7 6. Đau nhức không lý do
- 2.8 7. Dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em: Tự làm hại bản thân
- 2.9 Đọc thêm
- 2.10 8. Có xu hướng lạm dụng chất kích thích
- 2.11 9. Mệt mỏi, uể oải
- 2.12 Đọc thêm
- 2.13 10. Ám ảnh hoặc thờ ơ với ngoại hình
- 2.14 11. Khó ngủ là một dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em
- 2.15 12. Hạn chế tương tác xã hội
Rối loạn tâm thần ở trẻ em là gì?
Bệnh tâm thần ở trẻ em hay còn gọi là rối loạn tâm thần ở trẻ, là một tình trạng sức khỏe mà khi đó, trẻ có những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Tình trạng này có thể dẫn đến những nỗi phiền muộn cùng các vấn đề trong quá trình tương tác với gia đình, bạn bè hay trong các hoạt động ở trường học, xã hội.
Rối loạn tâm thần ở trẻ em có thể gây ra những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và cần được điều trị kịp thời.
12 dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em
1. Thay đổi tâm trạng
Nếu bạn nhận thấy trẻ có vẻ buồn, thu mình lại, và tình trạng này kéo dài hơn ít nhất 2 tuần, thì rất có thể đây là dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em. Sự thay đổi tâm trạng thất thường của bé có thể dẫn đến các vấn đềrắc rối cả ở nhà lẫn ở trường.
2. Bé có cảm xúc rất mạnh mẽ
Khi trẻ đột nhiên có những cảm xúc rất mạnh mẽ, và dường như những cảm xúc này không xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào, hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu trẻ mắc rối loạn tâm thần.
Những cảm xúc mạnh mẽ này được đặc trưng bởi nỗi sợ hãi hoặc lo lắng dữ dội, làm gián đoạn các hoạt động bình thường hàng ngày, và có thể đi kèm với nhịp tim nhanh hoặc thở nhanh.
3. Dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em: Thay đổi hành vi
Một trong những dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em là sự thay đổi bất ngờ trong hành vi. Điển hình nhất là khi trẻ đột nhiên có hành vi bạo lực hoặc hành động nguy hiểm, chẳng hạn như đánh nhau, leo trèo dù không cần thiết, sử dụng hung khí hoặc có ý định làm tổn thương người khác.
4. Gặp vấn đề về khả năng tập trung
Trẻ có vấn đề về tâm thần thường không thể ngồi yên cũng như khó có thể tập trung vào một việc nào đó. Điều này dẫn đến sự suy giảm thành tích học tập hoặc thành tích của một môn thể thao mà bé từng rất giỏi.
Đọc thêm
Rối loạn tâm lý ở trẻ em, bố mẹ đừng xem thường!
5. Giảm cân bất thường
Khi sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng, trẻ em thường gặp phải tình trạng rối loạn ăn uống. Các bé có thể bỏ ăn, ăn ít đi… dẫn đến tình trạng sụt cân bất thường.
Bên cạnh đó, trẻ có các vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần cũng có nguy cơ thường xuyên nôn mửa dù không do bất kỳ nguyên nhân nào. Điều này cũng khiến trẻ bị giảm cân.
6. Đau nhức không lý do
Tìm hiểu thêm: Tiết lộ 5 lợi ích thần kỳ từ việc rửa mặt bằng giấm táo
Đối với một số trẻ bị rối loạn tâm thần, bé có thể cảm thấy nhức đầu, đau bụng… nhưng không rõ nguyên nhân vì sao. Những trẻ này có xu hướng bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất hơn so với các triệu chứng về cảm xúc.
7. Dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em: Tự làm hại bản thân
Không ít trường hợp trẻ tự làm hại bản thân bằng cách đập đầu vào tường, rạch tay, cào cấu cổ tay, dùng thuốc quá liều… Những biểu hiện này chính là dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Những bé bị rối loạn tâm thần rất dễ “nuôi dưỡng” ý nghĩ tự tử, và cần được can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
Đọc thêm
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ – Cảnh báo với các dấu hiệu dễ nhận biết
8. Có xu hướng lạm dụng chất kích thích
Trẻ mắc bệnh về tâm lý tâm thần còn có thể có xu hướng lạm dụng thức uống có cồn và sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích như thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy, bóng cười… Đây là một hình thức mà trẻ tìm đến nhằm mục đích “đối phó” với những áp lực trong cuộc sống vì khi sử dụng các chất kích thích trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu, sảng khoái.
9. Mệt mỏi, uể oải
Tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ em cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, khiến bé mất năng lượng, mệt mỏi, uể oải, không có đủ động lực để thực hiện các hoạt động hàng ngày hay theo đuổi những sở thích trước đây nữa.
Do đó, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ trông mệt mỏi liên tục nhiều tuần, đây có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo con đang gặp vấn đề với sức khỏe tâm thần.
Đọc thêm
14 dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em ba mẹ cần cảnh giác!
10. Ám ảnh hoặc thờ ơ với ngoại hình
Việc quá chú ý đến ngoại hình, vóc dáng, chiều cao hoặc cân nặng… vừa là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy lo lắng, áp lực, vừa là một dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em mà bạn cần chú ý.
Ở thái cực ngược lại, trẻ bị rối loạn sức khỏe tâm thần cũng có thể bỏ bê việc chăm sóc ngoại hình, cân nặng, không còn thiết tha làm đẹp và chăm sóc bản thân.
11. Khó ngủ là một dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Thai nhi 13 tuần kích thước bao nhiêu, cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào?
Nếu cha mẹ phát hiện thấy trẻ thường xuyên khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, thức dậy sớm hơn bình thường rất có thể là bé đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Ngược lại, những trẻ ngủ quá nhiều cũng có thể đang có vấn đề với tình trạng sức khỏe này. Việc ngủ quá nhiều, quá thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang muốn né tránh một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải lưu ý đến dấu hiệu rối loạn tâm thần nếu bé thường xuyên gặp ác mộng, khóc lóc, vùng dậy la hét trong khi ngủ.
12. Hạn chế tương tác xã hội
Dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em cuối cùng mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm là trẻ dần xa lánh gia đình, bạn bè, thầy cô và các tương tác xã hội khác. Khi bé có biểu hiện không hòa nhập, hãy tìm cách trò chuyện với bé hoặc liên hệ với bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý để nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Nếu cha mẹ nhận được những phản ánh từ giáo viên – bạn bè ở trường học, hàng xóm… về các hành vi bất thường của trẻ như đánh nhau, bắt nạt người khác… thì rất có thể bé đang gặp phải những áp lực ảnh hưởng đến tâm lý, cần được can thiệp sớm.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ 12 dấu hiệu rối loạn tâm thần ở trẻ em, từ đó có hướng xử lý phù hợp.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt khám ngay tại: Phòng khám chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa – Đặt lịch hẹn khám với ThS.BS Nội trú Nguyễn Thị Anh Thoa