12 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo và hướng dẫn cách sử dụng

12 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo và hướng dẫn cách sử dụng

12 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo và hướng dẫn cách sử dụng

Dầu hoa anh thảo – Evening primrose oil (thường được mọi người gọi là tinh dầu hoa anh thảo, viết tắt EPO) được bán dưới dạng viên nang rất nhiều. Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo không chỉ tốt cho xương, da và tóc mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chung. 

Bạn đang đọc: 12 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo và hướng dẫn cách sử dụng

Hoa anh thảo có tên khoa học là Oenothera biennis. Ngày nay, tuy không còn xa lạ với mọi người nhưng viên uống hoa anh thảo có tác dụng gì không phải là điều mà ai cũng biết. Vậy tinh dầu hoa anh thảo hay viên uống hoa anh thảo có tác dụng gì? 

Tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì? 12 công dụng bạn nên biết

Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo được biết đến nhiều trong lĩnh vực làm đẹp, điều hoà nội tiết tố, sinh lý sức khoẻ, cụ thể như sau:

1. Viên uống hoa anh thảo có tác dụng gì? Cung cấp axit béo thiết yếu cho cơ thể

Dầu hoa anh thảo là nguồn giàu axit linoleic (LA) và axit gamma-linoleic (GLA). Cả LA và GLA đều là axit béo omega-6 có tác dụng quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng tế bào, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể

Phần lớn các nghiên cứu về axit linoleic cho thấy hiệu quả chống viêm và phòng ngừa các bệnh chuyển hóa.

2. Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo với bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường lâu năm rất hay gặp biến chứng bệnh thần kinh ngoại vi. Triệu chứng cụ thể là tê, ngứa ran, đau, rát hoặc mất cảm giác ở chân. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng giảm biến chứng của tiểu đường là một phần công dụng của tinh đầu hoa anh thảo. 

12 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo và hướng dẫn cách sử dụng

3. Tác dụng của hoa anh thảo với các triệu chứng tiền mãn kinh

Một tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo khác là giúp giảm tình trạng bốc hỏa trong hội chứng tiền mãn kinh bằng cách cung cấp lượng axit béo cần thiết. Lượng axit này sẽ hỗ trợ sự duy trì hoạt động của chức năng nội tiết tố tổng thể.

4. Công dụng của tinh dầu hoa anh thảo với hội chứng tiền kinh nguyệt

12 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo và hướng dẫn cách sử dụng

Trong suốt thời kỳ tiền kinh nguyệt, phụ nữ thường phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu gồm:

  • Đau ngực khi chạm vào
  • Chướng bụng
  • Ứ nước
  • Nổi mụn
  • Trầm cảm
  • Cáu kỉnh
  • Suy nghĩ mơ hồ
  • Đau đầu.

Một số nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu này có dấu hiệu giảm dần sau khi họ sử dụng tinh dầu anh thảo mỗi ngày.

Dù chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học để chứng minh tác dụng của viên uống dầu hoa anh thảo trong việc làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, nhưng chúng không gây tác dụng phụ nên bạn có thể yên tâm sử dụng như một biện pháp hỗ trợ.

5. Viên uống hoa anh thảo có tác dụng gì? Giảm triệu chứng Raynaud

Đây là tình trạng máu được cung cấp đến các ngón tay, ngón chân, đầu mũi và tai bị giảm đi do mao mạch co thắt; thường gặp khi lạnh hoặc stress. Theo thời gian, những điểm này bị nhợt nhạt, da chuyển sang xanh tím; thậm chí đau nhức và loét kéo dài hơn, da tại các vị trí này có thể hoại tử.

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng Raynaud nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định.

6. Tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì đối với mẹ bầu?

Tìm hiểu thêm: 9 lợi ích và 5 tác dụng phụ của mít mẹ bầu nên biết

12 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo và hướng dẫn cách sử dụng

Dầu anh thảo từng được sử dụng để giúp làm mềm cổ tử cung, đẩy nhanh quá trình chuyển dạ do có chứa omega-6.

Tuy nhiên, nhiều tài liệu khuyến cáo mẹ bầu không nên tự ý sử dụng dầu hoa anh thảo hay viên uống dầu hoa anh thảo vì vẫn có thể xảy ra các biến chứng thai kỳ.

7. Công dụng dầu hoa anh thảo trong trị mụn trứng cá

Sự mất cân bằng hormone có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Điều này đặc biệt dễ nhận thấy đối với phái nữ bởi vì họ thường xuyên phải trải qua các giai đoạn biến đổi hormone, bao gồm chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mãn kinh.

Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo có thể hỗ trợ điều chỉnh mức hormone trong cơ thể cũng như cải thiện tình trạng mụn trứng cá. Các axit béo cũng góp phần tăng cường độ đàn hồi của da.

Để đạt được tác dụng của dầu anh thảo để điều trị mụn trứng cá tối đa, bạn có thể dùng viên uống dầu hoa anh thảo mỗi ngày, giống như uống dầu cá. Ngoài ra, thoa dầu trực tiếp lên da mặt và thư giãn trong vài phút cũng là cách sử dụng được nhiều người lựa chọn.

8. Viên uống hoa anh thảo hỗ trợ điều trị các bệnh về da

Công dụng của tinh dầu hoa anh thảo đối với làn da là giúp làm mềm da, cải thiện khô da, bong tróc da, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh về da như: viêm da dị ứng, vảy nến, eczema, chàm, mẩn ngứa, á sừng

9. Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo: Giảm đau và viêm trong cơ thể

Trong tinh dầu hoa anh thảo có chứa GLA (một dạng omega-6), có thể giúp giảm các triệu chứng của tình trạng viêm đã cho thấy lợi ích trong việc điều trị các bệnh mãn tính. Do đó, viên uống sẽ giúp làm giảm chứng viêm, sưng gây đau.

10. Tinh dầu hoa anh thảo giúp giảm cân

Viên uống hoa anh thảo có chứa nhiều hoạt chất đa dạng, rất tốt cho người thừa cân, béo phì. Một số tác giả của một nghiên cứu kết luận rằng việc bổ sung một dạng omega-6 khác – axit linoleic liên hợp (CLA) – có thể giúp giảm khối lượng chất béo ở người. Từ đó, làm giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.

11. Hoa anh thảo giúp giảm rụng tóc

Dầu hoa anh thảo có chứa GLA giúp kích thích tóc phát triển, có thể được dùng thay thế thuốc điều trị. Ngoài ra, tinh dầu hoa anh thảo còn chứa tiền chất axit arachidonic và nội tiết tố, giúp tóc bóng mượt, chắc khỏe. Bạn có thể thoa tinh dầu trực tiếp lên tóc hoặc pha với dầu gội và dùng.

12. Công dụng phòng ngừa loãng xương

Theo một số nghiên cứu, sử dụng tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với chế độ ăn giàu canxi sẽ làm tăng mật độ xương, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương.

Tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo

12 tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo và hướng dẫn cách sử dụng

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Cây bìm bịp là cây gì? Tác dụng của cây bìm bịp đối với sức khỏe

  • Thông thường, các tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo khá an toàn khi sử dụng trong liều lượng khuyến cáo là từ 2–8g mỗi ngày.
  • Các tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo thường ở mức nhẹ và hiếm khi xảy ra như buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, đau đầu.
  • Khi bạn dùng thuốc ở liều cao, bạn có thể gặp tình trạng đau dạ dày và bài tiết ra phân lỏng.

Lưu ý

  • Nếu bạn đang dùng một loại thuốc như chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, phenothiazin, lopinavir và ritonavir, lovastatin hoặc thuốc chống viêm (như corticosteroids) và thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm, người bệnh ung thư nhạy cảm với hormone, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú ), bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu anh thảo.
  • Nếu bạn dễ bị động kinh (co giật) hoặc tâm thần phân liệt, bạn không nên dùng loại dầu này vì nó có thể làm tăng nguy cơ co giật.

Nên uống tinh dầu hoa anh thảo vào lúc nào?

Để tác dụng của tình dầu hoa anh thảo đạt hiệu quả tối đa, bạn cần phải hiểu rõ nên uống tinh dầu hoa anh thảo vào lúc nào.

Bạn có thể tham khảo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất:

  • Đối với người lớn: 2 – 3 viên/ngày, 1 viên/lần, dùng sau khi ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với trẻ em từ 2-6 tuổi: 1 viên/ngày, dùng chung với sữa, nước hoa quả hoặc thức ăn.
  • Đối với trẻ em từ 6-12 tuổi: 1-2 viên/ngày, 1 viên/lần, uống sau khi ăn hoặc có thể dùng cùng với sữa, nước hoa quả hoặc thức ăn.
  • Đối với nữ giới mắc hội chứng tiền kinh nguyệt: Uống 2 viên/ngày, trước kỳ kinh nguyệt thì tăng lên 3 viên/ngày và giữ mức 3 viên/ngày trong vòng 3-4 ngày của chu kỳ kinh, sau đó bạn có thể giảm liều lượng trở về 2 viên/ngày như bình thường.

Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo Blackmore, Úc, Hàn Quốc,… đều tương đồng nhau. Bạn có thể chọn mua sản phẩm theo khả năng kinh tế và nhu cầu của bản thân.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì. Mặc dù rất có lợi cho sức khỏe nhưng trước khi sử dụng, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng để đảm bảo mình tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *