Chế độ dinh dưỡng trong thời gian cho con bú ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và chất lượng sữa. Hãy tham khảo 14 loại thực phẩm cần tránh khi cho con bú nhé!
Bạn đang đọc: 14 loại thực phẩm cần tránh khi cho con bú
Chế độ dinh dưỡng trong thời gian cho con bú không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Sau đây là 14 loại thực phẩm cần tránh khi cho con bú mà các mẹ bầu nên lưu ý.
Nội Dung
1. Cà phê
Tại sao cà phê lại đứng đầu danh sách các thực phẩm mẹ cần tránh? Nguyên nhân là do hàm lượng caffeine trong cà phê sẽ tích tụ lại trong sữa mẹ. Điều này cũng tương tự với trà, soda, thức uống năng lượng và một số loại thuốc có chứa caffeine.
Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh không thể bài tiết caffeine hiệu quả. Vì vậy, caffeine tích tụ trong cơ thể của bé gây ra sự kích thích, mất ngủ và khó chịu. Lượng caffeine cao có thể làm giảm lượng chất sắt trong sữa mẹ và làm giảm mức độ hemoglobin ở bé. Do đó giải pháp tốt nhất là cắt giảm cà phê.
2. Chocolate
Chocolate giàu chất theobromine, chất này có tác dụng tương tự như chất caffeine. Cách duy nhất để biết bạn có đang uống quá nhiều chất caffeine hay không là quan sát hành vi của bé.
Nếu một bà mẹ tiêu thụ hơn 750 mg caffeine hoặc theobromine mỗi ngày, bé có thể biểu hiện những hành vi thất thường và quấy khóc, bên cạnh những vấn đề về giấc ngủ. Vì vậy, hãy dừng ăn món này ngay nhé!
3. Trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt là nguồn vitamin C dồi dào, nhưng các thành phần có tính axit của chúng có thể gây khó chịu cho bụng trẻ nhỏ. Đường tiêu hóa chưa trưởng thành của con sẽ không thể hấp thu các thành phần này dẫn đến phát ban tã, quấy khóc, nôn ói.
Nếu bạn quyết định cho bé ăn các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, chanh và cam, hãy thay thế chúng bằng các thực phẩm giàu vitamin C khác như đu đủ, dứa, dâu tây hoặc xoài.
4. Bông cải xanh
Nếu bạn ăn bông cải xanh vào ngày hôm trước thì bé sẽ có những biểu hiện đầy hơi vào hôm sau. Các thức ăn có khả năng gây đầy hơi khác mà bạn cần tránh khi cho con bú là củ hành, súp lơ, cải bắp và dưa chuột.
5. Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Thủy ngân xuất hiện trong sữa nếu bạn ăn cá và các thực phẩm có chứa lượng thủy ngân cao. Mức thủy ngân cao trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của em bé. Phụ nữ cho con bú nên tránh ăn cá kiếm, cá mập, cá thu và cá biển vì chúng chứa nhiều thủy ngân. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cá (kể cả cá ngừ đóng hộp) với mức độ vừa phải và không quá 2 khẩu phần mỗi tuần.
6. Rượu
Rượu có thể ngấm vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé. Nếu bạn uống 1 hoặc 2 lần một tuần thì sẽ không gây hại đến bé. Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn sẽ rất nguy hiểm.
7. Đậu phộng
Nếu bị dị ứng đậu phộng, bạn hãy tránh ăn đậu phộng cho đến khi bé cai sữa. Các protein gây dị ứng trong đậu phộng có thể đi vào sữa mẹ và sau đó ảnh hưởng đến con khi bú. Bé có thể bị phát ban, thở khò khè hoặc dị ứng. Thậm chí chỉ một ít đậu phộng có thể dẫn đến các chất gây dị ứng truyền qua sữa mẹ từ 1–6 giờ.
Nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ mắc bệnh dị ứng đậu phộng suốt đời đối với trẻ em phơi nhiễm với đậu phộng ngay từ khi còn nhỏ ngày một tăng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh rằng tránh ăn đậu phộng trong khi cho con bú sữa có thể ngăn ngừa dị ứng đậu phộng ở trẻ sơ sinh.
8. Rau mùi tây và bạc hà
Mùi tây và bạc hà là 2 loại thảo mộc, nếu ăn với lượng lớn có thể làm giảm lượng sữa mẹ. Bất cứ khi nào bạn ăn các loại thảo mộc này, hãy theo dõi nguồn sữa bé đang bú để đảm bảo đủ nhu cầu của con.
Một số mẹ thường uống trà bạc hà khi muốn ngừng tiết sữa sau khi cai sữa cho con. Một loại thảo mộc khác là xô thơm cũng làm giảm lượng sữa mẹ.
9. Sữa và chế phẩm từ sữa
Tìm hiểu thêm: Chụp X quang tràn dịch màng phổi có giúp chẩn đoán bệnh?
>>>>>Xem thêm: Câu đằng – Công dụng dược lý từ loại thảo dược quý
Khi mẹ ăn các sản phẩm từ sữa hoặc uống sữa, các chất gây dị ứng có thể vào sữa mẹ và gây kích ứng cho bé. Nếu bạn quan sát thấy các triệu chứng như bé nôn mửa và đau bụng sau khi bạn sử dụng các sản phẩm từ sữa thì phải ngưng uống các các sản phẩm này một thời gian. Các triệu chứng khác bao gồm eczema, các vấn đề về da và giấc ngủ.
Trẻ em bị dị ứng bơ sữa thường cũng có dấu hiệu dị ứng đậu nành. Bạn hãy thay thế bằng thực phẩm sữa hữu cơ có hàm lượng chất béo cao; thịt, gia cầm không có kháng sinh, không chứa hormone tăng trưởng, hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.
10. Tỏi
Mùi tỏi có thể ảnh hưởng đến mùi của sữa mẹ. Một số em bé sẽ thích còn một số thì không. Nếu bạn thấy bé khó chịu trong khi đang bú, hãy kiểm tra xem tỏi có phải là lý do không. Con có thể nhăn mặt hoặc khóc nếu cảm thấy mùi hăng của tỏi.
11. Thức ăn cay
Các loại thực phẩm có vị cay có thể gây kích thích ở một số trẻ sơ sinh. Một chút tiêu có thể làm tổn thương đến bé. Vì thế, mẹ hãy giảm các gia vị trong thức ăn nếu bé không thoải mái với nó.
12. Lúa mì
Bệnh Celiac (không dung nạp gluten) là một vấn đề phổ biến dẫn đến đi ngoài ra máu, bụng nhạy cảm. Cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ lúa mì khỏi chế độ ăn uống. Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.
13. Bắp ngô
Bệnh dị ứng với ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Chúng gây khó chịu và phát ban cho các bé. Nếu bạn quan sát thấy con bị dị ứng với ngô, hãy loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống của gia đình bạn.
14. Trứng hoặc động vật có vỏ
Nếu có thành viên trong gia đình bị dị ứng với trứng và các động vật có vỏ như sò, tôm, cua, ốc, hãy tránh ăn các thực phẩm này trong giai đoạn cho bé bú sữa mẹ. Dị ứng trứng, chủ yếu là dị ứng với lòng trắng trứng thường phổ biến.
Trên đây là những loại thực phẩm cần tránh vì chúng có thể gây dị ứng mà các bà mẹ cho con bú cần lưu ý để bảo vệ bé tốt hơn.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mong bạn chú ý các loại thực phẩm cần tránh trên để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và bé nhé!