17 tuần

17 tuần

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Vào tuần đầu tiên của tháng thứ tư, bé có thể:

Bạn đang đọc: 17 tuần

  • Nâng đầu cao 90 độ khi nằm úp;
  • Cười thành tiếng;
  • Biết được tất cả các âm cơ bản của tiếng mẹ đẻ;
  • Nói những từ đơn giản như “mama” và “baba” nhưng không thật sự hiểu rõ nghĩa;
  • Dõi theo đồ vật ở cách xa 15 cm và đang di chuyển 180 độ từ bên này qua bên kia.
  • Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

    Để hỗ trợ bé, hãy khuyến khích bé tập nói bằng cách cho bé soi gương hoặc bắt chước biểu cảm và âm thanh bé phát ra. Bạn cũng có thể phản ứng lại khi bé phát ra âm thanh hoặc cố gắng nói gì đó để giúp bé nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ và hiểu rõ hơn về cách chúng ta giao tiếp.

    Sức khỏe và an toàn

    Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

    Mỗi bác sĩ sẽ có cách riêng để kiểm tra sức khỏe cho bé. Các bài kiểm tra thể chất tổng quát, cũng như số lượng và loại kỹ thuật đánh giá và thủ tục thực hiện cũng sẽ rất khác nhau. Nhưng bạn có thể dự liệu trước và tham khảo ý kiến bác sĩ về những vấn đề sau khi cho bé kiểm tra sức khỏe:

    • Hãy nói cho bác sĩ biết cách bạn và bé cùng với gia đình nên sinh hoạt như thế nào, về việc ăn uống, ngủ nghỉ, tình hình phát triển chung cũng như về cách chăm sóc trẻ nếu bạn dự định đi làm lại;
    • Bác sĩ sẽ đo cân nặng, chiều cao, vòng đầu của bé và xem xét lại tình hình bé từ khi mới sinh.

    Mẹ nên biết những gì?

    Nhiễm trùng tai

    Nhiễm trùng tai còn được gọi là viêm tai giữa cấp tính. Bệnh xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn và chất lỏng bị mắc kẹt phía sau màng nhĩ của bé. Nhiễm trùng sẽ gây sưng, đau và thường bị sốt. Nhiễm trùng tai rất phổ biến. Hơn một nửa số trẻ sơ sinh sẽ bị bệnh này trước khi được một tuổi.

    Triệu chứng của căn bệnh này bao gồm:

    • Biếng ăn. Vì bệnh nhiễm trùng tai có thể làm cho bé đau khi nhai và nuốt;
    • Co giật mạnh liên tục ở tai;
    • Sốt từ 38oC đến 40oC;
    • Tính tình thay đổi đột ngột, kèm theo đó là cảm lạnh. Áp suất trong tai có thể làm bé đau, đặc biệt là khi bé đang nằm (chẳng hạn như khi bé đang ăn hoặc nằm trên giường) và làm cho bé cáu kỉnh;
    • Tai chảy mủ, có thể có màu vàng, trắng hoặc thậm chí hơi đỏ máu;
    • Tiêu chảy. Vì nhiễm trùng tai thường bị gây ra bởi một loại virus có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

    Một điều lạ là, nhiễm trùng tai thường tự khỏi sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng tai nặng thêm và giúp bé thoải mái hơn. Bác sĩ cũng có thể kê acetaminophen để giảm đau và sốt. Bệnh tình của bé thường sẽ đỡ dần trong vòng hai ngày kể từ ngày bắt đầu dùng thuốc.

    Để ngăn ngừa nhiễm trùng tai, bạn hãy:

    • Giữ bé tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch;
    • Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ bú sữa mẹ ít có khả năng bị nhiễm trùng tai hơn;
    • Hãy chắc chắn rằng bé được tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là viêm phổi và cúm để giảm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng tai;
    • Hạn chế sử dụng núm vú giả, một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng núm vú giả có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn;
    • Nếu bé đi nhà trẻ, hãy cân nhắc chuyển sang một nhà trẻ ít bé hơn. Việc này sẽ làm giảm sự tiếp xúc của bé với các vi trùng có thể gây nhiễm trùng tai nặng hơn.

    Đỡ bé

    Ở giai đoạn này, nếu bé chưa thể tự ngồi dậy, bạn cần phải đỡ bé khi quan sát thấy bé hay bị trượt hay đổ qua một bên. Mặc dù bạn không nên cố bế trẻ sơ sinh bởi cổ và lưng bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Nhưng khi trẻ đến 3 hoặc 4 tháng tuổi, bạn đỡ bé từ nhiều vị trí khác nhau vì bé đã có thể giữ đầu tốt mà không bị ngã.

    Ngoài việc thay đổi tư thế, việc ngồi lên sẽ giúp bé có thể nhìn xa hơn. Thay vì chỉ nhìn lên trên trời hoặc xung quanh từ phía bên trong xe đẩy, một em bé đang ngồi sẽ có thể nhìn thấy người qua lại, cửa hàng, nhà cửa, cây cối, thú nuôi, xe buýt, xe hơi và tất cả những điều tuyệt vời khác xung quanh bé. Bé sẽ vui đùa lâu hơn khi chỉ có thể nằm. Vậy nên khi bé ngồi bé sẽ chơi đùa trong thời gian ngắn hơn và bạn sẽ đỡ vất vả hơn.

    Bé quá mũm mĩm

    Khác với tình trạng thừa cân ở người lớn, hình dạng mũm mĩm của bé không hẳn là do chế độ ăn uống. Thay vì cố gắng giảm cân cho bé, bạn cần phải làm chậm lại quá trình tăng cân của bé. Khi bé phát triển chiều cao và hiếu động hơn, bé sẽ bớt mũm mĩm lại và trở nên thanh mảnh hơn. Một số lời khuyên sau đây có thể hữu ích nếu bạn đang lo lắng cho tình trạng cân nặng của bé:

    • Chỉ cho bé bú khi bé đói;
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống nếu cần thiết;
    • Cho bé uống nước, đồ uống không chứa calo;
    • Không cho bé ăn dặm sớm để khuyến khích bé ngủ suốt đêm. Nó không những không đem lại hiệu quả mà còn dẫn đến tình trạng thừa cân ở trẻ nhỏ;
    • Đánh giá lại chế độ ăn uống của bé;

    Cho bé hoạt động. Nếu bé hầu như không di chuyển, hãy khuyến khích bé di chuyển nhiều hơn.

    Mối quan tâm của mẹ

    Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

    Từ chối vú mẹ

    Việc bé tạm thời từ chối bú mẹ là một điều bất thường và hầu như luôn có một nguyên nhân đặc biệt. Các nguyên nhân phổ biến nhất là:

    • Chế độ ăn uống của mẹ: nếu bạn nhận thấy thức ăn nào đó làm bé từ chối bạn, thì hãy tránh ăn cho đến khi bé cai sữa;
    • Bé bị cảm lạnh: khi các bé bị nghẹt mũi thì bé không thể bú và thở bằng miệng cùng một lúc được, và đương nhiên là bé ưu tiên dùng miệng để thở;
    • Bé mọc răng: mặc dù hầu hết các bé chưa mọc răng cho đến khi bé được ít nhất 5 hoặc 6 tháng tuổi nhưng một vài bé lại bắt đầu mọc răng sớm hơn. Thường thì bé sẽ mọc một hoặc hai chiếc răng trong bốn tháng đầu. Việc bú sữa sẽ tạo áp lực lên nướu đang bị sưng làm bé cảm thấy đau;
    • Bé bị đau tai;
    • Bé bị lỡ trong miệng;
    • Sữa chảy về chậm. Khi đói, bé sẽ mất kiên nhẫn nếu sữa chảy ra quá chậm;
    • Hormone của mẹ thay đổi. Phụ nữ mới sinh sẽ sản xuất ra các hóc môn làm thay đổi mùi vị của sữa và khiến bé từ chối bú;
    • Mẹ bị căng thẳng;
    • Bé chuẩn bị tới thời điểm cần cai sữa.

    Trong lúc này, các phương pháp sau có thể sẽ hữu ích:

    • Đừng cố gắng cho bé uống thay thế bằng loại sữa khác;
    • Hãy thử vắt sữa vào bình cho bé bú;
    • Hãy thử cho bé bú vào nhiều thời điểm khác nhau. Ngay cả khi bé nhiều lần từ chối bú mẹ, rất có thể bé sẽ bú lại sau khi bỏ một thời gian;
    • Bắt đầu tập cho bé ăn thức ăn rắn.

    Nếu bé vẫn tiếp tục từ chối bú sữa mẹ hoặc nếu đi kèm với các triệu chứng bệnh khác, hãy trao đổi việc này với bác sĩ để được tư vấn kĩ càng hơn.

    Bé lăn lộn khó chịu khi thay tã

    Nếu trước đây bé chịu hợp tác mỗi lần thay tã thì càng về sau này, bạn sẽ càng khó thay tã cho bé hơn. Cảm giác khó chịu và bó buộc khi mặc tã khiến việc thay tã cho bé trở nên khó khăn. Bí quyết là: Hãy thay một cách nhanh chóng bằng cách chuẩn bị sẵn mọi thứ trước khi đặt bé lên bàn thay tã. Ngoài ra bạn hãy tạo thêm âm thanh để đánh lạc hướng bé, chẳng hạn như âm thanh từ điện thoại di động, hộp nhạc hoặc đồ chơi bé yêu thích để bé cầm. Bạn cũng có thể đánh lạc hướng bé bằng một bài hát hoặc trò chuyện với bé đủ lâu để bạn thay xong tã cho bé.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    >>>>>Xem thêm: Cảnh giác với viêm nướu hoại tử cấp tính

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *