Bắp cải là loại rau củ rất quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình Việt. Thế nhưng, phần lớn chúng ta lại chưa biết hết lợi ích của bắp cải đối với sức khỏe.
Bạn đang đọc: 18 lợi ích của bắp cải đối với sức khỏe không phải ai cũng biết
Một chén bắp cải nấu chín chứa khoảng 1/3 lượng vitamin C mà cơ thể cần trong ngày. Nó cũng cung cấp chất xơ, folate, kali, magiê, vitamin A và K… Nếu bạn tò mò về những lợi ích khác của bắp cải, hãy cùng Kenshin.vn xem tiếp những chia sẻ dưới đây nhé.
Nội Dung
- 1 Thành phần dinh dưỡng của bắp cải
- 2 18 lợi ích của bắp cải đối với sức khỏe
- 2.1 1. Giảm các dấu hiệu lão hóa
- 2.2 2. Chống lại các gốc tự do
- 2.3 3. Chữa lành vết thương
- 2.4 4. Tốt cho làn da
- 2.5 5. Chống viêm, giảm dị ứng
- 2.6 6. Ngăn ngừa ung thư
- 2.7 7. Tốt cho hệ tiêu hóa
- 2.8 8. Hỗ trợ giảm cân
- 2.9 9. Bảo vệ mắt
- 2.10 10. Tốt cho tóc
- 2.11 11. Cải thiện sức khỏe tim mạch
- 2.12 12. Tốt cho não
- 2.13 13. Giúp xương chắc khỏe
- 2.14 14. Điều hòa huyết áp
- 2.15 15. Tốt cho người bị đái tháo đường
- 2.16 16. Tốt cho bà bầu
- 2.17 17. Tăng cường miễn dịch
- 2.18 18. Điều trị viêm loét dạ dày
- 3 Bí quyết chọn và bảo quản bắp cải
- 4 Ăn bắp cải nhiều có gặp phải tác dụng phụ nào không?
- 5 Có thể muối bắp cải và món ăn này tốt hơn cho sức khỏe
Thành phần dinh dưỡng của bắp cải
Bắp cải là một loại rau được ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt là vào mùa đông ở xứ Bắc. Loại rau này cung cấp cho người dùng nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100g bắp cải có chứa:
- Carbohydrate: 5,16g
- Protein: 1,14g
- Chất béo: 0,09g
- Chất xơ: 2,5mg
- Năng lượng: 22kcal
- Axit folic: 38mcg
- Vitamin B3: 0,234mg
- Vitamin A: 98IU
- Vitamin C: 32,6mg
- Vitamin K: 69mcg
- Natri: 16mg
- Kali: 151mg
- Canxi: 36mg
- Sắt: 0,42mg
- Magie: 11mg
- Phốt pho: 23mg
- Kẽm: 0,16mg
18 lợi ích của bắp cải đối với sức khỏe
Nếu thường xuyên ăn bắp cải, bạn sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe sau:
1. Giảm các dấu hiệu lão hóa
Bắp cải và các loại rau họ cải khác chứa một lượng lớn vitamin C và E, giúp sản xuất collagen, hợp chất giữ cho da luôn đàn hồi và không có nếp nhăn. Ngoài ra, vitamin A và D còn giúp bảo vệ da, mang lại cho bạn làn da trẻ trung, căng bóng và sáng mịn.
2. Chống lại các gốc tự do
Bạn sẽ nhận được một lượng chất chống oxy hóa như vitamin C và mangan khi tiêu thụ loại rau họ cải này. Thế nhưng bắp cải thực sự tỏa sáng khi là nguồn cung “dưỡng chất thực vật’ gọi là phytonutrients – một lực lượng bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra.
3. Chữa lành vết thương
Lá bắp cải cũng thường được sử dụng làm thuốc đắp để điều trị mụn trứng cá, bệnh vảy nến, bệnh chàm, vết loét, vết thương, vết côn trùng cắn và phát ban. Bạn có thể nghiền lá bắp cải và thoa trực tiếp lên vùng da bị thương, bạn sẽ thấy các vết thương hồi phục nhanh chóng.
4. Tốt cho làn da
Ngoài việc chống lại các vấn đề lão hóa, một trong những lợi ích của bắp cải ít người biết đến là tác dụng điều trị mụn trứng cá và các bệnh về da khác. Bạn có thể dùng lá bắp cải đắp lên những khu vực da bị mụn và để qua đêm, bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ đấy. Ngoài ra, trong bắp cải còn có chứa kali và vitamin A, rất tốt làn da.
5. Chống viêm, giảm dị ứng
Cải bắp và các loại rau họ cải khác có đặc tính chống viêm. Những loại rau củ này đều rất giàu sulforaphane và glutamine, những chất chống viêm mạnh mẽ. Thường xuyên ăn bắp cải sẽ giúp giúp bảo vệ bạn khỏi các vấn đề sức khỏe liên quan đến viêm như ung thư, bệnh tim, đái tháo đường và bệnh Alzheimer.
6. Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều bắp cải có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Nguyên nhân là do trong bắp cải có chứa một lượng lớn glucosinolates – chất hóa học có chứa lưu huỳnh đặc biệt giúp loại bỏ các gốc tự do có hại cho sức khỏe. Ngoài bắp cải, một số loại rau khác cùng họ cũng có tác dụng này là cải xoăn, bông cải xanh, mầm Brussels, súp lơ trắng…
7. Tốt cho hệ tiêu hóa
1g chất xơ trong bắp cải sản sinh ra 10 calo. Chất xơ giúp lấp đầy dạ dày, vì vậy làm bạn ăn ít hơn. Nó có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và kiểm soát lượng đường trong máu. Bắp cải cũng có chất dinh dưỡng giữ cho niêm mạc dạ dày và ruột của bạn khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác.
8. Hỗ trợ giảm cân
Bắp cải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần nhưng hầu như không chứa calo hoặc chất béo, do đó đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người đang ăn kiêng, giảm cân. Nếu bạn không thích ăn bắp cải dưới dạng rau sống hay nấu chín, bạn có thể uống nước ép bắp cải.
9. Bảo vệ mắt
Vitamin A có trong bắp cải là một chất dinh dưỡng rất tốt mắt. Ngoài vitamin A, beta-carotene, một chất chống oxy hóa có trong bắp cải cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và trì hoãn sự khởi phát của đục thủy tinh thể.
10. Tốt cho tóc
Bắp cải có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh và ngăn rụng tóc. Ngoài ra, loại rau củ này cũng có tác dụng ngăn ngừa tóc khô. Đặc biệt, vitamin C có trong bắp cải rất cần thiết cho việc sản xuất protein keratin, một chất tạo nên tóc và móng trong cơ thể.
11. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Bắp cải, đặc biệt là bắp cải tím, có thể làm tăng mức độ beta-carotene, lutein và các chất chống oxy hóa để bảo vệ tim. Ngoài ra, bắp cải cũng giúp hạ thấp oxy hóa cholesterol xấu (LDL), có liên quan đến xơ cứng động mạch. Không những vậy, trong cải bắp còn chứa nhiều kali và canxi, những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của tim.
12. Tốt cho não
Loại rau họ cải này cũng được xem là thực phẩm “vàng” dành cho não. Vitamin K và anthocyanin có trong bắp cải có tác dụng tăng sức mạnh tinh thần và sự tập trung. Ngoài ra, vitamin K cũng đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi bị hư hại và ngăn ngừa các bệnh thoái hóa. Bắp cải cũng là một rất giàu iốt, một chất dinh dưỡng cần thiết cho não.
13. Giúp xương chắc khỏe
Cải bắp chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe. Canxi, magiê và kali, tất cả đều cần thiết cho sức khỏe của xương. Chính vì vậy, ăn loại rau này thường xuyên được xem là một trong những biện pháp đơn giản nhất để ngăn ngừa loãng xương.
14. Điều hòa huyết áp
Bắp cải chứa một lượng lớn chất anthocyanin, có tác dụng giảm huyết áp. Việc ăn cải bắp thường xuyên giúp duy trì huyết áp ổn định và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
15. Tốt cho người bị đái tháo đường
Chất kali có trong bắp cải không chỉ tốt cho việc hạ huyết áp mà còn giúp duy trì lượng đường trong máu. Nó cũng cải thiện tinh thần bằng cách giảm căng thẳng và lo lắng.
16. Tốt cho bà bầu
Bắp cải rất giàu axit folic, một chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển ban đầu của thai nhi. Phụ nữ mang thai bị thiếu axit folic có thể khiến bé bị dị tật ống thần kinh và các khuyết tật bẩm sinh khác. Tuy nhiên, bạn không nên ăn sống hoặc chưa nấu chín bởi trong loại rau này có chứa nhiều vi khuẩn có thể dẫn đến sinh non hoặc thậm chí sảy thai.
17. Tăng cường miễn dịch
Do giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, bắp cải giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, nó cũng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
18. Điều trị viêm loét dạ dày
Sự hiện diện của các hợp chất chống viêm như glucosinolates trong loại rau ăn lá này có thể giúp giảm viêm loét dạ dày. Nước ép cải bắp cũng là phương thuốc dùng để khắc phục các vết viêm loét trong niêm mạc dạ dày và tăng tốc quá trình hồi phục.
Bí quyết chọn và bảo quản bắp cải
Tìm hiểu thêm: Dị ứng tôm : Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả
>>>>>Xem thêm: Dư chứng sau say rượu: triệu chứng, nguyên nhân và chữa trị
Để có thể hưởng hết những lợi ích của bắp cải, bạn cần chọn được một cái cải bắp ngon nhất để chế biến. Do bắp cải là món ăn quá quen thuộc nên loại rau củ này được bày bán ở khắp mọi nơi từ chợ cho đến siêu thị. Dưới đây là mẹo chọn bắp cải hữu ích cho bạn:
- Hình dáng của bắp cải: Khi chọn mua, bạn đừng chọn bắp cải có hình dáng dẹp, bầu dục mà hãy chọn bắp cải tròn. Cây bắp cải càng tròn đẹp sẽ là bắp cải ngon nhé.
- Màu sắc bắp cải: Giữa hai bắp cải có lá màu xanh đậm và có lá xanh nhạt gần giống màu trắng thì hãy chọn bắp cải xanh đậm sẽ ngon hơn. Đặc biệt, bạn nên chọn bắp cải có độ sáng bóng sẽ còn ngon hơn rất nhiều.
- Kiểm tra độ săn chắc: Bạn dùng ngón tay ấn nhẹ vào bắp cải sẽ biết đó là bắp cải ngon hay dở. Nếu khi ấn vào, bạn cảm thấy bắp cải rất cứng thì đó là bắp cải tươi và giòn ngon. Còn bắp cải mềm, dễ ấn thì đó là bắp cải không tươi hoặc ít lá, lá cuộn không chặt.
- Kiểm tra trọng lượng: Cùng một kích cỡ nhưng bắp cải nào nặng hơn chứng tỏ bắp cải đó nhiều lá và đặc ruột. Do đó, khi cầm hai bắp cải cùng kích cỡ trên tay, bạn cứ chọn bắp cải nặng hơn là bảo đảm ngon. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh chọn mua bắp cải trắng cuộn quá chặt. Nguyên do là những cây cải bắp này thường có xuất xứ từ Trung Quốc, khá cứng, không ngọt.
Bạn không nên chọn bắp cải thái nhỏ hoặc đã được cắt làm đôi vì những loại này đã bị mất một lượng lớn vitamin C. Để giữ được độ tươi của bắp cải, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản loại rau này trong tủ lạnh là khoảng một hoặc hai tuần. Nếu bạn chỉ chế biến một nửa, hãy rắc một ít nước lên nửa còn lại, sau đó bọc bằng túi nhựa và để trong tủ lạnh.
Ăn bắp cải nhiều có gặp phải tác dụng phụ nào không?
Cũng giống như những loại rau khác, nếu ăn bắp cải quá nhiều, bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như:
- Đầy hơi
- Bướu cổ
- Tiêu chảy
- Khó tiêu
- Đau bụng ở trẻ sơ sinh
Có thể muối bắp cải và món ăn này tốt hơn cho sức khỏe
Bạn có thể thái bắp cải ra, phơi hơi héo, rồi rửa sạch. Muối bắp cải cùng ít sợi cà rốt bào và rau răm trong nước muối loãng nấu sôi để nguội cho lên men. Để bình bắp cải muối ở nơi thoáng mát trong khoảng 2 – 4 ngày là bạn đã có món bắp cải thơm ngon. Mẹo để biết món dưa bắp cải lên men đúng độ là lá rau răm đổi màu vàng úa, nước muối dưa hơi đục.
Khi lên men, bắp cải tạo ra một loại men vi sinh tự nhiên nuôi dưỡng vi khuẩn trong ruột. Những vi khuẩn này giúp cơ thể chống lại mầm bệnh, hấp thu chất dinh dưỡng, tiêu hóa thức ăn và kiểm soát lo âu.
Ngân Phạm / Kenshin.vn