3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết

3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết

3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết

Các cách chẩn đoán viêm phổi giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh, nhờ đó quá trình điều trị viêm phổi sẽ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Bạn đang đọc: 3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết

Viêm phổi là bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), đã có hơn 400.000 người cần được đánh giá và điều trị tại khoa cấp cứu, hơn 50.000 người chết vì căn bệnh này. Những biến chứng do viêm phổi gây ra tuy nguy hiểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách chẩn đoán để phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị.

Mời bạn hãy cùng tìm hiểu khám phổi như thế nào và 3 phương pháp chẩn đoán viêm phổi mà các bác sĩ thường áp dụng nhất nhé!

1. Kiểm tra sức khỏe thể chất

3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết

Cách chẩn đoán viêm phổi này đôi lúc có thể gây khó khăn vì các triệu chứng thường giống những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Để tìm hiểu xem bạn có bị viêm phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm hay không, bác sĩ có thể đặt các câu hỏi:

  • Có hút thuốc không?
  • Bất kỳ loại thuốc nào đang dùng?
  • Có nuôi động vật trong nhà không?
  • Tiền sử các bệnh lý, bệnh có tái phát không?
  • Bất kỳ chuyến du lịch nào gần đây bạn đã đi?
  • Đã từng tiêm vắc xin phòng cúm hay viêm phổi chưa?
  • Có tiếp xúc với người bệnh ở nhà, trường học hoặc nơi làm việc không?

Bác sĩ sẽ kiểm tra phổi bằng cách lắng nghe tiếng phổi bằng ống nghe và yêu cầu bạn hít thở sâu trong quá trình thực hiện để nghe phía trước và sau ngực. Nếu bạn bị viêm phổi, phổi có thể tạo ra tiếng kêu soàn soạt, răng rắc hay khò khè khi bạn hít thở.

2. Dựa trên triệu chứng viêm phổi

3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết

Cách chẩn đoán viêm phổi này dựa trên các triệu chứng bất thường mà bạn gặp phải. Các triệu chứng viêm phổi có thể thay đổi tùy theo mức độ, loại vi trùng gây ra bệnh, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bạn.

Các triệu chứng viêm phổi phổ biến có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Thở nhanh, nông
  • Sốt, đổ mồ hôi, run rẩy
  • Chán ăn, mệt mỏi, đuối sức
  • Buồn nôn, nôn, đặc biệt là trẻ nhỏ
  • Lú lẫn, đặc biệt là ở người lớn tuổi
  • Đau bụng, đau khớp hoặc đau lưng
  • Ho, có thể kèm theo dịch đờm màu xanh lá cây, vàng hoặc thậm chí có máu
  • Đau nhói, cảm giác như bị đâm vào ngực, có thể nặng hơn khi hít thở sâu hoặc ho

Triệu chứng viêm phổi cũng sẽ có những đặc trưng riêng tùy theo bệnh viêm phổi do vi khuẩn hay virus.

Chẩn đoán viêm phổi do vi khuẩn

Đây là dạng phổ biến nhất thường nghiêm trọng hơn các loại viêm phổi khác. Các triệu chứng viêm phổi do vi khuẩn có thể phát triển dần dần hoặc đột ngột bao gồm sốt tăng cao đến 40 độ C, đổ nhiều mồ hôi, nhịp thở và nhịp tim tăng nhanh. Môi và móng tay có màu hơi xanh do thiếu oxy trong máu. Trạng thái tinh thần người bệnh có thể lú lẫn hoặc mê sảng.

Viêm phổi do virus

Triệu chứng viêm phổi do virus thường phát triển trong khoảng thời gian vài ngày. Các triệu chứng ban đầu tương tự như các triệu chứng cúm bao gồm sốt, ho khan, đau đầu, đau cơ và đuối sức. Trong vòng 1 – 2 ngày, các triệu chứng thường trở nên trầm trọng hơn, ho tăng dần kèm khó thở, đau cơ. Bạn còn có thể bị sốt cao, môi xanh tím.

Các triệu chứng viêm phổi có thể khác nhau theo độ tuổi, thường ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người mắc bệnh lý nghiêm trọng hoặc hệ miễn dịch bị tổn thương. Việc chẩn đoán viêm phổi ban đầu thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng người bệnh gặp phải. 

3. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi

Tìm hiểu thêm: Biết nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột để điều trị và tránh tái phát

3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi sẽ được thực hiện sau khi qua những bước kiểm tra trên. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm phổi, bạn có thể được đề nghị thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm viêm phổi sau đây:

• X quang phổi: X quang ngực là xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán viêm phổi, giúp xác định mức độ và vị trí của nhiễm trùng. Tuy nhiên, xét nghiệm này sẽ không cho bác sĩ biết loại vi trùng nào gây ra viêm phổi.

• Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu, còn gọi là huyết đồ (CBC = Complete blood count) để kiểm tra hệ thống miễn dịch có đang chống lại nhiễm trùng hay không và cố gắng xác định loại sinh vật gây ra nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nhận dạng chính xác.

• Xét nghiệm đờm: Bác sĩ có thể thu thập mẫu đờm từ việc nhổ hoặc dịch nhầy từ sâu trong phổi, gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Điều này có thể giúp bác sĩ tìm ra nếu vi khuẩn gây viêm phổi để lên kế hoạch điều trị cụ thể.

• Chụp cắt lớp vi tính ngực (CT): Xét nghiệm này cho thấy hình ảnh chi tiết hơn về phổi hoặc kiểm tra các biến chứng như áp xe phổi hoặc tràn dịch màng phổi.

• Nuôi cấy dịch màng phổi: Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ khoang màng phổi (một khoảng trống mỏng giữa hai lớp mô lót phổi và khoang ngực) để kiểm tra vi khuẩn có thể gây viêm phổi.

• Đo oxy xung (pulse oximetry): Xét nghiệm này sử dụng một cảm biến nhỏ được gắn vào ngón tay hoặc tai để ước tính lượng oxy trong máu. Viêm phổi có thể ngăn phổi di chuyển đủ oxy vào máu.

• Nội soi phế quản: Đây là một thủ thuật xét nghiệm để nhìn vào bên trong đường thở của phổi. Đồng thời, thu thập các mẫu chất lỏng từ vị trí viêm phổi hoặc lấy sinh thiết mô phổi nhỏ để giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm phổi.

3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ho 1-2 tiếng có sao không? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Sau khi chẩn đoán viêm phổi và nhận biết nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số cách điều trị viêm phổi sau đây:

• Dùng thuốc theo chỉ định: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc kháng nấm tùy theo tình trạng bệnh. Bên cạnh đó có thể sử dụng một số loại thuốc cải thiện triệu chứng như thuốc giảm ho, thuốc giảm đau hạ sốt…

• Lối sống lành mạnh: Bạn cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước cùng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Tránh các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, tự ý bỏ liều hoặc dùng thuốc không theo chỉ định bác sĩ.

• Thực hiện biện pháp phòng ngừa: Bạn nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tiêm vắc xin để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm viêm phổi.

Viêm phổi nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng viêm phổi nguy hiểm như phù phổi cấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tràn dịch màng phổi…

Việc chẩn đoán viêm phổi là cách giúp phát hiện cũng như xác định được căn nguyên gây bệnh. Đây là tiền đề giúp cho quá trình điều trị bệnh viêm phổi diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn, vì thế bạn hãy thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *