4 dưỡng chất nên có trong bữa ăn của bé

4 dưỡng chất nên có trong bữa ăn của bé

Ngay cả khi rất bận rộn, bạn vẫn có thể nấu những bữa ăn lành mạnh cho con mình bằng cách áp dụng 3 lời khuyên sau:

Bạn đang đọc: 4 dưỡng chất nên có trong bữa ăn của bé

  • Cho bé ăn các loại thực phẩm tự làm và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
  • Ăn trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn.
  • Cho trẻ ăn thịt nạc và các loại thức ăn chứa đạm tốt cho sức khỏe trong hầu hết các bữa ăn.

Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là nấu ăn thường xuyên hơn. Sử dụng nhiều loại thực phẩm không có thành phần dinh dưỡng phức tạp như bông cải xanh, rau bina, táo, gạo lức, hạt nguyên cám, cá tươi, các loại hạt và đậu. Bênh cạnh đó, hãy cùng Kenshin.vn điểm danh 4 dưỡng chất không thể thiếu trong một bữa ăn đủ chất cho bé:

Chất xơ

Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé, kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp bé kiểm soát được cân nặng. Chất xơ có trong các loại thực phẩm từ thực vật như:

  • Rau (tươi, đông lạnh, đóng hộp);
  • Trái cây (tươi, đông lạnh, đóng hộp);
  • Đậu (sấy khô, đóng hộp);
  • Đậu nành Nhật Bản Edamame (đậu nành, tươi hoặc đông lạnh);
  • Đậu và hạt;
  • Ngũ cốc nguyên hạt;
  • Sản phẩm bánh mì được làm 100% từ lúa mì hoặc hạt nguyên cám;
  • Mì ống làm từ hạt thô;
  • Bánh quy giòn làm từ hạt thô.
  • Kali

    Kali rất cần thiết cho hệ thần kinh, chức năng cơ bắp và cân bằng nước cho cơ thể. Nguồn thức ăn cung cấp kali tốt bao gồm:

    • Atisô;
    • Bơ;
    • Chuối;
    • Dưa đỏ;
    • Rau lá xanh;
    • Nước ép cam;
    • Mận khô và nước ép mận;
    • Đu đủ;
    • Khoai tây nguyên vỏ;
    • Cà chua;
    • Đậu và đậu Hà Lan;
    • Cá, sò, nghêu;
    • Sản phẩm từ sữa ít béo và không béo;
    • Các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành).

    Chất đạm

    Hãy sử dụng đạm từ thịt nạc trong các bữa ăn của bé. Những nguồn thức ăn chứa đạm tốt nhất bao gồm:

  • Trứng;
  • Phô mai ít béo;
  • Cá;
  • Thịt nạc;
  • Thịt gia cầm không da;
  • Sữa ít béo;
  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành;
  • Sữa chua;
  • Đậu;
  • Đậu và hạt;
  • Rau củ quả;
  • Các loại thực phẩm nguyên hạt.
  • Chất béo

    Con bạn cần một lượng chất béo vừa đủ trong chế độ ăn uống của trẻ. Một số loại chất béo lại tốt hơn những loại khác.

    Ví dụ như, axit béo omega-3 giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. So với các chất béo bão hòa, omega-3 và chất béo không bão hòa đơn có thể giúp cơ thể nhạy cảm hơn với insulin, giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường.

    Những thực phẩm dưới đây là nguồn cung cấp omega-3 hoặc chất béo không bão hòa đơn tuyệt vời:

    • Các loại cá béo ví dụ như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá cơm;
    • Trứng;
    • Đậu;
    • Hạt;
    • Dầu ôliu;
    • Dầu hạt cải tinh luyện;
    • Hạt lanh;

    Nhìn chung, khi xây dựng thực đơn cho bé, bạn nên đọc thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. Khi bạn mua thực phẩm đã qua chế biến, hãy kiểm tra thành phần dinh dưỡng và chọn những sản phẩm chứa ít đường, ít chất béo bão hòa và natri hơn. Một món ăn được coi là chứa ít chất dinh dưỡng nếu cung cấp khoảng dưới 5% đường, chất béo bão hòa, hoặc natri so với giới hạn hàng ngày. Thực phẩm được coi là chứa nhiều chất dinh dưỡng nếu một phần ăn cung cấp 20% hoặc nhiều hơn mỗi chất dinh dưỡng.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc xậy dựng thực đơn cho bé, hãy liên lạc bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn tuỳ theo thể trạng của bé nhé.

    >>>>>Xem thêm: Vợ chồng quan hệ phát ra tiếng kêu như kiểu cô bé xì hơi có sao không?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *