Bạn đang đọc: 4 mẹo đơn giản tránh tai nạn lao động khi làm việc
Mỗi năm có hàng nghìn công nhân bị thương khi làm việc. Một số ca rất nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi loại nghề nghiệp, dù là nhân viên văn phòng hay công nhân xây dựng, đều có nguy cơ bị chấn thương. Sau đây là một số điều bạn cần ghi nhớ để tránh bị chấn thương khi làm việc.
Nội Dung
Hãy thận trọng với nơi làm việc của bạn
Nhiều người không biết rằng việc quản lý nơi làm việc kém là nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương nghề nghiệp. Ví dụ, bạn có thể trượt chân hoặc bị té do vấp phải các vật dụng để trên sàn. Vì thế, bạn cần đảm bảo nơi làm việc sạch sẽ và gọn gàng để giảm chấn thương. Bạn có thể đề nghị công ty của bạn sử dụng thảm chống trượt để lót sàn và sử dụng giày dép chống trơn trượt.
Nếu bạn làm việc ở công trường xây dựng hoặc một nơi cao, để tránh các tai nạn lao động, hãy luôn luôn chú ý kiểm tra xem thang và giàn giáo có hư hỏng gì không hoặc đã được lắp đặt đúng chưa. Cần đảm bảo rằng những công cụ này được kiểm tra và bảo trì thường xuyên.
Để bảo vệ bản thân, khi lần đầu tiên bước vào một môi trường làm việc mới bạn cần xem xét bố trí xung quanh và ghi nhớ lại các lối đi, xem xem liệu có một số chướng ngại gì không.
Báo cáo với bộ phận kỹ thuật nếu bạn nhận ra điều gì đó không vận hành tốt hoặc có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn.
Tránh chấn thương bởi những vật rơi xuống
Trang bị bảo hộ cá nhân khi làm việc là điều thiết yếu, đặc biệt là trong môi trường ẩn chứa nhiều nguy cơ chấn thương bởi các vật rơi từ trên cao. Sau đây là một số mẹo an toàn bạn có thể áp dụng để tránh chấn thương không may xảy ra:
- Đừng làm việc dưới cần cẩu, cần trục, hay máy móc nặng đang vận hành. Nếu bắt buộc phải đứng ở vị trí này, bạn phải mặc đồ bảo hộ, kiểm tra nguồn điện kỹ lưỡng;
- Mang găng tay và khẩu trang để tránh những hạt bụi, hóa chất hoặc chất lỏng ăn da bay trong không khí;
- Mang găng tay để tránh bị cắt, xước, đâm thủng, bỏng, nhiễm chất hóa học hay nhiệt độ cao;
- Đội mũ bảo hộ theo yêu cầu để bảo vệ đầu khỏi những vật thể rơi;
- Mang giày bảo hộ lao động phòng trường hợp vật nặng có thể rơi vào chân;
- Đeo tai nghe bảo hộ hoặc nút tai để bảo vệ tai khỏi tổn thương bởi tiếng ồn tại nơi làm việc;
- Thắt chặt dây an toàn nếu bạn phải làm việc với các loại xe.
Đảm bảo an toàn lao động trong vận chuyển
Cần phải đảm bảo rằng xe của công ty bạn được kiểm tra và sửa chữa định kỳ, lý tưởng nhất là mỗi tháng một lần. Kiểm tra xem có cần thay mới các bộ phận không. Theo OSHA (Hiệp hội An toàn Nghề nghiệp và Quản lý Y tế), tai nạn tại nơi làm việc do lái xe tiêu tốn chi phí sử dụng lao động trung bình 60 tỷ USD (tương đương 1,34 triệu tỷ đồng) mỗi năm.
Nếu đang lái một chiếc xe, bạn nên lần lượt kiểm tra đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, độ căng lốp và lượng xăng một cách cẩn thận trước khi sử dụng để làm giảm nguy cơ chấn thương.
Xem xét nhiệt độ và thời tiết
Nhiệt độ ở môi trường làm việc hoặc thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn khi bạn phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt.
- Nếu bạn làm việc ở nơi quá lạnh, cần luôn luôn giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo dày để che phủ toàn bộ cơ thể của bạn. Bạn nên chuẩn bị quần áo khác để thay trong trường hợp quần áo cũ bị ướt;
- Trong trường hợp ở vị trí nóng, bạn phải cung cấp cho cơ thể đủ nước bằng cách uống nhiều nước. Bạn cũng cần phải mặc quần áo rộng rãi và nghỉ ngơi thường xuyên trong một khu vực mát mẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm lời khuyên khi làm việc trong môi trường nhiệt độ khắc nghiệt.
Hiện nay, tai nạn tại nơi làm việc vô cùng phổ biến. Tạo ra một môi trường làm việc an toàn không chỉ là nhiệm vụ của người sử dụng lao động mà bạn cũng có trách nhiệm chủ động duy trì sự an toàn cho bản thân. Nếu gặp phải những chấn thương nghiêm trọng, bạn nên nói chuyện với công ty của bạn để có thể nhận được sự giúp đỡ và tìm mọi cách để ngăn ngừa tai nạn về sau.
Bạn có thể quan tâm đến:
- Chữa hội chứng ống cổ tay cho dân văn phòng
- Mách bạn bí quyết giảm đau cơ cho con
- Bí quyết mang giày cao gót lâu mà không gây đau
>>>>>Xem thêm: 11 bài tập yoga cho người đau vai gáy, hãy thử ngay tại nhà!