Mọc mụn quanh miệng là tình trạng thường gặp. Thế nhưng, có lẽ bạn không ngờ rằng mụn mọc quanh miệng không chỉ liên quan đến nội tiết tố. Thay vào đó, hầu hết trường hợp mụn mọc quanh miệng và cằm đều có liên quan mật thiết đến các thói quen, hoạt động thường ngày vô tình gây tắc lỗ chân lông ở vùng da quanh miệng mà bạn ít chú ý.
Bạn đang đọc: 4 nguyên nhân mọc mụn quanh miệng bạn không ngờ tới
Vậy làm sao để trị mụn và ngừa mụn nổi quanh miệng? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Kenshin.vn truy tìm “thủ phạm” gây mụn ở quanh miệng và cách xử lý hiệu quả nhé!
Nội Dung
Vì sao bạn mọc mụn quanh miệng?
Mọc mụn quanh miệng có thể liên quan đến nội tiết tố, di truyền nhưng đồng thời cũng dễ xảy ra khi vùng da này thường xuyên bị chạm vào bởi tay của bạn hoặc bất kỳ đồ vật nào khác. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mụn mọc quanh miệng:
1. Mọc mụn quanh miệng do thay đổi nội tiết tố
Androgen là hormone kích thích da sản xuất bã nhờn, từ đó làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá. Nổi mụn do nội tiết được cho là thường xảy ra ở đường viền quai hàm và cằm. Đồng thời, có thể kể đến một vài nguyên nhân khiến bạn thay đổi nội tiết tố và dễ nổi mụn quanh miệng như:
- Dậy thì
- Thời kỳ mãn kinh
- Hành kinh
- Thai kỳ
- Uống thuốc tránh thai
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
2. Lạm dụng mỹ phẩm
Sử dụng nhiều loại mỹ phẩm nhưng không phù hợp với da có thể khiến da bị kích ứng và gây ra mụn quanh miệng. Đồng thời nếu tẩy trang không sạch vô tình khiến lớp trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông gây mụn ở quanh miệng hoặc cằm.
Vì vậy việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với loại da và làm sạch da rất quan trọng, ngăn ngừa mụn bùng phát.
3. Mụn quanh miệng do chế độ ăn uống
Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và các loại đồ uống có ga và đồ ngọt như đường, bánh kẹo, sữa có thể làm tăng lượng đường trong máu và kích thích bùng phát mụn, trong đó có mụn xung quanh miệng và cằm.
4. Những nguyên nhân gây mụn liên quan đến thói quen, hoạt động thường ngày
Mọc mụn quanh miệng có thể là kết quả của việc bạn để vùng da này tiếp xúc nhiều với những đồ vật khác, thường là những đồ dễ bẩn nên sẽ gây nổi mụn, bao gồm:
- Quai đeo mũ bảo hiểm: Việc tiếp xúc với dây đeo của mũ bảo hiểm có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông vùng quai hàm và cằm của bạn dẫn đến nổi mụn. Vì vậy, bạn cần chú ý không nên điều chỉnh dây đeo quá chặt và nên làm sạch da mặt sau khi đội mũ bảo hiểm và vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên.
- Sử dụng nhạc cụ: Một số nhạc cụ thường đặt trên cằm, ví dụ như đàn vĩ cầm hoặc nhạc cụ thường chạm vào vùng da quanh miệng như thổi sáo đều có thể gây tắc lỗ chân lông và nổi mụn quanh miệng.
- Sử dụng điện thoại: Như đã đề cập, bất cứ đồ vật nào có độ bẩn cao và tiếp xúc với làn da của bạn đều có thể là nguyên nhân gây mụn. Đối việc dùng điện thoại cũng vậy, nếu bạn đặt điện thoại tiếp xúc với vùng da quanh miệng khi nói chuyện thì sẽ dễ bị mọc mụn quanh miệng hơn.
- Kem cạo râu: Đối với nam giới, đôi khi da của bạn có thể bị kích ứng với kem cạo râu nếu nhạy cảm. Từ đó dẫn đến tình trạng nổi mụn quanh miệng.
- Son dưỡng môi: Một số thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Chẳng hạn như đối với một số chị em dùng son dưỡng môi, nếu bạn để son lan ra vùng xung quanh miệng mà không chú ý đến thì có thể vô tình gây tắc lỗ chân lông và mọc mụn quanh miệng.
- Tiếp xúc drap, mền gối: Tương tự như những trường hợp trên, khuôn mặt và đặc biệt là vùng da quanh miệng của bạn rất dễ tiếp xúc với mền gối khi ngủ. Nếu mền gối của bạn bẩn thì vi khuẩn, bụi bẩn sẽ lan sang da mặt và gây mụn.
Mụn mọc quanh miệng cần được điều trị như thế nào?
Khi bị mọc mụn quanh miệng, bạn có thể cảm thấy khó chịu nhưng tình trạng này thường tự hết hoặc bạn có thể dùng thuốc trị mụn được mua ở ngoài hiệu thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng về những nốt mụn mọc quanh miệng hoặc tình trạng này không tự khỏi thì cần đến bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách. Các phương pháp trị mụn bao gồm:
- Kem trị mụn, sữa rửa mặt và gel có chứa benzoyl peroxide nồng độ 2-4% cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu muốn sử dụng nồng độ cao hơn 4% hoặc axit salicylic 2%.
- Thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc bôi theo toa.
- Các loại kem bôi theo toa chẳng hạn như retinoids hoặc benzoyl peroxide.
- Trị mụn nội tiết bằng thuốc tránh thai.
- Trị mụn bằng thuốc Isotretinoin (Accutane).
- Áp dụng liệu pháp ánh sáng hoặc peel da hóa học.
Mách bạn cách ngăn ngừa mụn mọc quanh miệng
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thế nào khi 20, 30 và 40?
Để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn xung quanh miệng, bạn nên chú ý đến cách chăm sóc da hàng ngày và thay đổi những thói quen không tốt cho da, bao gồm:
- Lưu ý hơn việc vệ sinh da mặt: Làm sạch da 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và phù hợp với làn da.
- Ưu tiên dùng sản phẩm trang điểm không gây bít tắc lỗ chân lông.
- Tránh để tay hoặc đồ vật bẩn chạm vào da mặt.
- Không nặn mụn.
- Hạn chế để son môi lan ra vùng da quanh miệng.
- Lau sạch vùng miệng sau khi ăn.
- Rửa mặt sau khi đội nón bảo hiểm, chơi nhạc cụ…
- Thường xuyên giặt và thay drap trải giường, mền gối… để đảm bảo sạch sẽ.
- Khi tập thể dục, mồ hôi có thể chảy xuống hai bên quai hàm và cằm góp phần gây ra mụn. Vì vậy, việc tắm rửa, làm sạch da sau khi tập thể dục cũng rất cần thiết.
Mụn mọc quanh miệng – Khi nào là bất thường và cần đi khám?
Đôi khi mụn mọc ở vùng miệng không phải là mụn trứng cá, mụn viêm thông thường mà có thể liên quan đến bệnh lý nào đó. Vì vậy, bạn sẽ cần đi khám trong những trường hợp mọc mụn bất thường sau:
Mụn rộp ở môi và miệng
Mụn rộp sinh dục do virus Herpes simplex (HSV) gây ra có thể xuất hiện trên môi và miệng của người bệnh. Loại mụn này trông như những vết mụn nước phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng. Lúc này, vùng da bị mụn rộp thường mẩn đỏ, đau và ngứa. Sau đó chúng khô, đóng vảy rồi bong đi. Nếu nghi ngờ bị mụn rộp sinh dục, bạn nên đi xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục càng sớm càng tốt.
Viêm da quanh miệng
Viêm da quanh miệng thể hiện qua triệu chứng như phát ban đỏ và có vảy. Tình trạng này có thể lan đến mũi hoặc mắt và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị viêm da quanh miệng, bạn thường dễ nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt là viêm da có thể gây chảy dịch, đau, ngứa và rát. Khi có những triệu chứng này, bạn cần đi khám da liễu để được điều trị đúng cách.
Đọc thêm
Top 9 cách trị mụn lưng tại nhà cho cả nam và nữ
Top 7 cách trị mụn nhọt ở mông tại nhà an toàn và hiệu quả
Mụn ẩn ở cằm do đâu? Cách điều trị như thế nào?
Trị mụn nói chung và mụn mọc quanh miệng nói riêng đều cần có sự kết hợp đúng đắn giữa thuốc trị mụn và cách chăm sóc da hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến các sản phẩm mình đang sử dụng liên quan đến vùng da quanh miệng để có thể thay đổi khi cần nhằm ngăn ngừa mụn mọc nhiều lần.
>>>>>Xem thêm: Bồ hòn