Nhiều chị em thường lo lắng khi thấy nhũ hoa có đốm trắng nhỏ li ti hoặc xung quanh nhũ hoa có hạt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Liệu đầu ti nổi mụn trắng có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: 4 nhóm nguyên nhân phổ biến khiến nhũ hoa có đốm trắng
Các đốm trắng xuất hiện ở nhũ hoa (trên núm vú và xung quanh quầng vú) xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong bài viết này, các nguyên nhân có thể gây ra đốm trắng xung quanh nhũ hoa: mang thai và thay đổi nội tiết tố; tắc nghẽn lỗ chân lông núm vú; nhiễm trùng. Mời bạn tìm hiểu các triệu chứng, phương pháp điều trị, phòng ngừa và khi nào cần đi khám bác sĩ.
Nội Dung
- 1 Nhũ hoa có đốm trắng là gì?
- 2 4 nguyên nhân khiến nhũ hoa có đốm trắng
- 3 Khi nào bạn nên đi khám?
Nhũ hoa có đốm trắng là gì?
Nhũ hoa có đốm trắng thường thấy ở phụ nữ đang cho con bú, thế nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở những thời điểm khác. Đốm trắng trên nhũ hoa còn được biết là hiện tượng lỗ chân lông ở núm vú bị tắc nghẽn. Để nhận biết biểu hiện những đốm hạt trắng xung quanh nhũ hoa, bạn hãy quan sát:
4 nguyên nhân khiến nhũ hoa có đốm trắng
Những đốm trắng trên núm vú của bạn có thể trông không bình thường, nhưng chúng thường không đáng lo ngại. Thông thường, chúng là do lỗ chân lông bị tắc ngẽn. Ngay sau đây là nguyên nhân đầu vú nổi hạt trắng và dấu hiệu bạn nên đi khám bác sĩ.
1. Nhũ hoa có đốm trắng do mang thai và thay đổi hormone
Trên núm vú và quầng vú phụ nữ có các tuyến montgomery. Những tuyến này chuyên sản sinh dầu, giúp bôi trơn và giữ cho núm vú mềm mại.
Nhũ hoa có đốm trắng có phải mang thai không? Có khả năng! Khi phụ nữ mang thai, các tuyến montgomery có sự thay đổi đáng kể về kích thước và số lượng. Chúng phát triển lớn hơn và trông giống như các nốt mụn trắng trên núm vú và quầng vú khiến bạn có thể cảm nhận thấy xung quanh nhũ hoa có hạt khi chạm vào.
Tuy nhiên, không ngoại trừ trường hợp những đốm hạt trắng xung quanh nhũ hoa là do thay đổi nội tiết tố nữ khác như: Thay đổi trong chu kỳ kinh; Sử dụng thuốc tránh thai; Mãn kinh. Ngoài ra, một số các rối loạn khác cũng có thể khiến đầu vú bị mụn trắng.
Đầu nhũ hoa có chất màu trắng có nguy hiểm không?
Sự phát triển tuyến montgomery gây đốm trắng trên nhũ hoa hay nổi hạt quanh quầng nhũ hoa là hoàn toàn vô hại. Do đó, bạn không nên nặn chúng. Việc này có thể gây trầy xước, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hãy đọc thêm: Núm vú phụ nữ: 7 bí mật quan trọng để chăm sóc bầu vú khỏe đẹp
2. Đốm trắng trên đầu vú do tắc lỗ chân lông và ống dẫn sữa
Các mẹ sau sinh có thể bị nổi hạt quanh nhũ hoa do tắc lỗ chân lông ở núm vú và ống dẫn sữa trong quá trình cho con bú. Các triệu chứng mụn trắng ở đầu nhũ hoa khi cho con bú bao gồm:
- Lỗ chân lông bị tắc làm nhũ hoa có đốm trắng
Tình trạng tắc lỗ chân lông ở núm vú có thể gây đau. Nhưng thường sẽ được thông trở lại trong lần bú tiếp theo.
- Đầu ti có chấm trắng do mụn sữa
Da có thể phát triển chèn lên miệng lỗ chân lông bị tắc. Điều này có thể là nguyên nhân gây mụn trắng ở đầu nhũ hoa khi cho con bú và gây viêm đỏ ở khu vực xung quanh đốm trắng.
- Đầu ti bị trắng do tắc nghẽn ống dẫn sữa
Nếu lỗ chân lông ở núm vú không được thông trở lại, nó có thể gây tắc và dẫn đến sưng tấy và xuất hiện khối u ở núm vú bị tắc. Cơn đau vú tăng lên và việc cho con bú trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, việc ống dẫn sữa bị tắc có thể khiến đầu ti bị trắng và gia tăng nguy cơ bị các biến chứng như viêm vú và áp xe vú nếu không được điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Xơ vữa động mạch là gì?
Điều trị đốm mụn trắng ở đầu nhũ hoa khi cho con bú
Thông thường, lỗ chân lông ở bị núm vú bị tắc sẽ có thể tự thông trở lại trong các lần cho bú tiếp theo hay khi bạn massage bầu vú. Tuy nhiên, nếu nó không thể tự thông được hoặc đã hình thành nốt mụn sữa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để giải quyết tình trạng này.
Bên cạnh đó, bạn nên đi khám nếu:
- Vú trở nên đỏ hoặc viêm
- Cảm thấy khó chịu ở vùng vú
- Sốt
- Lo lắng về các triệu chứng đang gặp phải.
Ngăn ngừa nhũ hoa có đốm trắng
Có thể thực hiện một số bước đơn giản để giúp ngăn chặn lỗ chân lông và ống dẫn sữa bị tắc dẫn đến nổi mụn trắng ở nhũ hoa. Bạn có thể:
- Đảm bảo bầu ngực không ứ đọng sữa sau khi bé bú. Nếu con bú chưa hết sữa, bạn nên hút sữa còn trong bầu ngực
- Kiểm tra và đảm bảo rằng em bé đang bú đúng khớp ngậm
- Mặc áo ngực vừa vặn, tránh mặc áo ngực có gọng và dây đai bó sát, quần áo chật trong thời gian dài
- Đeo đai địu bé đúng cách để chúng không gò ép bầu ngực
- Thay đổi vị trí của em bé mỗi lần bú mẹ.
Khi nào nên đi khám?
Nếu lỗ chân lông và ống dẫn sữa vẫn bị tắc nghẽn, bạn nên tham khảo hướng dẫn của nhân viên sản khoa để kiểm tra xem em bé đã được đặt và ngậm đúng cách chưa.
Ngoài ra, bạn nên đi khám nếu gặp phải tình trạng: núm vú và những vùng xung quanh sưng đỏ hoặc viêm; sốt cao; mệt mỏi kéo dài. Trong những trường hợp này, viêm vú hoặc nhiễm trùng có thể phát sinh.
3. Nhũ hoa có đốm trắng do nhiễm trùng
>>>>>Xem thêm: 7 cách tăng kích thước cậu nhỏ bằng tay tự nhiên, không cần thuốc
Một số tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra các đốm trắng trên núm vú. Nhiễm trùng vú có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng mẹ đang cho con bú và những người bị suy giảm khả năng miễn dịch là các đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất.
Các bệnh nhiễm trùng làm xuất hiện đốm trắng trên đầu vú bao gồm:
-
Bệnh nấm Candida
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị nấm Candida trong miệng (nhiễm trùng nấm men). Trong quá trình bú mẹ, nấm miệng của trẻ có thể lây nhiễm sang vùng da bị nứt ở núm vú của người mẹ, gây ra các đốm trắng, đau và viêm đỏ ở nhũ hoa.
Để điều trị tình trạng núm vú nổi hạt trắng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng nấm.
-
Mụn rộp
Mụn rộp là bệnh nhiễm trùng do virus herpes simplex gây ra. Mặc dù thường xuất hiện ở miệng và bộ phận sinh dục nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến vùng vú. Trong quá trình sinh nở, người mẹ nhiễm bệnh có thể truyền virus sang miệng và mắt của trẻ sơ sinh. Sau đó, trẻ lại lây virus sang vú mẹ khi được cho bú.
Triệu chứng điển hình của mụn rộp là các mụn nước chứa đầy chất lỏng, sau khi vỡ ra thì đóng vảy quanh vùng núm vú. Mụn rộp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé, vì vậy việc điều trị nhanh chóng là rất quan trọng.
-
Áp xe dưới quầng vú khiến đầu vú có mụn trắng
Nguyên nhân khiến đầu nhũ hoa có mủ trắng thường là do áp xe dưới quầng vú. Áp xe dưới quầng vú là tình trạng tích tụ mủ trong mô vú do nhiễm khuẩn. Đây thường là hậu quả của việc điều trị bệnh viêm vú không đúng cách.
Triệu chứng của áp xe dưới quầng vú là hình thành một cục u, gây đau và sưng ở vú. Để điều trị, các bác sĩ thường cho sử dụng kháng sinh. Trường hợp bị áp xe nặng có thể phải phẫu thuật để dẫn lưu mủ từ mô vú hoặc cắt bỏ hoàn toàn ống dẫn sữa.
4. Các nguyên nhân khác gây đốm trắng trên đầu ti
Một số tình trạng hiếm gặp hơn cũng có thể làm xuất hiện các đốm trắng trên nhũ hoa, bao gồm:
- Bệnh bạch biến. Một rối loạn tự miễn dịch làm phá hủy các tế bào sắc tố của cơ thể.
- Bệnh Paget. Một dạng ung thư vú rất hiếm gặp, với các triệu chứng tương tự như bệnh chàm, bắt đầu ở quầng vú và núm vú.
Khi nào bạn nên đi khám?
Việc nhũ hoa có đốm trắng thường xảy ra trong quá trình mang thai và cho con bú. Nếu tình trạng này không cải thiện, bạn có thể điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như:
- Cho bé bú nhiều hơn
- Thường xuyên xoa bóp bầu ngực khi tắm dưới vòi sen.
Nếu các đốm không biến mất trong vòng một tuần hoặc lâu hơn, hoặc nếu bạn thấy đau nhức ở vùng đầu vú có mụn trắng hãy đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu:
- Tiết dịch từ núm vú (không phải là sữa mẹ)
- Núm vú của bạn bị thụt vào trong hoặc dẹt bất thường
- Bạn cảm thấy một khối u trong bầu vú
- Bạn bị sốt cao
- Nhũ hoa trông như có vảy hoặc đóng vảy
Thông thường, tình trạng nhũ hoa có đốm trắng, đầu vú nổi hạt trắng mà không gây đau nhức không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của nhiễm trùng hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác. Do đó, nếu bạn lo lắng về sự thay đổi trên núm vú của mình, hãy đi khám và trao đổi với bác sĩ để có được cách xử lý đúng.