Bạn đang đọc: 4 tư thế yoga dành riêng cho dân văn phòng
Yoga được coi là một hình thức tập luyện tâm thế cổ xưa có kết hợp các tư thế cơ thể, kiểm soát hơi thở, thiền định và thư giãn.
Yoga mang lại những lợi ích về sức khỏe cũng như tinh thần có thể giúp thư giãn và kiểm soát stress, lo lắng. Yoga có nhiều phong cách, hình thức và cường độ để có thể phù hợp với mọi người. Bạn lo rằng mình không có thời gian đến lớp tập yoga? Không sao cả vì có rất nhiều tư thế yoga cực kỳ hiệu quả bạn có thể tập ngay tại phòng làm việc của mình.
Nội Dung
Lợi ích của yoga
Có hàng chục nghiên cứu về lợi ích của yoga. Hầu như tất cả những người đã tập yoga ước rằng họ bắt đầu tập sớm hơn. Yoga sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn, bao gồm:
- Giảm stress. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng yoga có thể giúp giảm stress và lo lắng. Nó cũng có thể khiến tâm trạng tốt lên và mang lại cảm giác thoải mái.
- Cải thiện vóc dáng. Tập yoga có thể nâng cao khả năng giữ thăng bằng, sự dẻo dai, linh hoạt và sức mạnh.
- Kiểm soát các bệnh mãn tính. Yoga có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đối với các bệnh mãn tính như bệnh tim và cao huyết áp. Ngoài ra, tập yoga cũng có thể giúp làm giảm bớt một số tình trạng mãn tính chẳng hạn như trầm cảm, đau, lo lắng và mất ngủ.
Có thể tập yoga tại nơi làm việc không?
Hẳn ai cũng biết nếu chỉ ngồi tại bàn làm việc suốt ngày là điều không nên. Vì vậy, thay vì dành cả ngày trên ghế văn phòng, hãy thử tập một số động tác yoga vào giờ nghỉ trưa để thư giãn gân cốt và giúp cơ thể lấy lại năng lượng.
Bạn có thể nghĩ rằng chiếc ghế bạn luôn phải ngồi khi làm việc không phải là thứ có thể giúp bạn tĩnh tâm, nhưng nó là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong khi ở văn phòng. Một số tư thế yoga bạn có thể thử với chiếc ghế của bạn:
Tư thế cái cây kết hợp với ghế: Bắt đầu bằng cách giữ thăng bằng trên chân phải của bạn. Nâng chân trái và đặt bàn chân trái lên đùi chân phải. Bạn có thể đặt chân trái lên các vị trí thấp hơn như đầu gối hoặc cẳng chân phải nếu như bạn gặp khó khăn khi đặt lên đùi. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy hông trái giãn ra.
Đặt một bàn tay lên chiếc ghế để giữ thăng bằng. Khi bạn đã thực hiện được tư thế, bắt đầu điều chỉnh nhịp thở. Sau khi giữ tư thế đó 5-10 nhịp đếm, đổi bên.
Tư thế đại bàng ngồi: Để thực hiện tư thế này, bạn nên ngồi thoải mái trên ghế. Đưa khuỷu tay trái xuống bên dưới khuỷu tay phải rồi nắm hai bàn tay lại.
Tiếp theo, bắt chéo một chân lên chân còn lại đang đặt trên sàn nhà. Khép đùi lại gần nhau, và giữ mu bàn chân của chân bên trên chạm vào mặt sau cổ chân của chân chống trên mặt đất. Bạn sẽ cảm thấy sức ép ở bên trong đùi của mình. Giữ 5-7 nhịp đếm. Đổi bên.
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn phát triển khả năng nhận thức của con yêu
Tư thế vũ công: Giữ thăng bằng trên chân phải, vịn hờ vào lưng ghế (hoặc bàn hay tường) bằng tay phải. Chân trái giơ cao phía sau lưng rồi dùng tay trái nắm lấy má chân, chỗ bên ngón cái rồi kéo căng tay lên. Tay phải duỗi thẳng về phía trước. Giữ 5-7 nhịp đếm. Lặp lại với bên còn lại.
>>>>>Xem thêm: Điều trị sâu răng khi mang thai
Tư thế đài sen: Ngồi ở tư thế hoa sen hoặc xếp bằng. Hít thở. Sau đó đổi bên.
Bạn cũng có thể di chuyển một chút xung quanh bàn để thử những tư thế khác, chẳng hạn như thả lỏng và lắc cổ tay hoặc vươn vai, để có thể kéo giãn cơ thể.
Những điều cần lưu ý khi tập yoga
Nói chung yoga an toàn cho hầu hết những người khỏe mạnh, nhất là khi tập luyện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên đã qua đào tạo. Nhưng cũng có một số tình huống khi tập yoga có thể gây ra rủi ro. Bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu tập yoga nếu bạn có mắc bất kỳ bệnh hoặc có một trong các dấu hiệu sau đây:
- Thoát vị đĩa đệm
- Dễ đông máu
- Các bệnh về mắt, như bệnh tăng nhãn áp
- Mang thai – mặc dù yoga nói chung là an toàn đối với phụ nữ mang thai, nhưng cũng nên tránh một số tư thế nhất định
- Các vấn đề khả năng giữ thăng bằng
- Loãng xương nặng
- Huyết áp không kiểm soát được.
Làm việc tại bàn cả ngày dài không chỉ nhàm chán mà còn gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Yoga là một gợi ý tuyệt vời cho bạn và đồng nghiệp để tập thể dục, tận hưởng thời gian làm việc và nâng cao năng suất công việc.
Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:
- 5 bài tập cơ xương khớp dành riêng cho giới văn phòng