5 mẹo giúp bạn vượt qua quá trình phục hồi chấn thương

5 mẹo giúp bạn vượt qua quá trình phục hồi chấn thương

5 mẹo giúp bạn vượt qua quá trình phục hồi chấn thương

Phục hồi chấn thương không chỉ đơn giản là chữa lành những khu vực chịu thương tổn trên cơ thể. Quá trình này còn tạo tiền đề giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp thể thao của mình. 

Bạn đang đọc: 5 mẹo giúp bạn vượt qua quá trình phục hồi chấn thương

Chấn thương là một phần dường như không thể thiếu của những môn thể thao mang tính cạnh tranh, bao gồm:

  • Các môn thiên về sức mạnh như cử tạ, ném tạ…
  • Những môn yêu cầu sự bền bỉ như điền kinh, đua xe đạp…
  • Các môn có sự tiếp xúc như bóng đá, bóng bầu dục…

Thực tế, việc thường xuyên thi đấu với cường độ cao sẽ không tốt cho sức khỏe bạn. Đôi khi, những nỗ lực để đạt đến trình độ vận động viên chuyên nghiệp có thể khiến cơ thể bạn “hao mòn’ theo thời gian.

Để bảo vệ cơ thể khi tham gia những môn thể thao như trên, ngoài việc giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh chấn thương, bạn cũng nên tìm hiểu các phương pháp phục hồi chấn thương hiệu quả và nhanh chóng.

Vậy, bạn đã biết làm thế nào để phục hồi chấn thương ở một vận động viên chuyên nghiệp hay đơn giản chỉ là người yêu thích chơi thể thao chưa? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 5 cách đẩy nhanh thời gian hồi phục.

1. Xác định thời điểm bắt đầu quá trình phục hồi

Trong vài trường hợp, nhằm đạt được tiến độ hồi phục như mong đợi, một số người chơi thể thao và cả những vận động viên lành nghề sẽ phải đấu tranh rất nhiều với các yếu tố tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như:

  • Thời gian biểu
  • Gia đình
  • Công việc thường ngày
  • Những cam kết trong hợp đồng của vận động viên

Ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài và cách khắc phục

Những vấn đề trên có thể khiến bạn gặp khó khăn không chỉ trong việc hoàn thành các bài tập vật lý trị liệu để hồi phục cơ thể mà còn bao gồm cả tối ưu hóa các yếu tố hỗ trợ nâng cao tỷ lệ thành công của quá trình phục hồi chấn thương, ví dụ như:

  • Ngủ đúng cách và đủ giấc
  • Lên kế hoạch tập luyện phù hợp
  • Kiểm soát yếu tố tâm lý

Như vậy, thời gian để tham gia quá trình hồi phục sẽ là vấn đề lớn nếu bạn thường xuyên phải đi công tác hoặc cần phải đến trường lớp.

Mặt khác, những yếu tố trên còn ngăn cản bạn thực hiện một số điều chỉnh cho các hoạt động thường ngày để phục hồi sau cơn đau. Chẳng hạn như, nếu bạn di chuyển liên tục và tiếp tục khuân vác nhiều đồ nặng, cơn đau ở khu vực bả vai sẽ không bao giờ thuyên giảm. Ngoài ra, việc thi đấu bóng rổ mỗi tuần lại càng khiến tình trạng viêm gân xương bánh chè trở nên tệ hơn.

Do đó, bạn nên cố gắng kiểm soát những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chấn thương như gia đình, công việc, thời gian biểu mỗi ngày… trước khi bắt đầu thực hiện. Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia cũng là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn gặp khó khăn trong việc này.

Một nguyên nhân khác khiến bạn nên giải quyết các yếu tố ảnh hưởng bên trên đó là chi phí cho một liệu trình hồi phục không hề rẻ. Vì vậy, bạn sẽ cần “tận dụng” nó nhiều nhất có thể.

2. Ngưng tìm kiếm sự trợ giúp từ các diễn đàn và kênh truyền thông xã hội

Phần lớn trường hợp, việc yêu cầu tư vấn làm sao để phục hồi chấn thương trên những trang mạng xã hội như facebook, twitter hay diễn đàn thể thao không đem lại kết quả như mong đợi.

5 mẹo giúp bạn vượt qua quá trình phục hồi chấn thương

Thông tin trên facebook không phải lúc nào cũng đúng.

Theo bác sĩ, chi phí cho một chuyên gia trị liệu lành nghề chắc chắn sẽ rẻ hơn so với những gì bạn bỏ ra cho những hướng dẫn từ internet, bao gồm:

  • Thời gian
  • Công sức
  • Tiền bạc cho các chi tiêu ăn, ngủ, chất bổ sung, tập huấn

3. Tìm kiếm chuyên gia phục hồi chấn thương lành nghề

Trong lĩnh vực này, một chuyên gia lành nghề phù hợp với bạn sẽ :

  • Dành 40 phút để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và 15 phút tiếp theo nói về những phương pháp điều trị khả thi.
  • Nắm rõ những vấn đề liên quan đến cơn đau cũng như mô hình tâm – sinh – xã.
  • Có kiến thức về môn thể thao mà bạn tham gia, ví dụ như nâng tạ hay điền kinh.
  • Hỏi thăm về một số bệnh lý mà bạn có thể đang đối mặt.
  • Dành thời gian lắng nghe và tham vấn cùng bạn.
  • Tôn trọng thời gian học tập cũng như công việc của bạn.
  • Hỗ trợ bạn sắp xếp thời gian biểu sao cho phù hợp với liệu trình phục hồi chấn thương, đồng thời điều chỉnh những công việc thường ngày của bạn.

4. Hãy kiên nhẫn và tuyệt đối không lạm dụng quá trình hồi phục

Cơ thể sẽ cần thời gian để có thể quay về trạng thái khỏe mạnh như xưa trước khi tiếp tục theo đuổi những mục tiêu mà bạn đề ra. Chính vì vậy, những gì bạn nên làm lúc này là chờ đợi và thả lỏng tinh thần cũng như thể chất.

Tuy nhiên, không ít vận động viên mang tâm lý vội vàng và mong muốn quay lại “cuộc chiến” của mình càng sớm càng tốt bởi nhiều lý do như:

  • Niềm đam mê với môn thể thao mà họ chọn
  • Nỗi lo lắng về việc xuống phong độ

Do đó, lúc này họ có thể lựa chọn cách áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp phục hồi chấn thương.

Thực tế, khi đã có nền tảng sức khỏe, khả năng điều hòa và kỹ thuật tốt, bạn sẽ không tốn nhiều thời gian để xây dựng lại chúng sau quãng thời gian hồi phục. Ngược lại, cố gắng thúc đẩy việc phục hồi chấn thương có nguy cơ trì hoãn thời điểm quay lại “cuộc đua” của bạn sau nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm.

5. Xem quá trình phục hồi chấn thương là cơ hội cải thiện bản thân

Theo bác sĩ, quá trình hồi phục không đáng sợ như một số người nghĩ. Nếu bạn áp dụng đúng cách, đây sẽ là cơ hội tốt giúp bạn nâng cao thể chất nói chung, từ đó cải thiện hiệu suất hoạt động tổng thể lâu dài.

Mặt khác, phục hồi chấn thương đồng thời cũng có khả năng tối ưu hóa những yếu tố có thể giúp bạn đạt thành tích cao khi thi đấu.

5 mẹo giúp bạn vượt qua quá trình phục hồi chấn thương

Nếu phục hồi chấn thương đúng cách, bạn sẽ có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp thể thao của mình.

Chuyên gia trị liệu phục hồi sẽ cung cấp cho bạn danh sách những hoạt động hữu ích có khả năng duy trì hay thậm chí là cải thiện thể lực trong thời gian phục hồi. Ngoài ra, họ cũng sẽ giúp bạn:

  • Gia tăng lực ở cơ bắp
  • Rèn luyện sức bền
  • Cải thiện tốc độ di chuyển
  • Nâng cao độ dẻo dai

Đối phó với tình trạng đau nhức và mất cân bằng cơ bắp

Để phòng ngừa chấn thương phát sinh, xoa dịu cơn đau nhức và duy trì sức khỏe xương khớp, những gì bạn cần làm sẽ gồm:

  • Kéo dài thời gian tập luyện. Tuy nhiên, không nên tập quá sức.
  • Làm việc chăm chỉ hơn.

Bên cạnh đó, điều này còn giúp bạn đối phó với sự mất cân bằng cơ bắp.

Tối ưu hóa quá trình phục hồi chấn thương là tối ưu hóa hiệu suất tập luyện

Theo nhiều chuyên gia, việc nâng cao chất lượng quá trình phục hồi có nhiều điểm tương đồng với cải thiện hiệu suất luyện tập, chẳng hạn như:

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ kém là một yếu tố rủi ro lớn gây nên các tình trạng chấn thương thể thao và cơn đau mãn tính, từ đó làm giảm hiệu suất tập luyện.

Tìm hiểu thêm: Trà tim sen trị mất ngủ và 8 công dụng tuyệt vời khác

5 mẹo giúp bạn vượt qua quá trình phục hồi chấn thương
Giấc ngủ góp phần không nhỏ trong quá trình ngăn chặn và phục hồi chấn thương.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể áp dụng một số quy tắc đơn giản như sau:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ vào mỗi ngày.
  • Hãy cố gắng tạo thói quen thức dậy theo cơ chế sinh học, đừng phụ thuộc vào chuông báo thức.
  • Hạn chế hoặc ngưng hẳn việc dùng thức uống chứa caffeine (cafe, trà…) và cồn (bia, rượu…) sau 3 giờ chiều.
  • Tạo môi trường mát mẻ và không gian yên tĩnh trong phòng ngủ.
  • Hạn chế dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Trong trường hợp những biện pháp trên không đem lại hiệu quả như mong đợi, bạn nên mau chóng đến gặp bác sĩ.

Một tình trạng sức khỏe mà nhiều vận động viên dễ dàng mắc phải, khiến giấc ngủ của họ không ổn định, là chứng ngưng thở khi ngủ. Để xoa dịu các triệu chứng, bạn sẽ cần chú ý đến trọng lượng cơ thể, đồng thời cắt giảm cường độ tập luyện.

Tuy vậy, một số vận động viên sẽ không đồng ý với phương pháp trên. Khi đó, các chuyên gia phục hồi sẽ cần đưa ra nhiều hướng đi khác để cải thiện giấc ngủ.

Yếu tố tâm lý – xã hội

Tình trạng căng thẳng, lo âu hay thậm chí trầm cảm có thể dẫn đến một loạt hệ quả nghiêm trọng như:

  • Tăng rủi ro chấn thương thể thao xảy ra
  • Đau mạn tính
  • Giảm hiệu suất luyện tập
  • Trì hoãn thời gian hồi phục

Để cải thiện vấn đề trên, bạn có thể áp dụng những biện pháp thông dụng như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
  • Tập luyện vừa sức.
  • Ngủ ngon giấc.
  • Học cách nói “không” trước yêu cầu của người khác.
  • Sắp xếp mọi thứ trong phòng gọn gàng, ngăn nắp.
  • Dành nhiều thời gian cho người thân trong gia đình và bạn bè.
  • Tham gia các hoạt động thư giãn để giảm thiểu căng thẳng, ví dụ như 10 phút đi bộ sau bữa ăn tối.

5 mẹo giúp bạn vượt qua quá trình phục hồi chấn thương

>>>>>Xem thêm: Mệt mỏi và sốt nhẹ là dấu hiệu của bệnh gì?

Dành thời gian bên bạn bè và người thân giúp bạn giải tỏa phần nào áp lực tâm lý – xã hội.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia hồi phục, nhất là khi hiệu quả luyện tập không có dấu hiệu cải thiện hoặc cơn đau ở khu vực chấn thương vẫn không có xu hướng thuyên giảm.

Thực tế, không ít người đánh giá thời gian tham gia quá trình phục hồi chấn thương là giai đoạn căng thẳng nhất cuộc đời. Tuy vậy, bạn không cần quá lo lắng về điều đó. Việc áp dụng những mẹo nhỏ cũng như quy tắc bên trên sẽ giúp bạn mau chóng vượt qua khoảng thời gian này, đồng thời tạo cơ hội phát triển sự nghiệp thể thao của bạn về lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *