Bạn đang đọc: 5 thắc mắc về việc hoãn chu kỳ kinh bằng thuốc ngừa thai
Là phụ nữ, hẳn bạn đã từng có thắc mắc về việc sử dụng thuốc tránh thai để hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Vậy thực hư chuyện này là thế nào?
Dùng thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt là một cách hiệu quả nếu chị em phụ nữ không muốn ngày “đèn đỏ” của mình ảnh hưởng đến những dự định hay sự kiện quan trọng trong đời. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn còn e ngại liệu việc dùng những loại thuốc này để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt có tốt cho sức khỏe hay không? Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và thuốc tránh thai mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
Nội Dung
- 1 Phụ nữ nên có kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng. Vậy việc hoãn kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi hay không?
- 2 Tôi có thể bỏ qua chu kỳ kinh nguyệt trong bao lâu?
- 3 Uống thuốc tránh thai liên tục có làm giảm tác dụng tránh thai của thuốc không?
- 4 Có phải bất kỳ loại thuốc tránh thai nào cũng có thể kéo giãn thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt?
- 5 Ngoài việc uống các loại thuốc tránh thai, tôi có thể trì hoãn kinh nguyệt trong thời gian dài bằng miếng dán ngừa thai không?
Phụ nữ nên có kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng. Vậy việc hoãn kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi hay không?
Câu trả lời là không. Việc không có kinh nguyệt trong nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm hoàn toàn an toàn. Nếu không tin, bạn hãy thử nghĩ đến các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có thể không có kinh nguyệt trong vòng 2 năm. Thêm vào đó, thuốc tránh thai hay vòng tránh thai khiến niêm mạc tử cung trở nên cực mỏng, vì vậy mà bạn sẽ ra máu kinh rất ít.
Tôi có thể bỏ qua chu kỳ kinh nguyệt trong bao lâu?
Bạn có thể không có chu kỳ kinh nguyệt bao lâu là do mong muốn của bạn vì điều này thực sự an toàn. Nó tùy thuộc vào liệu bạn có cảm thấy thoải mái và bạn có bị chảy máu bất thường giữa chu kỳ hay không. Dù vậy, chảy máu giữa chu kỳ là điều hoàn toàn bình thường và chỉ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang điều chỉnh để tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai. Nếu bạn không thích điều này, bạn có thể có kinh trở lại. Bằng việc có kinh trở lại mỗi 3-4 tháng, bạn có thể kiểm soát tình trạng chảy máu giữa chu kỳ.
Uống thuốc tránh thai liên tục có làm giảm tác dụng tránh thai của thuốc không?
Câu trả lời là không. Khi bạn sử dụng thuốc được một tuần, thuốc tránh thai hay vòng tránh thai vẫn có tác dụng như cũ. Đối với những người chọn có kinh nguyệt mỗi tháng hay những người không muốn, thuốc cũng cho tác dụng ngang nhau. Điều duy nhất khiến thuốc mất đi tác dụng là khi bạn quên uống thuốc theo đúng đơn đã kê. Các nghiên cứu trên những phụ nữ uống thuốc tránh thai liên tục cho thấy họ luôn nhớ uống thuốc thường xuyên vì họ muốn ngày “đèn đỏ” của mình ít hơn.
Có phải bất kỳ loại thuốc tránh thai nào cũng có thể kéo giãn thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt?
Đúng vậy. Thuốc tránh thai dùng để tiếp tục hoặc kéo dài chu kỳ kinh nguyệt. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên uống thuốc tránh thai loại một pha (có chứa cùng lượng hormone trong từng viên thuốc). Hơn nữa, thuốc loại một pha có thể giúp bạn ít bị chảy máu giữa chu kỳ hơn các loại thuốc nhiều pha nếu bạn dùng thuốc liên tục. Sau đây là một số loại thuốc cụ thể có thể giúp bạn trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt:
Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc tránh thai sẽ tùy thuộc vào bạn và bác sĩ tư vấn. Hãy nhớ rằng bạn có thể giảm các triệu chứng khi thiếu thuốc và chảy máu bất ngờ giữa kỳ bằng cách uống thuốc không hoạt tính chỉ trong 3-4 ngày thay vì nguyên tuần như đã nói ở trên hoặc thay đổi thuốc không hoạt tính bằng thuốc chứa estrogen liều lượng thấp.
Ngoài việc uống các loại thuốc tránh thai, tôi có thể trì hoãn kinh nguyệt trong thời gian dài bằng miếng dán ngừa thai không?
Câu trả lời là không. Khác với thuốc ngừa thai, cách thức vận chuyển hormone trong miếng dán khiến bạn cần phải có một khoảng thời gian không sử dụng miếng dán là 1 tuần mỗi tháng. Ngoài ra, việc sử dụng liên tục miếng dán có thể làm tăng nguy cơ gây cục máu đông cho cơ thể.
Như vậy, bên cạnh tác dụng ngừa thai ngoài ý muốn, thuốc ngừa thai còn là cách hiệu quả và an toàn giúp bạn không còn lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng như trước nữa. Nếu bạn không thể uống được thuốc tránh thai và vẫn muốn có ít kinh nguyệt hơn, hãy thử sử dụng vòng tránh thai nội tiết hay phương pháp cấy ghép. Dù sử dụng biện pháp tránh thai nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bạn nhé.
>>>>>Xem thêm: Yếu sinh lý ở nam: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị yếu sinh lý là gì?