5 thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ

5 thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ

Các chuyên gia đã phát hiện ra có hơn 160 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, trong đó có sữa – một loại đồ uống quen thuộc với trẻ em.  Dưới đây là danh sách 6 món ăn, thức uống làm trẻ bị dị ứng nhiều nhất

Bạn đang đọc: 5 thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ

Tất cả các thực phẩm đều có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ nhưng 90% số ca dị ứng lại chủ yếu đến từ 6 nhóm thực phẩm: sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt, đậu nành và lúa mì. Bài viết sau sẽ giúp các bà mẹ biết được các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thức ăn ở trẻ.

Xác định thực phẩm gây dị ứng cho bé

Bạn nên cho bé ăn các loại thức ăn mới dần dần, từng loại tại một thời điểm trong trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm. Nếu cho bé dùng một lượt nhiều thực phẩm mới lạ, bạn khó xác định được bé dị ứng với loại thực phẩm cụ thể nào. Ví dụ, nếu bạn cho bé ăn ba loại thực phẩm mới trong một ngày và bé bị phản ứng dị ứng, bạn sẽ không biết những loại thực phẩm nào đã gây tình trạng kích ứng ở bé.

Các loại thức ăn hay thứ tự ăn không phải là điều bạn cần quan tâm, miễn là bạn cho bé ăn các loại thực phẩm lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng. Mỗi khi cho bé ăn một món mới, bạn nên chờ 3 – 5 ngày rồi mới thêm một món khác vào thực đơn.

5 loại thực phẩm gây dị ứng cho trẻ

1. Sữa bò

Nghiên cứu cho thấy tình trạng dị ứng với sữa bò ở trẻ dưới 3 tuổi chiếm khoảng 2-3%. Nguyên nhân khiến thức uống này thành một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là vì đây là loại thức ăn đầu tiên trẻ sơ sinh hấp thụ với số lượng lớn, đặc biệt là dưới dạng bú bình.

Khi bị dị ứng, trẻ sẽ có dấu hiệu đau bụng hoặc viêm da. Lúc này, các mẹ phải tránh cho sữa vào trong khẩu phần ăn của trẻ. Đối với các trẻ bú mẹ nhưng vẫn xuất hiện các dấu hiệu trên thì bạn cũng phải ngưng cả sữa bò trong khẩu phần ăn của mình.

2. Trứng

Dị ứng với trứng ở trẻ em chủ yếu là do lòng trắng trứng gây ra. Tuy nhiên lòng trắng có thể lẫn vào lòng đỏ nên để an toàn nhất, các mẹ nên tránh cho bé ăn trứng khi có dấu hiệu dị ứng. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, đạm, chất khoáng và các loại vitamin, bạn có thể thay thế trứng bằng các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đương như thịt cá, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt và hạt của các loại cây họ đậu. Bạn nên cẩn thận khi cho trẻ ăn bánh mì vì một số loại bánh mì có thể được phủ trứng ở bề mặt. Ngoài ra, một số thức ăn chiên giòn cũng có chứa thành phần trứng trong bột.

3. Đậu phộng và các loại hạt

Giống như trứng, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng không nhất thiết phải có đậu phộng. Phần lớn những người dị ứng với đậu phộng lại không dị ứng với các loại họ đậu khác. Thậm chí, sau khi được kiểm tra máu và da, người bị dị ứng với đậu phộng còn có dấu hiệu phản ứng tích cực với các loại đậu khác.

Các loại hạt như óc chó, hồ đào, hạt điều, hạt Brazil, hạnh nhân, hạt phỉ có thể gây ra dị ứng với mức độ nghiêm trọng giống với dị ứng với đậu phộng. Một trẻ có thể chỉ dị ứng với 3 loại hạt trong khi trẻ khác lại dị ứng với rất nhiều loại. Chúng ta không thể biết được loại nào gây dị ứng, loại nào không. Vì vậy để an toàn, bạn nên cho trẻ kiêng tất cả các loại hạt. Khi biết được tình trạng của con, các phụ huynh nên cho người giữ trẻ, giáo viên, bạn bè và các thành viên khác trong gia đình biết để phòng tránh tuyệt đối. Ngay với số lượng hạt nhỏ nhất trong khẩu phần ăn cũng có thể gây ra triệu chứng. Phần lớn những ca dị ứng nghiêm trọng nhất là các ca dị ứng với hạt.

4. Đậu nành

Cũng giống như dị ứng với sữa bò, trẻ dị ứng với sữa đậu nành thường có các triệu chứng phát ban, sổ mũi, thở khò khè, tiêu chảy, nôn… do đạm đậu nành gây ra. Một số trẻ sơ sinh dị ứng với sữa bò, sau khi chuyển sang sữa đậu nành vẫn xuất hiện các dấu hiệu dị ứng. Tốt nhất là bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại sữa bột thích hợp cho bé. Các loại sữa này thường có thành phần đạm và axit amin thủy phân. Do vậy,  trẻ dị ứng đậu nành vẫn có thể an toàn với dầu nành do thành phần chứa rất ít đạm. Lexithin là chiết xuất chất béo từ đậu nành. Lexithin có hàm lượng đạm đậu nành rất thấp nên thường an toàn với những người dị ứng.

5. Lúa mì và gluten

Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo và yến mạch thường được khuyến khích sử dụng do ít gây ra các vấn đề về dị ứng. Trẻ nào không dị ứng với yến mạch cũng sẽ không gặp vấn đề gì với lúa mì. Lúa mì thường được tìm thấy trong nhiều thực phẩm đã qua chế biến, nhưng ít gây dị ứng hơn các thực phẩm khác.

Có 2 loại phản ứng miễn dịch tiêu cực do lúa mì gây ra. Loại thứ nhất bao gồm các triệu chứng điển hình như phát ban hay thở khò khè ngay sau khi trẻ ăn thức ăn có chứa lúa mì. Loại thứ 2 gây ra bệnh đường ruột.

Gluten là loại đạm có trong các ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen hay đại mạch. Đối với những trẻ nhạy cảm, dị ứng gluten sẽ gây phá hủy thành ruột non và cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Các tổn thương này có thể khó phát hiện được trong một thời gian.

Một số triệu chứng tiêu biểu do bệnh đường ruột gây ra là đau bụng, tiêu chảy, dễ nổi nóng, sụt cân, trẻ phát triển chậm. Dấu hiệu bệnh đường ruột có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ sử dụng ngũ cốc lần đầu tiên nhưng cũng có trường hợp phải đến giai đoạn vị thành niên, thậm chí trưởng thành, mới phát hiện và chữa trị do triệu chứng chỉ gây ảnh hưởng nhỏ nhưng âm ỉ kéo dài.

Triệu chứng dị ứng thực phẩm cần phải theo dõi của bé

Triệu chứng dị ứng thường xuất hiện rất sớm sau khi bé ăn – thường là trong vòng một vài phút đến vài giờ. Nếu bạn cho bé ăn một món ăn mới, hãy xem xét những triệu chứng sau:

  • Phát ban hoặc da bé bị sưng lên với những đường viền đỏ
  • Da bé ửng đỏ hoặc bị phát ban
  • Khuôn mặt, lưỡi hoặc môi của bé bị sưng
  • Ói mửa hoặc tiêu chảy
  • Ho hoặc thở khò khè
  • Khó thở
  • Mất ý thức
  • Phản ứng dị ứng nặng có thể gây tử vong rất nhanh. Nếu bé khó thở/thở khò khè, sưng phù mặt/môi, bị nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng sau khi ăn, hãy ngay lập tức gọi số điện thoại cấp cứu 115.

    Đối phó với dị ứng thực phẩm ở mức độ thường ở trẻ em

    Nếu bạn thấy bé bị các triệu chứng thường gặp khi dị ứng nhẹ như nổi mề đay hoặc phát ban, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để đánh giá chính xác hơn tình trạng của bé. Một khi loại dị ứng của bé được xác định, bác sĩ sẽ vạch ra một kế hoạch điều trị cụ thể và đối phó với các nguy cơ ngẫu nhiên có thể xảy ra.

    Hãy nhớ rằng, phản ứng dị ứng với thức ăn có thể nhẹ ở lần đầu tiên nhưng có thể trở nên nặng hơn ở lần sau. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về bất kỳ triệu chứng dị ứng nào ở bé.

    Một số dị ứng lại thường mất dần theo thời gian. Dị ứng trứng và sữa thường mất đi khi bé lớn lên, nhưng dị ứng đậu phộng, hạt cây và động vật có vỏ cứng lại có xu hướng tồn tại lâu dài.

    Bảo vệ bé khỏi dị ứng thực phẩm

    Nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyên bạn nên đợi bé lớn hơn một chút – cho tới khi bé được 9 hoặc 10 tháng tuổi – trước khi bạn cho bé dùng các loại thực phẩm gây dị ứng được liệt kê ở trên. Thậm chí nếu bé không có nguy cơ dị ứng với các loại thức ăn này, các chuyên gia vẫn lưu ý rằng phản ứng dị ứng ở trẻ lớn vẫn có thể dễ dàng kiểm soát hơn so với ở trẻ nhỏ.

    Bạn không nên cho bé dưới 1 tuổi uống sữa bò bởi các protein trong sữa nguyên chất có thể gây kích ứng dạ dày của bé. Tuy nhiên, sữa chua và phô mai mềm lại tốt cho bé bởi các protein trong các sản phẩm sữa này đã được chia nhỏ và ít có khả năng gây ra vấn đề. Bạn cũng nên chỉ cho bé dùng mật ong khi bé đã được ít nhất 1 tuổi (một số chuyên gia cho rằng nên để đến khi bé được 2 tuổi) – do mật ong có thể gây ra ngộ độc ở bé sơ sinh.

    Nếu có triệu chứng dị ứng, mẹ hãy đem trẻ đến bác sĩ nhi khoa ngay. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm gây dị ứng cũng như sự khác biệt giữa dị ứng thức ăn và chứng khó tiêu thông thường để đưa ra cách giải quyết phù hợp.

    >>>>>Xem thêm: Review 4 loại ngũ cốc gạo lứt huyết rồng nhiều người tìm kiếm hiện nay

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *