Tràn dịch màng phổi là một tình trạng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bệnh nhân. Người sống chung với bệnh nên đến gặp bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt trước khi nhiễm trùng hoặc các biến chứng nguy hiểm khác xảy ra. Đồng thời, thực hiện thêm các cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn bệnh tái phát sau khi điều trị thành công.
Bạn đang đọc: 6 Cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà giúp giảm nhẹ triệu chứng
Ngoài tuân thủ chỉ định điều trị và duy trì một lối sống lành mạnh thì có những cách điều trị tràn dịch màng phổi nào khác mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà? Mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nội Dung
- 1 6 cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà
- 1.1 Nghỉ ngơi hợp lý
- 1.2 Tập hít thở sâu
- 1.3 Có thể bạn quan tâm
- 1.4 Quan tâm đến chế độ ăn uống là cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà đơn giản nhất
- 1.5 Cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà: Bỏ hút thuốc
- 1.6 Cách chữa tràn dịch màng phổi: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- 1.7 Có thể bạn quan tâm
- 1.8 Cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà bằng các bài tập thể dục
- 2 Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
6 cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà
Áp dụng các cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà sau đây sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát sau điều trị:
Nghỉ ngơi hợp lý
Tràn dịch màng phổi là một căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp, có thể khiến người bệnh khó thở, đau tức ngực, sốt và mệt mỏi. Vì vậy, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều và tránh các hoạt động thể chất có thể làm tăng cơn đau hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp. Hãy tìm tư thế và vị trí thoải mái, ít gây khó chịu nhất để nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
Tập hít thở sâu
Tập hít thở sâu cũng là một trong những cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà mà bạn có thể áp dụng hàng ngày. Hít sâu và thở ra từ từ sẽ giúp hỗ trợ tăng sức khỏe và sức đề kháng cho phổi, lồng ngực. Đầu tiên, hãy kê gối và ấn nhẹ vào ngực khi ho hoặc hít thở sâu. Cố gắng hít thở sâu và giữ lâu nhất có thể, sau đó, thở hết khí ra ngoài.
Bệnh nhân có thể được cung cấp một vài dụng cụ hỗ trợ để giúp hít thở sâu. Đặt miếng nhựa vào miệng, tập hít thở chậm và sâu. Sau đó, cho hết khí ra ngoài và ho. Lặp lại các bước này 10 lần mỗi giờ.
Có thể bạn quan tâm
Tràn dịch màng phổi có chữa được không?
Quan tâm đến chế độ ăn uống là cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà đơn giản nhất
Bệnh nhân nên cố gắng duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều rau xanh, trái cây và protein. Hạn chế đường, tinh bột, chất béo và rượu bia. Ưu tiên ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu với đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm duy trì mức năng lượng và cân nặng hợp lý. Ăn uống lành mạnh là vô cùng quan trọng kể cả trong và sau khi điều trị tràn dịch màng phổi.
Cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà: Bỏ hút thuốc
Tìm hiểu thêm: Có nên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không?
Khói thuốc lá được xem như kẻ thù của hệ hô hấp. Hút thuốc gây kích ứng phổi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, tổn thương cấu trúc phổi gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn.….. Vì vậy, nếu bệnh nhân có thói quen hút thuốc hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt, đồng thời tránh xa khói thuốc từ những người xung quanh (hút thuốc thụ động).
Ngoài ra, bạn cũng nên tập những thói quen lành mạnh như rửa tay thường xuyên, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ mỗi đêm.
Cách chữa tràn dịch màng phổi: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ cũng là cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà tốt nhất mà bệnh nhân nên thực hiện. Bạn có thể được bác sĩ kê đơn bất cứ loại thuốc nào sau đây:
- Thuốc lợi tiểu giúp giảm lượng nước thừa do suy tim hoặc các vấn đề khác, là nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi.
- Thuốc kháng sinh điều trị tràn dịch màng phổi, giúp kiểm soát nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen để giúp giảm sưng viêm, đau hoặc sốt.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt chứa acetaminophen (paracetamol).
- Các loại siro ho và thuốc giảm ho khác.
- Thuốc steroid hoặc các loại thuốc khác để giảm sưng.
Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy thăm khám và trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng thuốc được kê đơn không hiệu quả hoặc gặp phải tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, cũng như các loại thuốc, vitamin và thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.
Có thể bạn quan tâm
Điều trị tràn dịch màng phổi bao lâu?
Cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà bằng các bài tập thể dục
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh hoạt động thể chất trong khi điều trị tràn dịch màng phổi. Sau khi điều trị, bạn vẫn có thể tập thể dục bình thường để điều hòa huyết áp, giải tỏa căng thẳng và cải thiện khả năng hô hấp tốt hơn. Nếu bạn không thường xuyên tập thể dục, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu. Bác sĩ có thể đề xuất một kế hoạch tập thể dục phù hợp hoặc chỉ định bạn tập vật lý trị liệu hô hấp nếu cần.
>>>>>Xem thêm: 8 cách tẩy tế bào chết body tại nhà đơn giản, hiệu quả
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây:
- Thở gấp hoặc khó thở
- Đau ngực dữ dội
- Bị sốt
- Các vấn đề về hô hấp (ho, khó thở, đau ngực,…) không biến mất hoặc trở nên nghiêm trọng hơn
- Ho ra đàm vàng, xanh, xám hoặc lẫn máu.
Ngoài ra, nếu tràn dịch màng phổi là do một bệnh lý tiềm ẩn như ung thư, suy tim sung huyết hoặc bệnh phổi gây ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách sống chung với bệnh tốt nhất. Nếu gặp phải những thay đổi bất thường hoặc có thêm triệu chứng mới thì đừng chần chờ mà hãy thăm khám sớm nhé!
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn biết thêm những cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà để giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hãy phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị và duy trì những thói quen lành mạnh tại nhà để bệnh nhanh khỏi.