Hẹ là một trong những cây gia vị gần gũi, là vị thuốc quý với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu từng công dụng của lá hẹ để biết cách sử dụng loại rau ăn lá nhiều ích lợi này.
Bạn đang đọc: 6 công dụng của lá hẹ và cách tận dụng hiệu quả lợi ích của lá hẹ cho bé
Nếu có ý định tìm kiếm một loại rau vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng tốt cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ thì hẹ là một lựa chọn không thể bỏ qua. Loại cây này đã được trồng từ rất lâu nhằm mục đích nấu ăn và làm nguyên liệu trong các bài thuốc dân gian.
Y học hiện đại đã chứng thực, tác dụng của hẹ đến từ nguồn dinh dưỡng phong phú bao gồm vitamin nhóm B, vitamin K, các khoáng chất như đồng, sắt, mangan, canxi, riboflavin… cùng hàng loạt những hợp chất có nguồn gốc thực vật quý giá. Tham khảo ngay những công dụng của lá hẹ trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.
>>> Bạn có thể xem thêm: Lợi ích của nước cơm đối với trẻ và cách làm nước cơm giàu dưỡng chất
Nội Dung
- 1 6 công dụng tuyệt vời của lá hẹ với sức khỏe trẻ em
- 1.1 1. Cải thiện khả năng nhận thức
- 1.2 Bạn có thể xem thêm:
- 1.3 2. Công dụng của lá hẹ giúp tăng cường thị lực, bổ mắt
- 1.4 3. Tốt cho hệ xương khớp
- 1.5 Bạn có thể xem thêm:
- 1.6 4. “Bài thuốc” mát gan, giải độc tự nhiên
- 1.7 5. Công dụng của lá hẹ trong kiểm soát triệu chứng viêm
- 1.8 Bạn có thể xem thêm:
- 1.9 6. Tác dụng của hẹ với hệ tiêu hóa
- 2 Làm thế nào để tận dụng hiệu quả hết những công dụng của lá hẹ?
6 công dụng tuyệt vời của lá hẹ với sức khỏe trẻ em
Sự thật rằng hẹ rất dễ trồng, bạn có thể thu hoạch lá thường xuyên để ăn như một loại rau hoặc làm thuốc chữa bệnh khi cần thiết. Dưới đây là những công dụng của lá hẹ mà bạn nên quan tâm:
1. Cải thiện khả năng nhận thức
Đây là công dụng của lá hẹ đầu tiên cần đề cập. Có thể nói, lá hẹ là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào, bao gồm cả folate (dạng tự nhiên của vitamin B9). Dưỡng chất này được biết đến với vai trò tăng cường khả năng nhận thức cho trẻ. Theo đó, chức năng này đảm bảo trẻ có thể dễ dàng bộc lộ nội tâm, nhận ra nhu cầu và cảm xúc của người khác, đồng thời đưa ra những lập luận, phán đoán đúng đắn cho bản thân…
Bạn có thể xem thêm:
Bật mí 9 lợi ích tuyệt vời của tỏi đối với trẻ em
2. Công dụng của lá hẹ giúp tăng cường thị lực, bổ mắt
Lá hẹ có tác dụng gì? Ngoài tác dụng lá hẹ trên, công dụng của lá hẹ còn mang lại cho trẻ đôi mắt sáng tinh anh nữa đấy! Lý do vì bản thân loại rau này sở hữu hàm lượng cao vitamin A. Hợp chất này đóng vai trò như một tác nhân oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt chống lại các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Không những thế, chất này còn giúp hình thành nên các sắc tố võng mạc giúp điều tiết và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu sáng. Hẹ cũng chứa 2 thành phần là lutein và zeaxanthin, những dưỡng chất này có thể phòng ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng rất hiệu quả.
3. Tốt cho hệ xương khớp
Công dụng của lá hẹ là gì? Tuy mỏng manh, nhưng tác dụng của lá hẹ thực sự không thể xem nhẹ, nhất là khả năng thúc đẩy hệ xương khớp của trẻ phát triển. Tất cả là nhờ vào hàm lượng canxi, magie cao rất cần thiết cho quá trình tạo xương và đảm bảo các khớp khỏe mạnh.
Thêm vào đó, sự hiện diện của vitamin K được ví như “chất keo” giúp canxi gắn vào xương nhiều hơn. Từ đó, xương mới đủ “nguyên liệu” để phát triển chiều dài.
Bạn có thể xem thêm:
Những lợi ích của trứng đối với trẻ nhỏ
4. “Bài thuốc” mát gan, giải độc tự nhiên
Gan được xem là “tấm khiên” bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của độc tố qua đường tiêu hóa, đồng thời đảm nhiệm vai trò đào thải những chất cặn bã là phế phẩm của các quá trình chuyển hóa. Theo đó, một trong những công dụng của lá hẹ nổi bật là thúc đẩy hoạt động của gan, làm tăng quá trình bài trừ độc tố mạnh mẽ hơn.
Về lý thuyết, suốt giai đoạn phát triển đầu đời, bé yêu vẫn đối mặt với nhiều mức độ stress oxy hóa khác nhau (hiểu nôm na là tình trạng chất oxy hóa chiếm ưu thế hơn chất chống oxy hóa). Việc tạo thói quen cho trẻ tiêu thụ thường xuyên các loại rau lá xanh như hẹ sẽ cung cấp nguồn vitamin A và C đánh bay gốc tự do (tác nhân oxy hóa) gây hại và tăng cường sức đề kháng cho bé. Những dưỡng chất này còn đảm bảo cho trẻ không gặp các vấn đề sức khỏe do sự thay đổi thời tiết gây ra.
5. Công dụng của lá hẹ trong kiểm soát triệu chứng viêm
Tìm hiểu thêm: Ho là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tác dụng của lá hẹ với trẻ em là gì? Như đã đề cập trước đó, hẹ có chứa rất nhiều các hợp chất từ thực vật. Điều đáng nói là hầu hết những thành phần này đều góp phần tạo nên tác dụng của lá hẹ trong việc chống viêm, từ đó góp phần đẩy nhanh quá trình làm lành bất kỳ tổn thương nào mà trẻ đang mắc phải. Trẻ nhỏ vốn khá hiếu động và các bé rất dễ gặp những tai nạn không lường trước để lại những vết thương khiến trẻ vô cùng khó chịu.
Bạn có thể xem thêm:
Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ có thật sự hiệu quả?
6. Tác dụng của hẹ với hệ tiêu hóa
Công dụng của lá hẹ đối với hệ tiêu hóa chủ yếu dựa trên khả năng của hẹ giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong đường ruột gây cản trở quá trình tiêu hóa. Theo các chuyên gia, hẹ có thể loại bỏ ít nhất 30 chủng salmonella – một trong những nguyên nhân gây suy yếu đường ruột. Nhiều bằng chứng khác cũng cho thấy, hẹ có tác dụng làm giảm chứng đầy hơi chướng bụng và xoa dịu tình trạng kích thích dạ dày.
Làm thế nào để tận dụng hiệu quả hết những công dụng của lá hẹ?
>>>>>Xem thêm: 4 cách giảm mỡ máu cao để phòng ngừa tai biến
Như vậy là bạn đã biết được 6 công dụng của lá hẹ đối với trẻ em. Từ những tác dụng của hẹ ở trên, có thể thấy loại rau này quả là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ. Nếu quyết định cho bé dùng loại thực phẩm này, lời khuyên để tận dụng mọi công dụng lá hẹ là mẹ chỉ nên mua loại hẹ tươi, lá nhỏ, xanh đậm đều không bị giập úng, vẻ ngoài bóng. Tránh chọn loại có lá to vì sẽ hơi dai và có vị khá mạnh nên trẻ nhỏ, nhất là các bé mới biết đi có thể không thích.
Cũng như người “họ hàng” hành lá, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé làm quen với hẹ bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, phải đảm bảo hẹ đã được làm chín, tuyệt đối không được cho bé dùng sống.
Có rất nhiều cách khác nhau để thêm hẹ vào bữa ăn của trẻ. Thông thường, sau khi rửa sạch, để ráo bạn nên băm nhuyễn hẹ nhằm tránh nguy cơ bé bị nghẹn. Lá hẹ băm nhuyễn có thể cho vào cháo hẹ cho bé hoặc súp nóng đều được.
Trong trường hợp nếu thấy trẻ đang gặp chứng khó tiêu thì tốt nhất bạn không nên cho bé dùng hẹ. Bởi lẽ, một thành phần có mặt trong loại rau hẹ là axit oxalic có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Bạn có thể xem thêm:
4 tác dụng của dầu mè đối với trẻ em có thể khiến mẹ bất ngờ
Trên đây là những chia sẻ về những công dụng của lá hẹ với sức khỏe trẻ em. Hy vọng những thông tin trên đã góp phần bổ sung vào kinh nghiệm chăm con của bạn thêm một “vị thuốc” hiệu quả.