6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

Tùy theo tình trạng bệnh lý, người bệnh có thể phải đặt túi hậu môn nhân tạo vĩnh viễn hoặc tạm thời. Trong quá trình sử dụng, cả người bệnh và người nhà đều cần biết cách chăm sóc hậu môn nhân tạo nhằm tránh nhiễm trùng hoặc biến chứng sau thủ thuật.

Bạn đang đọc: 6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

Để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo, hãy chú ý những điểm quan trọng sau.

1. Bảo vệ vùng da xung quanh lỗ thông stoma

6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

Da xung quanh lỗ thông đường tiêu (stoma) cần giữ được màu sắc và tính chất giống với phần da còn lại trên cơ thể bạn. Hãy lưu ý những điểm sau:

  • Sử dụng túi hậu môn nhân tạo và đế dán bảo vệ da có kích thước phù hợp. Phần đế dán quá nhỏ có thể làm tổn thương lỗ thông stoma và gây sưng. Nếu đế quá rộng, chất thải sẽ dễ rò rỉ gây kích ứng da. Trong cả hai trường hợp, người bệnh cần thay đổi túi đựng hoặc đế dán bảo vệ da vừa vặn hơn.
  • Thay túi đựng phân thường xuyên để tránh rò rỉ và kích ứng da. Hãy tập thay theo lịch thường xuyên trong quá trình chăm sóc hậu môn nhân tạo, đừng để đến khi xuất hiện tình trạng ngứa rát hay rỉ, tràn túi.
  • Cẩn thận khi thao tác tháo túi hậu môn nhân tạo ra khỏi da và không tháo túi nhiều hơn 1 lần/ngày trừ khi có vấn đề khẩn cấp. Tháo đế bảo vệ da một cách nhẹ nhàng, từ từ thay vì kéo mạnh.
  • Làm sạch vùng da xung quanh lỗ stoma bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Lau khô da hoàn toàn trước khi đeo băng hoặc đế bảo vệ da.
  • Chú ý sự nhạy cảm và dị ứng ở da với chất kết dính, đế bảo vệ da hoặc túi hậu môn nhân tạo. Các triệu chứng khó chịu trên da có thể xuất hiện sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi làm hậu môn nhân tạo. Nếu da chỉ bị kích ứng khi túi nhựa chạm vào, bạn có thể thử bọc túi bằng bao da hoặc chọn mua một nhãn hiệu túi khác. 

Để chăm sóc hậu môn nhân tạo, bạn có thể phải thử sử dụng qua các loại túi hậu môn nhân tạo khác nhau để chọn loại phù hợp nhất với tình trạng và làn da.

2. Làm rỗng túi hậu môn nhân tạo

6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

Các bước chăm sóc hậu môn nhân tạo cơ bản (nguồn: chinhan.net)

Trước khi xuất viện, bạn sẽ được hướng dẫn cách thay và làm rỗng túi hậu môn nhân tạo. Tốt nhất, trong quá trình chăm sóc hậu môn nhân tạo, bạn nên định kỳ làm rỗng túi. Các loại túi hậu môn nhân tạo khác nhau sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Một số túi cần được làm rỗng hàng ngày nhưng vẫn có loại 3 ngày một lần hoặc 1 tuần một lần mới cần thay.

Bạn nên thay túi vào những thời điểm nhất định trong ngày như sáng sớm trước khi ăn uống hoặc ít nhất 1 giờ sau bữa ăn, khi nhu động ruột đã chậm lại. Ngay sau khi phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo, chất thải thường loãng và nhiều nước. Khi chất thải định hình trở lại, bạn có thể dễ nắm được thời điểm tốt nhất để làm sạch hay thay túi.

 Bên cạnh đó, những điều cần chú ý là:

  • Làm rỗng túi khi chất thải đầy khoảng 1/3 đến 1/2 túi để tránh bị phồng và rò rỉ 
  • Không nên thay túi ở khu vực gần bệ xí, có thể chọn một phòng hay khu vực chỉ dành riêng để thay và vệ sinh hậu môn nhân tạo
  • Khi xả chất thải vào bồn cầu, bạn có thể thử xả nước đồng thời với xả chất thải để tránh tình trạng bị văng ra ngoài
  • Nếu chất thải còn dính bên trong túi, hãy dùng vòi xịt rửa sạch

3. Chế độ ăn cho bệnh nhân có hậu môn nhân tạo

6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cách định hình chế độ ăn uống mới và những việc cần làm nếu gặp vấn đề liên quan. Tuy mỗi trường hợp đều khác nhau nhưng bạn vẫn nên thực hiện theo số hướng dẫn chung như sau nhằm giúp giảm thiểu cơn đau trong quá trình đại tràng lành lại:

  • Chia nhỏ các bữa ăn. Ví dụ: ăn 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn.
  • Nhai kỹ toàn bộ thức ăn trước khi nuốt
  • Ăn với tốc độ chậm
  • Uống 8-10 cốc nước mỗi ngày
  • Chọn thực phẩm có vị nhạt và ít chất xơ trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật. Sau đó, dần dần và lần lượt dùng lại các thực phẩm có nhiều gia vị, chất xơ để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Chọn thịt nạc thay vì thịt có mỡ hoặc món chiên xào. Tránh các loại đậu (beans) và ngũ cốc nguyên hạt, ưu tiên các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, mì ống và gạo.
  • Dùng thức uống đơn giản, không có ga như nước lọc, trà và cà phê đã khử caffein (decaf). Tránh đồ uống có caffein và rượu bia vì có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa.

4. Chăm sóc hậu môn nhân tạo cần lưu ý gì về trang phục?

Tìm hiểu thêm: 419 là gì? Giải mã ý nghĩa và những rủi ro có thể gặp phải

6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

Thông thường, người làm hậu môn giả sẽ không cần yêu cầu đặc biệt về trang phục. Một số loại túi hậu môn khá phẳng và không bị lộ khi mặc quần áo bình thường. Phần đai thun của quần lót sẽ không ảnh hưởng đến lỗ stoma cũng như chức năng ruột. Hiện tại đã có nhiều kiểu dáng đai quấn bụng và quần lót (cả nam và nữ) được thiết kế riêng cho người có hậu môn nhân tạo, tăng cường bảo vệ và đem lại sự thoải mái cho người mặc.

Bạn có thể sử dụng thêm bao túi để thoải mái hơn, giúp thấm hút mồ hôi cơ thể và giữ cho phần nhựa túi không trực tiếp tỳ vào da. 

5. Chăm sóc hậu môn nhân tạo khi tắm, vệ sinh cơ thể và bơi lội

6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

Việc tiếp xúc với không khí, xà phòng và nước thường sẽ không gây hại cho lỗ stoma, vì nước sẽ không chảy vào còn xà phòng thì không gây kích ứng da. Tuy nhiên, xà phòng có thể khiến lớp đế dán bảo vệ khó bám dính vào da. 

Khi tắm, bạn chỉ nên sử dụng nước sạch. Nếu tắm với xà phòng, đừng quên rửa hết bọt trên vùng da làm hậu môn nhân tạo. Việc tháo túi hậu môn khi tắm hay bơi lội là không cần thiết và thường không được khuyến khích vì nguy cơ thải phân có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể sắp xếp thay túi và tắm cùng lúc vào buổi sáng trước khi ăn uống, sau đó nếu có tắm lại vào những thời điểm khác trong ngày thì không cần tháo túi ra nữa.

Hiện nay đã có nhiều phụ kiện được thiết kế cho người làm hậu môn nhân tạo, giúp che chắn bảo vệ phần túi và chống thấm nước tốt hơn.  

Việc vệ sinh khu vực da xung quanh lỗ stoma khi bạn thay túi hoặc đế dán bảo vệ có thể gây chảy máu nhưng không đáng kể và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu máu vẫn không ngừng chảy, hãy nhanh chóng đến viện.

6. Tẩy lông vùng bụng để dễ chăm sóc hậu môn nhân tạo

6 điều cần lưu ý khi chăm sóc hậu môn nhân tạo

>>>>>Xem thêm: Cắt mí mắt

Với người có lông bụng rậm, đế dán bảo vệ da sẽ khó bám tốt và gây đau khi tháo ra, lông cũng dễ bị tình trạng mọc ngược làm viêm nang lông. Khi này, bạn có thể cạo hoặc tỉa bớt vùng lông bụng thật cẩn thận. Hãy dùng bột hút ẩm – chống loét dành riêng cho người làm hậu môn nhân tạo để cạo thay vì kem cạo lông (vốn chứa thành phần dưỡng ẩm và dầu). Sau khi cạo, luôn rửa sạch và lau khô da trước khi gắn lại đế bảo vệ và túi hậu môn.

Áp dụng những mẹo này sẽ giúp cuộc sống của người làm hậu môn nhân tạo dễ dàng hơn nhưng đừng quên luôn kiểm tra tình trạng sức khỏe và thăm khám định kỳ bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *