Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói rằng: “Trong lòng chúng ta ai cũng có một đứa trẻ đang đau khổ”. Mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ bên trong chưa được yêu thương đúng cách hay theo như cách chúng cần khi còn nhỏ. Chúng ta càng che giấu đứa trẻ bên trong ấy, khi đối diện với khó khăn, đau buồn bạn sẽ lại đau âm ỉ không thôi.
Bạn đang đọc: 7 cách bắt đầu chữa lành đứa trẻ bên trong để cân bằng cảm xúc
Cùng tìm hiểu về đứa trẻ bên trong là gì và cách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn! Bài viết này sẽ giúp bạn tìm cho mình một số kỹ năng để cân bằng và chữa lành cảm xúc của chính mình.
Nội Dung
Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn là gì?
Đứa trẻ bên trong là gì? Hình ảnh đứa trẻ bên trong của mỗi người chính là đại diện cho hình ảnh chính mình thời thơ ấu. Bởi sau khi trải qua khoảng thời gian khó khăn, chúng ta có xu hướng tự bảo vệ mình trước sự đau khổ ở hiện tại, chạy trốn nỗi đau ấy bằng cách gửi đứa trẻ đến một nơi thật sâu bên trong, càng xa càng tốt. Chúng ta có thể phớt lờ đứa trẻ bên trong chính mình nhưng không có nghĩa là nó không ở đó. Đứa trẻ bị tổn thương luôn ở đó, vẫn ẩn nấp trong vô thức dù cho con người ta trưởng thành lớn lên.
Tại sao chúng ta cần chữa lành đứa trẻ bên trong?
Chữa lành đứa trẻ bên trong là việc đi vào thế giới nội tâm để khám phá những cảm xúc thực sự, là để đối diện, thấu hiểu, dành sự yêu thương, vỗ về và chữa lành những tổn thương thời thơ ấu thay vì phớt lờ tổn thương bằng những hình thức giải trí bên ngoài.
Ngoài ra, việc nhận thức đứa trẻ bên trong có thể giúp bạn hoài niệm lại những năm tháng nhẹ nhàng, vô tư. Tiến sĩ Diana Raab, tác giả và nhà tâm lý học nghiên cứu cho rằng: “Nhớ lại những niềm vui của thời thơ ấu có thể là một cách giúp chúng ta đối đầu và vượt qua gian nan thử thách trong cuộc sống”.
Để hiểu hơn những hành vi, suy nghĩ và cả những hành động hiện tại, bạn có thể quay ngược tìm lại, vỗ về và chữa lành đứa trẻ bên trong mình qua những cách đơn giản sau.
7 cách chữa lành đứa trẻ bên trong tâm hồn bạn
1. Thừa nhận sự tồn tại của đứa trẻ bên trong bạn
Bước đầu tiên để có thể chữa lành đứa trẻ bên trong là hãy thừa nhận sự tồn tại của nó. Nói theo ngôn ngữ tâm lý học là học cách nhận diện, gọi tên và chấp nhận cảm xúc của bản thân. Theo Kim Egel, một nhà trị liệu tâm lý ở Cardiff, California, nếu bạn cảm thấy nghi ngờ với sự tồn tại của đứa trẻ và từ chối với việc quay trở lại quá khứ, bạn sẽ gặp khó khăn khi bắt đầu quá trình chữa lành. Bạn có thể tưởng tượng rằng đây là quá trình tự khám phá bản thân để cảm giác được thoải mái hơn.
Quá trình thừa nhận đứa trẻ bên trong chính là nhận ra và chấp nhận những điều khiến bạn đau khổ trong thời thơ ấu.Việc đưa những tổn thương này ra ánh sáng nhằm để giúp bạn bắt đầu hiểu được tác động của chúng tới cuộc sống hiện tại.
2. Lắng nghe đứa trẻ bên trong
Có bao giờ bạn thực sự ngồi lại với chính mình, lắng nghe đứa trẻ bên trong thực sự đang cảm giác như thế nào, bị tổn thương và bị những vấn đề gì chưa?
Một khi bạn đã mở cửa để kết nối với đứa trẻ bên trong, điều quan trọng tiếp theo nên làm là hãy lắng nghe những cảm xúc sâu bên trong. Những cảm xúc mạnh mẽ có thể gây khó chịu vì những vết thương cũ:
- Sự tức giận vì những nhu cầu chưa được đáp ứng
- Cảm giác bị bỏ rơi, hay bị từ chối
- Cảm giác không an toàn
- Dễ tổn thương
- Cảm giác tội lỗi
- Lo lắng
Nếu lần theo được dòng cảm xúc gắn với các sự kiện thời thơ ấu cụ thể nào đó, bạn có thể nhận ra những tình huống tương tự trong cuộc sống hiện tại, kích hoạt các phản ứng cảm xúc cũng giống như vậy.
Ví dụ tình huống: Bạn thân có công việc đột xuất và không thể tới cuộc hẹn như kế hoạch. Mặc dù bạn biết họ thích dành thời gian với mình nhưng bạn vẫn có cảm giác bị từ chối và thất vọng. Đây chính là biểu hiện của đứa trẻ bên trong (phản ứng một cách khá trẻ con). Bạn bắt đầu buồn và đóng sầm cửa lại. Bạn có nhận ra tình huống này giống như khi cha mẹ hủy kế hoạch đi chơi hay bữa tiệc sinh nhật của bạn, vì lịch trình công việc bận rộn của họ trong quá khứ?
Theo cách này, lắng nghe cảm xúc của đứa trẻ bên trong sẽ giúp bạn đối mặt những đau khổ mà bản thân đã trải qua, để có thể nhẹ nhàng chấp nhận trải qua cảm xúc hiện tại. Việc lắng nghe cảm xúc bên trong, từ đó nhận diện và chấp nhận cảm xúc của chính mình, sau đó tìm ra cách đối phó với những cảm xúc và hành động theo bản năng chính là một trong những kỹ năng quan trọng để chữa lành đứa trẻ đang tổn thương bên trong.
3. Viết lá thư chữa lành
Tìm hiểu thêm: Rối loạn nhân cách tránh né và những gì bạn cần biết
>>>>>Xem thêm: Nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm
Hãy bắt đầu viết và trao cho mình những lời yêu thương. Bạn có thể trải lòng mình để viết những ký ức đau khổ thời niên thiếu từ vị trí và quan điểm phiên bản người lớn hiện tại của bạn. Cách làm này giúp bạn tự xoa dịu các suy nghĩ và cảm xúc của mình. Việc viết ra những cảm xúc của mình còn giúp bạn nhắc nhở bản thân về sức mạnh và những thành công trong quá khứ, tạo cho bạn một sức mạnh. Để từ đó mọi việc ở quá khứ được thấy ở góc nhìn sâu sắc hơn, giúp bạn giải thích được hoàn cảnh lúc mà bạn không thể hiểu được lúc đó, từ đó giúp bạn vượt qua những rào cản xung quanh để có cảm xúc tích cực hơn.
Một lá thư có thể giúp trấn an bạn và thoải mái hơn với những câu hỏi như:
- Mình đang cảm thấy thế nào?
- Mình có thể làm gì để giúp đứa trẻ bên trong đây?
- Mình thực sự cần gì?
Sẽ mất một thời gian trước khi đứa trẻ bên trong của bạn cảm thấy an toàn, được yêu thương và được chữa lành tâm hồn trở lại.
>>> Đọc thêm: Viết thư cho con, một phương pháp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
4. Thiền để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn
Lúc chúng ta nhận thức được rằng mình đã quên đi đứa trẻ bị tổn thương trong chính mình, lòng trắc ẩn sẽ xuất hiện. Thiền chánh niệm sẽ tăng sự tự nhận thức, giúp chúng ta chú ý hơn đến những cảm xúc hàng ngày.
Mỗi hơi thở và bước đi chánh niệm có thể tạo ra năng lượng thức tỉnh trong mỗi tế bào cơ thể. Năng lượng đó sẽ ôm lấy chúng ta và chữa lành đứa trẻ bị tổn thương trong mình.
Thiền giúp bạn thực hành thừa nhận với bất kỳ cảm xúc nguyên thuỷ của bạn. Khi bạn quen với việc chấp nhận cảm xúc của bản thân, bạn sẽ cảm giác dễ dàng thể hiện những cảm giác đó theo cách lành mạnh. Mọi thứ sẽ vẫn ổn nếu để cảm xúc đó biểu hiện ra ngoài mà bạn không cần kìm nén chúng.
Thiền yêu thương (thiền định) sẽ giúp đứa trẻ bên trong cảm giác được yêu thương. Ngoài ra, bạn có thể thực hành thiền quán (Visualization Meditation) như một công cụ để hình dung đứa trẻ bên trong có thể gặp gỡ và nói chuyện với phiên bản người lớn hiện tại của bạn.
Ngoài ra, việc hít thở chánh niệm giúp bạn tập trung vào hơi thở, tập trung vào cảm xúc hiện tại hoặc quá khứ, kết nối giữa cảm xúc và cơ thể, đồng thời tự gọi tên cảm xúc của bản thân, chú ý cảm xúc bản thân mà không có sự phán xét và từ đó chữa lành tâm hồn mình.
5. Tìm lại niềm vui thời thơ ấu
Ở tuổi trưởng thành, con người ta thường gánh vác nhiều trách nhiệm mà lãng quên đi những thứ giúp bản thân được thư giãn và vui cười.
Nếu thời thơ ấu của bạn không có những trải nghiệm tích cực, thì hãy nghĩ tới kỷ niệm vui nho nhỏ để xoa dịu, chữa lành nỗi đau và những gì bạn cần khi còn nhỏ.
Niềm vui ấy đơn giản chỉ là thưởng thức que kem sô cô la, đi dạo, chơi đùa với cún con, mèo nhỏ, nói chuyện cười đùa ôn lại kỷ niệm cùng bạn thân. Hãy dành thời gian tìm niềm vui và sự nhẹ nhàng trong cuộc sống, giúp khơi dậy những cảm xúc tích cực của tuổi trẻ.
6. Cởi mở
Quá trình chữa lành đứa trẻ bên trong là hành trình lâu dài vô thời hạn. Duy trì được sự hòa hợp với đứa trẻ bên trong có thể giúp bạn ý thức được giá trị của bản thân hơn, củng cố sự tự tin của bản thân. Từ đó giúp bạn tiếp tục nuôi tình yêu thương chính mình và giàu lòng trắc ẩn.
7. Nhờ sự giúp đỡ từ nhà tâm lý học
Những chấn thương thời thơ ấu có thể gây ra rất nhiều đau khổ. Các nhà trị liệu tâm lý sẽ tạo không gian an toàn để bạn từ từ điều hướng được những cảm xúc hỗn loạn bên trong. Các nhà trị liệu thường nhận thấy rằng những trải nghiệm thời thơ ấu và các sự kiện trong quá khứ khác có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ và sức khỏe hiện tại của bạn.
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp nào cũng đều nên đi sâu và khám phá những chuỗi đau khổ và sự kiện trong quá khứ bởi nó sẽ là vết thương lớn khó khép lại, và bạn có thể không kiểm soát được. Khi đó, bạn có thể tìm tới chuyên gia tâm lý trị liệu để được tham vấn và hỗ trợ quá trình chữa lành đứa trẻ bên trong được đúng hướng và an toàn hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sang chấn tâm lý, hậu quả nặng nề từ hành vi ngược đãi trẻ em
Khi nhu cầu về tình yêu thương, sự công nhận, sự cổ vũ, khen ngợi và cảm xúc khác không được đáp ứng trong thời thơ ấu, những sang chấn vẫn còn như một kết quả tồn tại, kéo dài trong cuộc sống trưởng thành của bạn. Hy vọng bạn đọc hiểu hơn về quá trình chữa lành đứa trẻ bên trong để có một cuộc sống tinh thần lành mạnh!