7 cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc và phương pháp khác

7 cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc và phương pháp khác

7 cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc và phương pháp khác

Sùi mào gà (Genital warts) còn gọi là mụn cóc sinh dục, là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong nhiều trường hợp, người mắc bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu và triệu chứng gì. Do đó, để phát hiện và tìm cách chữa bệnh sùi mào gà, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán chính xác.

Bạn đang đọc: 7 cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc và phương pháp khác

Để tìm được cách chữa bệnh sùi mào gà hiệu quả, bác sĩ cần đánh giá mức độ tổn thương, triệu chứng lâm sàng và khoanh vùng nguy cơ tái phát của người bệnh.

7 cách chữa bệnh sùi mào gà 

1. Điều trị sùi mào gà bằng thuốc tại nhà

Theo thông tin được đăng tải trên trang Bệnh viện Mayo Clinic vào năm 2023, các bác sĩ có liệt kê một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh sùi mào gà như sau:

  • Imiquimod (Aldara, Zyclara): Imiquimod thuộc nhóm thuốc thay đổi đáp ứng miễn dịch, được dùng để điều trị mụn cóc sinh dục. Trong quá trình bôi thuốc, bạn không nên quan hệ tình dục.
  • Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin là một loại nhựa thực vật, có khả năng phá huỷ các mô sùi mào gà. Tuy nhiên, Podofilox không được sử dụng trên các khu vực bên trong bộ phận sinh dục và không được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Axit (Acid) trichloroacetic (TCA): Có thể được sử dụng để đốt cháy sùi mào gà hoặc để điều trị mụn cóc bên trong bộ phận sinh dục. Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
  • Sinecatechins (Veregen): Được sử dụng để điều trị sùi mào gà bên ngoài, trong hoặc xung quanh khu vực hậu môn. Thuốc có tác dụng phụ nhẹ, thường là đỏ da, ngứa, rát hoặc đau.

LƯU Ý: Bạn cần tham khảo và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi áp dụng cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi.

2. Chữa bệnh sùi mào gà bằng cách phẫu thuật cắt bỏ

Phẫu thuật cắt bỏ hoặc loại bỏ các vùng da bị tổn thương do virus HPV gây ra. Dưới đây là quy trình thực hiện phẫu thuật loại bỏ sùi mào gà:

  • Bước 1: Xét nghiệm và khoanh vùng vị trí tổn thương
  • Bước 2: Gây tê tại chỗ và bắt đầu tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vùng da bị tổn thương.
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành quy trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật.

Mụn cóc sinh dục có thể được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật. Khi đó, bạn sẽ được gây tê hoặc gây mê nên có thể bạn sẽ thấy đau nhẹ. Phương pháp này có thể sẽ để lại sẹo sau khi phẫu thuật.

3. Loại bỏ sùi mào gà bằng laser

Đây là phương pháp chữa bệnh sùi mào gà bằng cách sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao (laser). Phương pháp này thường được chỉ định để điều trị những ca mắc bệnh sùi mào gà nặng và đã lan trên diện rộng. Nó có thể để lại sẹo và chi phí điều trị cũng khá cao.

7 cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc và phương pháp khác

Có nhiều cách chữa bệnh sùi mào gà hiệu quả bạn có thể áp dụng

4. Cách chữa sùi mào gà bằng liệu pháp áp lạnh

Liệu pháp áp lạnh (Cryotherapy) là một trong những cách chữa và điều trị bệnh sùi mào gà bằng áp lạnh nitơ lỏng vào những cụm sùi mào gà trên bề mặt da. 

Phương pháp này được thực hiện bằng cách tạo ra những vết sưng trên da, xung quanh mụn cóc. Mục đích tạo ra những vết sưng xung quanh là để làm các vết thương bong da, kích thích cơ chế tự chữa lành và hình thành lớp da mới tại vị trí vết thương. 

Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt với liệu pháp áp lạnh, bạn có thể cần điều trị nhiều lần. Tác dụng phụ của phương pháp này là gây đau rát và sưng bề mặt da.

5. Đốt sùi mào gà bằng dao mổ điện

Đốt sùi mào gà bằng dao mổ điện (Electrocautery) là phương pháp điều trị sùi mào gà bằng cách sử dụng điện năng để đốt các u sùi, tiêu diệt triệt để virus gây bệnh.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách gây tê vùng da bị sùi mào gà. Sau đó, bác sĩ dùng dao mổ điện đặt lên vị trí cần điều trị và cho phát ra một lượng điện năng cao. Nhiệt năng này sẽ phá hủy triệt để các tế bào bị nhiễm virus HPV. Tác dụng phụ của phương pháp này là khiến bệnh nhân bị sưng, đau, rát và chảy máu nhẹ tại vùng da bị đốt.

6. Trị sùi mào gà bằng phương pháp quang động học (ALA-PDT)

Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà là phương pháp sử dụng cơ chế của chất cản quang, ánh sáng và oxy; nhằm gây tác động và phá hủy sự liên kết của virus. Phương pháp này giúp loại bỏ nhanh, triệt để các u nhú, mụn sùi mà không gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân.

Kết quả báo cáo về tính hiệu của phương pháp điều trị sùi mào gà bằng quang động học ALA-PDT, đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Pubmed, Hoa kỳ, năm 2016 cho thấy: Khi áp dụng cách chữa bệnh sùi mào gà này cho 110 bệnh nhân trong 16 tháng, hiệu quả thuyên giảm là 107/110 bệnh nhân, tương đương 97%. Trong quá trình điều trị vài bệnh nhân bị đỏ nhẹ, sưng và hơi đau ở vùng da điều trị; tuy nhiên đã hết hẳn sau 3 ngày.

Kết luận, phương pháp ALA-PDT có thể dùng để điều trị mụn cóc sinh dục với tỷ lệ khỏi bệnh cao và tỷ lệ tái phát thấp; đặc biệt có tác dụng với mụn cóc ở nam giới ở lỗ niệu đạo.

7. Cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà theo phương pháp dân gian

Dưới đây là những cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà theo dân gian bạn có thể tham khảo. 

  • Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng giấm táo: Giấm táo chứa các thành phần có tính axit, giúp kháng khuẩn và tiêu diệt virus. Do đó, bạn có thể điều trị sùi mào gà bằng giấm táo theo cách dùng miếng gạc thấm giấm táo để vệ sinh vùng da bị tổn thương. 
  • Trị sùi mào gà bằng lá trầu: Lá trầu là loại thảo dược có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chữa lành vết thương. Vì vậy, nó có thể được sử dụng để điều trị sùi mào gà bằng cách nghiền lá trầu thành bột hoặc ép nước và đắp lên các u nhú sùi mào gà.
  • Thuốc bôi có nguồn gốc trà xanh: Thuốc mỡ sinecatechin (Veregen) là sản phẩm điều trị sùi mào gà được cô đặc từ trà xanh, thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân.
  • Dùng tinh dầu tràm: Đây là một loại nguyên liệu có tác dụng điều trị nấm và các loài sinh vật khác, bao gồm cả sùi mào gà, tinh dầu tràm trà có thể được sử dụng bằng cách thoa trực tiếp vào các u nhú bằng một giọt tinh dầu trộn với dầu dừa. 
  • Trị sùi mào gà bằng tỏi: Theo Đông y, tỏi chứa hợp chất allicin – một loại kháng sinh tự nhiên có tính sát khuẩn cao. Vì thế, dược liệu này được dùng để chữa nhiều bệnh nhiễm trùng, trong đó có bệnh sùi mào gà.
  • Điều trị sùi mào gà bằng các phương pháp dân gian có thể sẽ không khỏi nhanh, vì không có khả năng tiêu diệt nhanh các vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại nguyên liệu này có thể gây ra các tác dụng phụ như: khiến vết thương bị lở, viêm nhiễm và biến chứng ngoài ý muốn.

    Lưu ý quan trọng khi chữa bệnh sùi mào gà

    • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
    • Nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Không tự ý dùng thuốc điều trị: Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc, cũng như không tự ý mua thêm thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
    • Chủ động phòng ngừa: Sau khi điều trị xong, bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra hoặc tái khám định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng tái phát sùi mào gà.
    • Ý thức hơn về các bệnh lây qua đường tình dục: Một số bệnh nguy hiểm như bệnh lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục (Herpes), HIV/AIDS,..
    • Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh: Cần dùng bao cao su khi quan hệ, dùng dung dịch vệ sinh vùng kín và tuyệt đối không tham gia vào các mối quan hệ độc hại như tình một đêm (419), Friend with benefit (FWB), quan hệ nhiều người (Some).

    Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về an toàn cho trẻ khi sống ở chung cư cao tầng!

    7 cách chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc và phương pháp khác

    >>>>>Xem thêm: Dạy con tiết kiệm nước: Tưởng khó mà hóa ra lại dễ

    Các câu hỏi thường gặp

    Những cách chữa bệnh sùi mào gà hiện nay có để lại sẹo không?

    Câu trả lời là CÓ. Trong quá trình điều trị, nếu bạn được bác sĩ chỉ định sử dụng các phương pháp như phẫu thuật, điều trị áp lạnh hoặc sử dụng laser thì sau điều trị có thể sẽ để lại một vết sẹo nhỏ tại vùng da được điều trị.

    Sùi mào gà có tái phát không?

    Câu trả lời là CÓ THỂ. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa việc tái phát bằng cách xây dựng một đời sống tình dục an toàn và lành mạnh. Đồng thời luôn giữ cho vùng kín được sạch sẽ.

    Bệnh sùi mào gà có thể tự khỏi được không?

    Câu trả lời KHÔNG. Bệnh sùi mào gà không thể tự khỏi và cần phải được can thiệp điều trị y tế. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiếp tục phát triển, gây ra những u nhú, mụn nhọt và lây ra hậu, đùi trong,..

    Kết luận

    Tựu chung, có nhiều cách chữa bệnh sùi mào gà bạn có thể áp dụng như gợi ý phía trên. Điều quan trọng hơn hết là, khi nghi ngờ hoặc nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường nơi vùng kín, bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị khi bệnh đang ở giai đoạn sớm.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *