Khi quá căng thẳng với áp lực công việc và các mối quan hệ, bạn sẽ cảm thấy mình dễ rơi nước mắt hơn bình thường. Làm sao để tránh khóc ở nơi làm việc?
Bạn đang đọc: 7 cách giúp bạn tránh khóc ở nơi làm việc
Môi trường làm việc khắc nghiệt luôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và đôi lúc khiến bản thân không thể kiểm soát những giọt nước mắt chực trào. Vì thế, bạn cần học cách cải thiện tâm trạng để tránh khóc nơi làm việc khiến bản thân mất đi hình ảnh chuyên nghiệp nhé!
Nội Dung
1. Hít thở sâu khi căng thẳng
Điều đầu tiên bạn cần làm chính là hãy hít thở để giải tỏa căng thẳng, hít thở thật chậm và sâu khoảng 10 lần. Lượng oxy được thêm vào sẽ làm dịu cảm xúc của bạn. Ngoài ra, hít thở sâu còn giúp bạn thổi bay những cảm giác khó chịu lúc đầu.
2. Sắp xếp công việc hợp lý
Nếu có thể, hãy tách bản thân ra khỏi những áp lực hằng ngày cho đến khi mọi cảm xúc khó chịu tan biến hoàn toàn. Hãy sắp xếp lịch làm việc hợp lý và tránh những trường hợp khiến bạn không thể kiểm soát cảm xúc.
3. Tìm kiếm cảm giác mạnh khác
Một số người cho rằng cắn nhẹ vào phần thịt bên trong má hay ấn mạnh móng tay vào lòng bàn tay sẽ giúp bạn quên đi cảm xúc khó chịu. Một biện pháp hiệu quả khác là đặt một viên đá lạnh ngay cổ tay hay nhúng tay vào nước lạnh. Hãy làm bất kỳ điều gì an toàn giúp bạn quên đi cảm giác muốn khóc. Chìa khóa cho bài toán này chính là hãy tạo ra một cảm giác đủ mạnh khác để khiến bạn quên đi khó chịu lúc đầu.
4. Tập trung ghi chép thông tin
Khi bạn cần chuẩn bị cho một buổi họp quan trọng thì có lẽ bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Lúc ấy, bạn hãy chuẩn bị một mảnh giấy nhỏ dán trên bàn hoặc cầm trong tay nhé. Nếu điều này không phù hợp với tình huống, hãy mang theo tài liệu phù hợp vào phòng họp. Khi cảm xúc bộc phát, hãy tập trung ghi chép để nhìn vào mảnh giấy và đọc những dòng chữ sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn.
5. Tìm cách bày tỏ quan điểm riêng
Có phải nước mắt chực trào ra khi bạn cảm thấy tức giận không? Phụ nữ thường không thể hiện cảm xúc tức giận hay tham gia vào các cuộc mâu thuẫn. Đó là những thói quen được hình thành từ khi còn bé và họ thường rất khó để thay đổi.
Tuy nhiên, hãy dạy bản thân những kỹ năng mới khi trưởng thành là kỹ năng biết thể hiện sự tức giận đúng cách. Khi bạn có thể trình bày quan điểm riêng trong tranh luận, bạn sẽ kiểm soát được nước mắt của chính mình.
6. Rút kinh nghiệm điều chỉnh hành vi
Tìm hiểu thêm: Túi mật và những bệnh lý bạn cần biết
>>>>>Xem thêm: Detox bằng cách làm sạch ruột già có cần thiết?
Liệu pháp hành vi đơn giản là chú ý đến những suy nghĩ và hành vi của vấn đề, nhờ đó bạn có thể làm quen với tình huống và giải quyết vấn đề dễ dàng hơn. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn luôn mất kiểm soát trước khi gặp sếp, hãy thử thực hiện liệu pháp này. Nếu âm nhạc cổ điển có thể giúp bạn bình tĩnh thì hãy thử nghe nhạc 15 phút trước khi bắt đầu những cuộc họp căng thẳng.
Hãy rút kinh nghiệm từ những tình huống khiến bạn cảm thấy dễ rơi nước mắt để điều chỉnh hành vi. Khi ghi nhớ các bài học này, bạn sẽ có thể kiểm soát cảm xúc tiêu cực hiệu quả hơn để tránh khóc nơi làm việc.
7. Giúp đỡ mọi người xung quanh
Hãy tạo nên cảm xúc tích cực bằng cách giúp đỡ mọi người xung quanh. Điều này giúp bạn dễ dàng vượt qua cảm xúc tiêu cực sau những cuộc mâu thuẫn hàng ngày. Khi bạn luôn khiến cho bản thân luôn bận rộn và đem lại niềm vui cho người khác, cảm xúc tiêu cực sẽ không còn nhiều cơ hội để “tấn công’ bạn nữa.
Không ai muốn để người khác nhìn thấy điểm yếu của mình chính là những khoảnh khắc rơi nước mắt vì những vấn đề khó giải quyết. Vì thế, tránh khóc ở nơi làm việc cũng là một “kỹ năng’ kiểm soát cảm xúc mà phụ nữ nên tập luyện để luôn duy trì hình ảnh thanh lịch chốn công sở. Nếu cảm thấy quá khó khăn, hãy cho phép bản thân mình ra ngoài để lấy lại bình tĩnh nhé!