Ngay cả khi tâm trí bạn được nghỉ ngơi, não bộ vẫn phải hoạt động. Nếu không muốn não quá tải vì phải chịu quá nhiều thương tổn, bạn cần học cách không gây tổn thương não ngay từ hôm nay.
Bạn đang đọc: 7 thói quen gây tổn thương não
Guồng quay công việc căng thẳng khiến đôi lúc bạn muốn tạo cơ hội cho bộ não nghỉ ngơi hoàn toàn. Đó là khi bạn tìm đến rạp xem phim, chìm vào giấc ngủ sâu hay nhâm nhi vài ly rượu. “Thương” não là vậy nhưng bạn có ngờ rằng những thói quen tưởng như vô hại lại là thủ phạm gây tổn thương não, và bạn cần tránh xa chúng ngay.
Bác sĩ đã chỉ ra 7 thói quen nguy hiểm gây hại cho não. Nếu bạn nhận thấy mình đang mắc một trong các sai lầm này, hãy từ bỏ ngay! Chỉ một thời gian ngắn sau, sức khỏe và tinh thần của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Nội Dung
Bỏ qua bữa sáng
Không phải ngẫu nhiên mà bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau một đêm dài, dạ dày trong trạng thái trống rỗng và cần được nạp nhiên liệu để vận hành. Cơ thể cũng cần cung cấp đủ năng lượng để phục vụ cho các hoạt động trong ngày. Không ăn sáng có thể dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu thấp, và điều này rất có hại cho não, đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp. Nguyên nhân là bộ não sử dụng năng lượng hơn bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể (chiếm tới 20% tổng lượng glucose bạn nạp hàng ngày).
Khoảng 2/3 năng lượng mà não có được sử dụng để giúp các tế bào thần kinh phát tín hiệu đến phần còn lại của cơ thể. 1/3 còn lại dùng cho việc bảo trì và chăm sóc tế bào. Nếu thường xuyên bỏ qua bữa sáng, tức là bạn đã vô tình làm thâm hụt nguồn năng lượng đó. Dần dần, não bộ trở nên phản xạ kém vì các tế bào yếu dần và chết đi. Kém minh mẫn, uể oải, không tập trung… tất cả những yếu tố đó khiến hiệu suất làm việc của bạn giảm sút.
Thiếu ngủ
Có những ngày bạn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ và chẳng muốn làm việc chút nào. Đó là vì đêm hôm trước (hoặc nhiều hôm trước nữa) bạn thiếu ngủ. Hậu quả trước mắt thì bạn đã nhìn thấy, còn về lâu dài, thiếu ngủ sẽ gây tác động xấu đến hệ thần kinh.
Lý do là ngủ không đủ giấc khiến tế bào thần kinh hoạt động kém, dẫn tới sự uể oải về tinh thần cũng như thiếu sáng suốt về trí óc. Hơn thế nữa, các giác quan và phản xạ của bạn cũng thiếu nhanh nhẹn, làm tăng nguy cơ gặp tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông.
Nếu bạn để tình trạng thiếu ngủ trở thành mãn tính, những ảnh hưởng nêu trên sẽ tác động vĩnh viễn tới sức khỏe và tinh thần của bạn. Vì vậy, bất cứ khi nào cảm thấy mình quá bận rộn đến mức không ngủ đủ, hãy suy nghĩ ngược lại rằng: một giấc ngủ “no nê” sẽ giúp bạn phấn chấn, làm việc hiệu quả và gặt hái nhiều thành tích hơn.
Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, nên tìm đến các liệu pháp an thần thay vì dùng thuốc. Một số bài tập yoga, thiền… cũng giúp não bộ relax và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Ăn quá nhiều
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa béo phì và mất trí nhớ. Tình trạng béo phì xảy ra khi thực phẩm chúng ta ăn thiếu dinh dưỡng, dẫn đến mong muốn ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể về vitamin và khoáng chất. Vì thế, ngay cả khi bạn ăn nhiều, não bộ của bạn vẫn có nguy cơ thiếu chất.
Cách khắc phục là gì? Chọn dùng thực phẩm ít carb, nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh. Loại bỏ thức ăn nhanh (chứa vô số chất béo không lành mạnh), mì gói, thực phẩm đóng hộp, đồ uống có gas… ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày, thay vào đó là ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây…
Hút thuốc lá
Có cả tá câu chuyện dài nhiều tập về tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe. Riêng đối với não bộ, thuốc lá làm hỏng màng tế bào và uy hiếp khả năng sống của tế bào thần kinh. Không chỉ vậy, nó còn làm giảm sút kỹ năng điều phối của hệ thần kinh đến các cơ quan khác như vận động, giữ thăng bằng, trí nhớ…
Với không ít tác hại đối với sức khỏe nói chung và não bộ nói riêng, thuốc lá chính là thứ bạn cần loại bỏ hàng đầu, dù muộn nhưng còn hơn không. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra việc cai thuốc lá có thể khôi phục độ dày của vỏ não, ngay cả với những người hút thuốc lá lâu năm.
Tìm hiểu thêm: Bệnh cơ hội là gì? 6+ loại bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến do HIV
Mất nước
70% cơ thể chúng ta là nước. Do đó, nước rất quan trọng đối với mọi chức năng của cơ thể, bao gồm cả chức năng não. Nếu bạn bị mất nước, rất nhanh chóng não bộ sẽ gánh chịu hậu quả. Minh chứng là chỉ cần bạn tập thể dục với cường độ cao trong hai giờ liên tục mà không bổ sung nước, sự suy giảm nhận thức lập tức xảy ra.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải uống quá nhiều nước trong một ngày. 2–2,5 lít là con số lý tưởng, bao gồm cả lượng nước đến từ thực phẩm. Chú ý chia nhỏ lượng nước uống mỗi lần, tránh uống một lúc quá nhiều rồi vài giờ sau không đụng đến một giọt.
Ăn quá nhiều đường
Cơ thể và não bộ của chúng ta cần đường để hoạt động, song bạn đừng nạp quá nhiều đường, vì cái gì nhiều quá cũng trở thành bội thực. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào não, sẽ lâm vào tình trạng viêm mãn tính. Tình trạng này tác động đến khả năng cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng từ thực phẩm, bỏ đói bộ não. Cuối cùng, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Vậy lượng đường tối đa mà bạn nên bổ sung hàng ngày là bao nhiêu? Nam: 150 calo (37,5g tương đương 9 thìa cà-phê) và nữ: 100 calo (25g tương đương 6 thìa cà-phê).
Stress
Căng thẳng mãn tính gây tác động tiêu cực lên toàn bộ cơ thể chứ không riêng gì não bộ. Tuy vậy, não vẫn là cơ quan chịu tổn thương nhiều nhất. Đó là do sau thời gian dài bạn bị stress, hormone cortisol sẽ tích tụ trong não, không chỉ giết chết các tế bào não mà còn làm não co lại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng học hỏi và ghi nhớ của bạn.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật ung thư vú: Tái tạo vú với túi độn và vạt ghép mô tự thân
Hãy tìm cách thư giãn trước khi quá muộn. Nắm vững nguyên tắc “không đem việc công sở về nhà” và thường xuyên gặp gỡ bạn bè, đi du lịch, bạn sẽ đẩy lùi stress thành công.