7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

Mang thai là một hành trình tuyệt vời nhưng đồng thời mẹ bầu cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khó chịu khi mang thai. Hầu hết các tình trạng mẹ bầu trải qua trong thai kỳ thường không được lý giải rõ ràng nhưng được cho là chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nội tiết tố cũng như việc cơ thể phải tăng gánh vác một khối lượng tương đối lớn một cách liên tục.

Bạn đang đọc: 7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

Nếu có kế hoạch mang thai hoặc mới mang thai, việc chủ động tìm hiểu những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất khi bầu bí sẽ giúp chị em có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc chăm sóc bản thân và thai kỳ. Sau đây là 7 vấn đề gây khó chịu khi mang thai và cách xử lý đối với từng vấn đề bạn có thể tham khảo.

1. Vấn đề khó chịu khi mang thai rất phổ biến: Ốm nghén

Ốm nghén khi mang thai nghĩa là bạn sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn mửa vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Hơn 60% phụ nữ sẽ bị ốm nghén trong thai kỳ nhưng các nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này, hormone thai kỳ được cho là “thủ phạm”. Thời gian bị ốm nghén của mỗi mẹ bầu cũng khác nhau. Hầu hết phụ nữ mang thai đều ốm nghén dữ dội trong 3 tháng đầu và cảm thấy tốt hơn trong những tam cá nguyệt còn lại. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu vẫn có thể bị ốm nghén trong suốt thai kỳ.

Cách giảm ốm nghén khi mang thai

  • Ăn thực phẩm phù hợp với khẩu vị, cân bằng dinh dưỡng nhưng dễ tiêu. Vì thực tế ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu nhưng thời gian này chưa cần quá nhiều dinh dưỡng và năng lượng.
  • Sử dụng thêm món ăn, đồ uống có chứa gừng để giúp giảm ốm nghén
  • Đảm bảo bổ sung đủ liều lượng vitamin B6 hàng ngày, được khuyến nghị tối đa là 100 mg mỗi ngày
  • Chú ý việc uống nhiều nước
  • Không nên ngồi dậy và rời giường quá nhanh sau khi ngủ dậy để tránh bị chóng mặt, mất cân bằng
  • Nếu bạn bị ốm nghén nặng, có thể dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng, cách tốt nhất là nên thông báo cho bác sĩ để được điều trị đúng cách.
  • 2. Mệt mỏi gây khó chịu khi mang thai

    7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

    Mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức là các vấn đề phổ biến trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Đó là lý do mà hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy buồn ngủ thường xuyên hơn. Điều này được lý giải là do sự thay đổi hormone, cơ thể mẹ đang trải qua nhiều thay đổi để nuôi dưỡng em bé trong tử cung. Hơn nữa, cơ thể mẹ cũng đang sản xuất nhiều máu hơn để vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai nhi khiến tim và các cơ quan khác phải làm việc nhiều hơn.

    Mặt khác, mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hoặc do những căng thẳng về tinh thần. Do đó, mẹ nên thận trọng và đảm bảo bổ sung đủ sắt theo khuyến nghị để đáp ứng nhu cầu của em bé và lượng máu mà cơ thể cần.

    Cách giảm mệt mỏi khi mang thai

    • Bạn nên ngủ những giấc ngắn trong ngày nếu có thể
    • Không nên thức khuya mà cần đi ngủ sớm. Bạn có thể dùng gối ôm dành riêng cho bà bầu để ngủ ngon hơn
    • Vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ mỗi ngày để có thêm năng lượng cho các hoạt động
    • Nếu bạn hay thức giấc vì đi tiểu đêm, cần tránh uống nhiều nước ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ
    • Nếu chứng ợ nóng đang ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bạn mệt mỏi, cần tránh ăn khuya trước giờ đi ngủ
    • Tập căng cơ chân trước khi đi ngủ để tránh chuột rút ban đêm. Bổ sung các thực phẩm giàu kali như chuối, đào, kiwi… để ngăn ngừa chuột rút.
    • Mẹ bầu hãy cố gắng ăn mỗi 3 – 4 giờ một lần và đảm bảo bổ sung đủ carbohydrate, protein và chất béo trong mỗi bữa chính và bữa phụ.
    • Mẹ cũng nên bổ sung nhiều chất xơ từ ngũ cốc, rau, trái cây và giảm đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn
    • Tránh xa các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn
    • Đừng quên uống nhiều nước và ưu tiên một số hoạt động giúp bạn cảm thấy thư giãn như đọc sách, yoga, thiền, massage…

    3. Ợ nóng là vấn đề tiêu hóa gây khó chịu khi mang thai

    7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

    Chứng ợ nóng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, còn được gọi là trào ngược axit dạ dày. Nếu bị ợ nóng khi mang thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng rát ở ngực và cổ họng rất khó chịu. Bạn cũng có thể cảm nhận được vị chua trong miệng và cảm giác dịch nôn dâng lên trong cổ họng.

    Phần lớn trường hợp bị ợ nóng là do trào ngược axit dạ dày nhưng đôi khi cũng có thể do mẹ bầu bị khó tiêu (đầy hơi, chướng bụng). Điều trị chứng ợ nóng khi mang thai rất quan trọng vì tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu, ăn không ngon ảnh hưởng đến việc bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ.

    Cách giảm và điều trị ợ nóng khi mang thai

    • Bạn nên chia khẩu phần ăn ra thành khoảng 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính để ngăn cảm giác quá no
    • Không ăn quá gần giờ đi ngủ, tốt nhất là ngừng ăn uống khoảng 2 – 3 giờ trước khi ngủ
    • Kê gối để đầu cao hơn bụng có thể giúp ích
    • Không ăn thức ăn cay nóng, nhiều gia vị… không dùng thức uống chứa chất kích thích chẳng hạn như caffeine
    • Nếu việc thay đổi một số thói quen không cải thiện được chứng ợ nóng, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc kháng axit để điều trị hiệu quả.

    4. Táo bón khi mang thai

    7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

    Táo bón cũng là một trong những vấn đề tiêu hóa gây khó chịu khi mang thai. Táo bón là tình trạng phổ biến trong thai kỳ có thể do những nguyên nhân sau đây:

    • Nồng độ progesterone tăng lên khi mang thai gây thư giãn cơ bắp nhưng cũng khiến đường ruột của mẹ hoạt động chậm lại và gây ra các vấn đề tiêu hóa khác nhau, bao gồm cả táo bón
    • Tử cung phát triển ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng và chèn ép nhiều cơ quan khác khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột chậm hơn
    • Lượng sắt tăng lên do bổ sung vitamin tổng hợp khi mang thai cũng góp phần gây ra táo bón cho mẹ bầu.

    Cách điều trị, ngăn ngừa táo bón khi mang thai

    • Ăn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu…
    • Uống nhiều nước mỗi ngày
    • Dùng men vi sinh để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện táo bón
    • Tập thể dục khi mang thai cũng rất quan trọng. Hoạt động này vừa giúp bạn có thêm năng lượng vừa giúp nhu động ruột được cải thiện
    • Bổ sung sắt với liều lượng thích hợp, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể lựa chọn các chế phẩm ít gây táo bón.

    5. Mất ngủ khi mang thai

    Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị sẹo sau khi cắt bao quy đầu

    7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

    Mất ngủ là tình trạng mà bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được. Trong thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi và các vấn đề giấc ngủ. Mặc dù mẹ bầu có thể buồn ngủ, thậm chí là ngủ gật trong ngày nhưng lại khó ngủ vào ban đêm. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể gây cản trở giấc ngủ của chị em trong thai kỳ, chẳng hạn như ợ nóng, đau lưng, ốm nghén, đói bụng thèm ăn khuya, hội chứng chân không yên, tiểu đêm thường xuyên, khó thở, lo lắng, căng thẳng về tinh thần…

    Giải pháp cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai

    • Lên kế hoạch sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và ưu tiên thời gian ngủ
    • Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên làm vậy trong một số trường hợp
    • Nằm ngủ nghiêng về bên trái để cải thiện lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi. Mẹ bầu cần tránh nằm ngửa trong thời gian dài
    • Sử dụng gối ngủ dành cho mẹ bầu để được hỗ trợ tư thế ngủ đảm bảo sự thoải mái
    • Uống nhiều nước trong ngày nhưng cần tránh uống nước trước giờ đi ngủ ít nhất 2 giờ
    • Thử các hoạt động giúp bạn cảm thấy thư giãn như đọc sách, thiền…
    • Bạn nên đảm bảo phòng ngủ đủ tối, mát mẻ, yên tĩnh. Lời khuyên là mẹ nên dùng đèn ngủ thay vì mở đèn sáng khi đi vệ sinh ban đêm. Điều này nhằm giúp mẹ bầu quay lại giấc ngủ nhanh hơn nếu phải thức giấc vào ban đêm
    • Không nên ăn uống, sử dụng các thiết bị công nghệ (điện thoại, máy tính…) trước giờ đi ngủ. Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh hoàn toàn việc dùng thức uống có chứa caffeine. 

    Có thể bạn quan tâm

    Mẹ bầu thức khuya, ngủ ít có sao không? Làm sao để cải thiện giấc ngủ?

    6. Các vấn đề răng miệng gây khó chịu khi mang thai

    7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

    Sự thay đổi hormone khi mang thai cũng góp phần khiến mẹ bầu dễ gặp các vấn đề răng miệng hơn. Mặc dù chưa được lý giải rõ ràng nhưng một số chuyên gia cho rằng điều này là do cơ thể mẹ bầu đang giảm khả năng phản ứng với vi khuẩn gây mảng bám, nướu răng cũng nhạy cảm hơn do tăng lưu lượng máu đến mô nướu.

    Trong đó, tình trạng đau răng hoặc chảy máu nướu răng là những vấn đề rất phổ biến trong thai kỳ và các chị em bầu bí không nên chủ quan. Bởi vì nướu bị chảy máu không được điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu (viêm nướu) và tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân. Bên cạnh đó, nướu chảy máu cũng rất dễ dẫn đến những vấn đề như tụt nướu răng, ê buốt nhạy cảm, dễ sâu răng… khiến bạn cảm thấy khó chịu khi mang thai.

    Giải pháp cải thiện, điều trị các vấn đề răng miệng khi mang thai

    • Bạn nên đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt, chải răng đầy đủ 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa cẩn thận để tránh chảy máu nướu răng vốn nhạy cảm khi mang thai
    • Đến nha sĩ 3 tháng một lần trong thai kỳ để được kiểm tra, vệ sinh và chăm sóc răng miệng tốt nhất
    • Ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin đầy đủ cũng rất quan trọng để đảm bảo dinh dưỡng, duy trì sức khỏe tổng thể lẫn sức khỏe răng miệng.

    7. Đau đầu gây khó chịu khi mang thai

    7 vấn đề khó chịu khi mang thai thường gặp nhất và cách xử lý

    >>>>>Xem thêm: Retinol và tretinoin khác nhau như thế nào trong sản phẩm?

    Tình trạng đau nhức đầu khi mang thai có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, thiếu ngủ, mất nước, vấn đề huyết áp… Trong một số trường hợp, việc bị đau đầu trong thai kỳ có thể là do mẹ bị tiền sản giật, một tình trạng thường phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

    Nếu bị tiền sản giật, mẹ bầu cũng có thể nhận thấy các triệu chứng khác như thay đổi thị lực (mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng…), đau bụng trên dưới xương sườn bên phải, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, sưng mặt, sưng tay chân… Nếu mẹ bầu bị đau đầu nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng kể trên thì nên sớm thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và điều trị tốt nhất.

    Cách giảm đau đầu khi mang thai

    Đau đầu là một trong những vấn đề gây khó chịu khi mang thai. Bạn có thể giảm bớt triệu chứng này bằng cách:

    • Massage khu vực lưng, vai, gáy, cổ và đầu một cách nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau hiệu quả
    • Chườm nóng hoặc chườm lạnh đều có thể giảm đau đầu
    • Mẹ bầu bị đau đầu cần nghỉ ngơi nhiều nhưng cũng nên dành thời gian tập thể dục để giảm đau, giải tỏa căng thẳng
    • Đảm bảo ăn uống đủ chất và uống nhiều nước
    • Nếu mẹ đau đầu và nhạy cảm với ánh sáng thì nên mang kính râm khi ra ngoài và giữ phòng ở không quá sáng
    • Dùng thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

    Trên thực tế, mẹ bầu sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó chịu khi mang thai ngoài các vấn đề phổ biến kể trên. Một số vấn đề thường gặp khác bao gồm đau ngực, khó thở, nghẹt mũi, sưng phù tay chân, nổi mụn, ngứa da, đau bụng dưới, đau lưng, đau háng… Thông thường, mẹ không cần cảm thấy quá lo lắng về những tình trạng này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì cách tốt nhất là bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *