Ngày nay, các vấn đề sức khỏe về tâm lý thần kinh xảy ra khá phổ biến. Tâm lý chung của người bệnh là không muốn nói về nó. Song nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe tâm thần của người bệnh và thân nhân.
Bạn đang đọc: 8 dạng bệnh tâm lý thần kinh thường gặp thời hiện đại
Nội Dung
Bệnh tâm thần kinh là gì?
Khái niệm bệnh tâm lý thần kinh dùng để chỉ các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần, nhận thức, cảm xúc và tâm lý của một người. Tâm lý – thần kinh ảnh hưởng đến cách người đó hành động, cảm nhận và cư xử với bản thân, với mọi người xung quanh và với các sự việc trong cuộc sống hàng ngày.
Tương tự như với các vấn đề sức khỏe về thể chất, người mắc các rối loạn tâm lý – thần kinh có thể hồi phục nếu được điều trị tích cực và đúng phương pháp.
Dấu hiệu bệnh tâm lý thần kinh giai đoạn sớm
- Suy nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc người khác
- Cảm giác buồn bã, tức giận, sợ hãi, lo lắng dai dẳng
- Thường xuyên bộc phát cảm xúc hoặc thay đổi tâm trạng
- Lú lẫn hoặc mất trí nhớ không rõ nguyên nhân
- Ảo tưởng hoặc xuất hiện ảo giác
- Có sự thay đổi lớn trong thói quen ăn uống và ngủ nghỉ
- Không có khả năng phản ứng, giải quyết với các hoạt động đơn giản hàng ngày, trong công việc hoặc trường học
- Rút lui hoàn toàn khỏi các hoạt động xã hội và các mối quan hệ
- Có những hành động bất chấp luật pháp hoặc phá hoại
- Lạm dụng chất gây nghiện, chất kích thích
8 dạng bệnh thuộc tâm lý thần kinh dễ gặp trong cuộc sống hiện đại
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi những bệnh sau thuộc nhóm các bệnh thần kinh thường gặp như:
1. Trầm cảm
Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần phổ biến. Triệu chứng bệnh thường: buồn bã kéo dài ít nhất 2 tuần liên tiếp, cảm thấy giá trị bản thân thấp kém, không có hứng thú với các hoạt động trước đây khiến thú vị.
Người mắc trầm cảm luôn cảm thấy thiếu năng lượng sống, đau thể chất nhưng không rõ nguyên nhân, có thể xuất hiện ảo tưởng hoặc gặp ảo giác. Các yếu tố có thể góp phần gây ra trầm cảm bao gồm:
- Di truyền từ gia đình
- Tính cách,
- Lạm dụng chất kích thích,
- Gặp phải cú sốc tâm lý, đau thương…
WHO coi trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất và ảnh hưởng đến khoảng 264 triệu người trên toàn thế giới. Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trầm cảm nhẹ đến trung bình có thể được điều trị hiệu quả bằng các liệu pháp trò chuyện tâm lý. Trường hợp mắc bệnh từ mức trung bình đến nặng cần được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm dưới sự chỉ định của bác sĩ.
>>> Đọc thêm: Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng và nguy cơ tự sát
2. Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là bệnh tâm lý thần kinh” width=”750″ height=”500″ />
Rối loạn lưỡng cực hay rối loạn hưng cảm – trầm cảm là một trong các bệnh tâm lý thường gặp, bệnh gây ra những thay đổi đột ngột và nghiêm trọng về tâm trạng. Người bệnh có lúc phấn khích vui vẻ quá, có lúc lại rơi vào trạng thái buồn chán cực độ. Ngoài ra, những người lên cơn hưng cảm nhưng không trải qua các giai đoạn trầm cảm cũng được xếp vào nhóm rối loạn lưỡng cực.
WHO ước tính có khoảng 45 triệu người trên toàn thế mắc chứng rối loạn này. Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cáchxét nghiệm máu hoặc thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
Người bệnh rối loạn lưỡng cực cần điều trị bằng các loại thuốc ổn định tâm trạng hoặc thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.
>>> Tìm hiểu: Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là gì?
3. Tâm thần phân liệt
Tìm hiểu thêm: Bật mí cách chăm sóc nhũ hoa giúp bạn luôn khỏe mạnh, quyến rũ hơn
Tâm thần phân liệt và những điều bạn cần biếtTâm thần phân liệt là một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng:
- Người bệnh bị thay đổi, sai lệch trong nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ.
- Có những hoạt động kì dị, lạ thường do ảo giác, hoang tưởng.
- Người bệnh có suy nghĩ và hành vi cực kỳ rối loạn.
Bác sĩ thường điều trị bằng cách kết hợp sử dụng thuốc chống loạn thần và hồi phục chức năng tâm lý, xã hội cho bệnh nhân.
4. Sa sút trí tuệ (chứng mất trí nhớ)
Sa sút trí tuệ là thuật ngữ chung chỉ tình trạng suy giảm chức năng ghi nhớ hoặc mất trí nhớ.
Đáng buồn là hiện tại vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh sa sút trí tuệ. Đây là dạng bệnh tiến triển, nghĩa là nó sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian. Tuy nhiên, sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định có thể sẽ cải thiện tạm thời các triệu chứng như mất trí nhớ và lú lẫn.
5. Thiểu năng trí tuệ
Thiểu năng trí tuệ còn gọi là rối loạn phát triển trí tuệ hoặc chậm phát triển trí tuệ. Đây là một loại rối loạn phát triển hình thành từ trước 18 tuổi. Người bệnh có những hạn chế trong hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng.
Người bị thiểu năng trí tuệ thường được xác định thông qua việc thực hiện các bài kiểm tra IQ. Điểm số IQ càng thấp càng thể hiện người bệnh có sự hạn chế trong các hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng (kỹ năng thực tế hàng ngày như chăm sóc bản thân, giao tiếp xã hội và kỹ năng sống).
6. Hội chứng tự kỷ cũng là dạng bệnh tâm lý thần kinh thường gặp
Rối loạn tự kỷ (ASD) là một khiếm khuyết trong hành vi giao tiếp, tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội. Theo WHO, các rối loạn tự kỷ thường khởi phát từ thời thơ ấu nhưng có xu hướng kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Hội chứng này gây suy giảm hoặc chậm phát triển các chức năng liên quan của hệ thần kinh trung ương:
- Người bệnh thường gặp khó khăn khi giao tiếp hoặc khó khăn để hiểu cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc của chính mình.
- Họ tránh giao tiếp bằng mắt và luôn muốn ở một mình.
- Người bị rối loạn tự kỷ rất cần sự chăm sóc đúng cách của gia đình.
- Trước khi điều trị, bác sĩ cần biết rõ những yếu tố khiến người bệnh đau khổ hoặc hạnh phúc. Bác sĩ cũng có thể đưa ra nhiều câu hỏi để nắm rõ hơn về môi trường có lợi cho quá trình điều trị cho bệnh nhân.
>>> Tham khảo thêm: Năm nhóm thuốc thường dùng điều trị bệnh tự kỷ
7. Rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD)
>>>>>Xem thêm: Giúp bạn giải đáp 10 thắc mắc về viêm gan siêu vi B
Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) bao gồm sự kết hợp của hiếu động thái quá, bốc đồng hoặc khó tập trung, chú ý. Người mắc bệnh này có các triệu chứng xuất hiện từ trước năm 12 tuổi và chúng có tác động tiêu cực đến hoạt động xã hội hoặc học tập. Trạng thái tăng động ở người trưởng thành có thể giảm, nhưng người bệnh vẫn phải đối diện với cơn bốc đồng và khó chú ý.
8. Bệnh tâm lý tâm thần: Rối loạn giao tiếp
Những rối loạn này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng, hiểu hoặc phát hiện ngôn ngữ và lời nói. Rối loạn giao tiếp gồm bốn dạng phụ khác nhau:
- Rối loạn ngôn ngữ
- Rối loạn âm thanh lời nói
- Rối loạn lưu loát khởi đầu ở thời thơ ấu (nói lắp)
- Rối loạn giao tiếp xã hội
Hiện tại, phần lớn các bệnh về tâm lý thần kinh vẫn chưa có cách phòng tránh. Điều tốt nhất để giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh là thường xuyên có các hoạt động bổ ích như: tập thể dục, vận động cơ thể, ăn ngủ khoa học, hạn chế các căng thẳng trong cuộc sống, không sử dụng các chất kích thích, gây nghiện…
>>> Đọc thêm: Rối loạn ngôn ngữ: Trở ngại khiến bạn sợ giao tiếp
Người bệnh tâm lý thần kinh rất cần sự hỗ trợ và chăm sóc của gia đình và xã hội. Nếu bạn có người thân đang mắc bệnh tâm thần, hãy thể hiện sự quan tâm bằng cách lắng nghe họ, tìm hiểu về tình trạng của họ và có sự giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày. Quan trọng nhất là hãy kiên nhẫn và hiểu biết để giúp họ ổn định cuộc sống, điều trị bệnh.