Tại thời điểm này, con bạn đã chuẩn bị đến tuổi học nói, vậy nên những gì bạn nói với bé luôn đều có ý nghĩa. Bạn có thể giúp bé tiếp thu và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ của mình tốt hơn bằng những cách sau đây:
Bạn đang đọc: 9 bí quyết để giao tiếp với trẻ 6 tháng tuổi
Nội Dung
1. Chậm mà chắc
Khi bé bắt đầu cố gắng giải mã câu nói của bạn, việc bé hiểu những gì bạn nói sẽ trở nên khó khăn hơn nếu bạn nói quá nhanh. Để bé có cơ hội bắt đầu học từ ngữ, bạn hãy nói chuyện với bé thật chậm, rõ ràng và đơn giản.
2. Hãy nói thật đơn giản
Bạn hãy vẫn cứ nói chuyện như bình thường, nhưng nhấn mạnh vào những từ hay cụm từ đơn giản thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, trong giờ ăn, khi bạn nói: “Ba/Mẹ sẽ đổ nước ép táo ra ly”, hãy cầm hộp nước ép táo lên và chỉ cho bé: “Nước ép táo, đây là nước ép táo” rồi chỉ cái ly và nói: “Ly”. Hãy luôn dừng lại một chút để bé có thời gian hiểu ý nghĩa của từ bạn nói trước khi tiếp tục nói ra cụm từ tiếp theo.
3. Hạn chế sử dụng đại từ
Đại từ thường gây bối rối cho bé, vậy nên bạn hãy dùng những câu như: “Đây là sách của mẹ” hoặc “Đây là búp bê của My”, kèm theo đó là động tác trỏ vào vật mà bạn đang nói tới.
4. Bắt chước những gì bé nói
Đến thời điểm này, bé đã có thể nói được nhiều từ. Bạn có thể nhân lúc này tạo ra những trò chơi bắt chước cùng bé. Tất cả những gì bạn cần là nói chuyện với bé bằng một vài phụ âm và nguyên âm đơn giản. Ví dụ, khi bé nói: “Ba-ba-ba-ba”, bạn sẽ bắt chước lại: “Ba-ba-ba-ba”. Nếu bé phản hồi lại: “Da-da-da-da”, bạn hãy tiếp tục bắt chước: “Da-da-da-da”. Nếu bé có dấu hiệu bí từ, bạn có thể thử gợi ý cho bé một vài ví dụ khác để khuyến khích bé bắt chước. Khi bé tỏ ra không thích bắt chước nữa, bạn hãy đổi vai trò và để bé là người bắt chước. Luyện tập thói quen này thường xuyên trong vài tháng, bé sẽ bắt đầu bắt chước những gì bạn nói mà không cần nhắc nhở.
5. Nói mọi lúc, mọi nơi
Hãy nói chuyện với bé về mọi thứ, cho dù đó chỉ là những chuyện vụn vặt bạn trải qua trong ngày. Hãy kể những câu chuyện cho bé nghe một cách tự nhiên, tuy vậy bạn cũng cần chú ý kể sao cho bé có thể hiểu được (Bạn không nên nhầm lẫn việc này với việc kể chuyện cho bé).
6. Bày ra những tiết mục hát theo vần điệu
Có thể bạn sẽ thấy chán ngán và mệt mỏi khi cứ phải lặp đi lặp lại những bài hát thiếu nhi rất nhiều lần mỗi ngày. Tuy nhiên, con bạn không những vô cùng thích thú sự lặp đi lặp lại đó mà còn có thể học rất nhiều từ vựng từ những giai điệu ấy. Bạn có thể dựa vào các bài hát của các nhân vật dành cho thiếu nhi hoặc sáng tạo nên bài hát của riêng mình. Quan trọng nhất, bạn hãy hát cho bé nghe mỗi ngày.
7. Đọc sách
Có thể bé chưa hiểu được nội dung câu chuyện nhưng chắc chắn con bạn sẽ rất thích thú với những giai điệu âm vần đơn giản cùng hình ảnh minh hoạ sống động trong sách. Hãy chỉ vào nhiều vật dụng, con vật hay con người khác nhau trong sách, sau đó bắt đầu đặt câu hỏi: “Con chó đâu rồi?”. Bé sẽ làm bạn bất ngờ khi chỉ ngón tay vào đúng chỗ câu trả lời bạn mong chờ.
8. Chờ phản hồi từ bé
Dù con bạn chưa thể nói được, bé đang bắt đầu tiếp nhận thông tin và thường sẽ có phản ứng với những gì bạn nói, cho dù đó chỉ những tiếng la hét hay vẻ mặt biểu cảm.
9. Yêu cầu bé vâng lời một cách cứng rắn
Sau một khoảng thời gian, con bạn sẽ học cách thực hiện một số “thỉnh cầu” nhỏ từ bạn, chẳng hạn như: “Hôn mẹ đi con”, “Vẫy tay chào tạm biệt đi”, hoặc “Cho mẹ con búp bê này nha”. Hãy thêm cụm từ “đi” hay “nha” để sau này bé sẽ nói theo mà bạn không cần phải dạy bé. Nhưng phải lưu ý rằng, đôi khi bé sẽ không nghe theo những lời đề nghị của bạn trong nhiều tháng, hoặc nếu bé nghe theo, phản ứng từ bé sẽ không xảy ra nhất quán hay bé sẽ phản ứng ngay lập tức. Đừng vội tỏ ra thất vọng khi bé không làm theo, thay vào đó hãy chỉ cho bé cách làm (ví dụ như vẫy tay chào khi tạm biệt ai đó), bé sẽ tự động học theo. Bạn đừng nên áp đặt hay ép buộc bé làm theo nếu có quá nhiều người xung quanh.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật tim hở (Mổ tim hở)