Bạn muốn sở hữu mái tóc chắc khỏe mà không cần phải tốn quá nhiều tiền bạc và công sức? Hãy thử 9 cách làm cho tóc chắc khỏe ngay sau đây!
Bạn đang đọc: 9 cách giúp tóc chắc khỏe đơn giản từ trong ra ngoài
Có rất nhiều yếu tố giúp tóc luôn chắc khỏe, bóng mượt. Bên cạnh yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, thời tiết và ô nhiễm môi trường, các phương pháp chăm sóc tóc cũng có tác động không nhỏ đến mái tóc. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu xem những những mẹo đơn giản nào giúp bạn sở hữu mái tóc chắc khỏe nhé!
Nội Dung
- 1 Bổ sung protein
- 2 Bổ sung kẽm
- 3 Cách để tóc chắc khỏe nhờ bổ sung omega-3
- 4 Hiểu rõ nhu cầu của tóc
- 5 Sử dụng dầu gội đầu phù hợp
- 6 Sử dụng các loại dầu xả đặc trị
- 7 Gội đầu đúng cách
- 8 Giữ tóc luôn khỏe mạnh
- 9 Ngừng các yếu tố gây hại cho tóc
- 10 Bảo vệ tóc khỏi các yếu tố môi trường
- 11 Tránh cột chặt tóc
- 12 Lựa chọn bao gối làm từ vải satin
Bổ sung protein
Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng giúp da đầu và tóc luôn chắc khỏe. Cấu tạo chủ yếu của tóc đến từ protein, vì vậy bạn cần đảm bảo bổ sung ít nhất 45g protein mỗi ngày. Protein có nhiều trong các thực phẩm sau:
- Thịt nạc
- Thịt gia cầm
- Cá
- Đậu
- Các sản phẩm sữa ít béo
- Trứng
Chế độ ăn kiêng ít protein có thể làm cho tóc yếu, dễ rụng và mất màu.
Bổ sung kẽm
Tình trạng thiếu kẽm có thể làm tóc rụng. Vậy làm sao để chân tóc chắc khỏe? Để tránh tình trạng này, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như quả óc chó, quả đào, hạt điều và hạnh nhân vào chế độ ăn uống để chống rụng tóc.
Các loại thực phẩm khác có chứa kẽm bao gồm:
- Rau quả
- Trái cây
- Nước lọc
Những loại thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp hoặc kẽm có thể giúp tăng cường chế độ ăn uống của bạn khi cần thiết.
Cách để tóc chắc khỏe nhờ bổ sung omega-3
Việc bổ sung axit béo omega-3 sẽ giúp kích thích nang tóc và tuyến bã nhờn. Mặc dù omega-3 không giúp tóc nhanh dài, nhưng nó sẽ giúp da đầu bạn luôn khỏe mạnh.
Axit béo omega-3 có nhiều ở các loài cá sống ở vùng nước lạnh, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi và cá trích. Các loại thực phẩm khác cũng chứa nhiều omega như:
- Hạt lanh
- Sữa chua
- Phô mai tươi
- Rau xà lách
- Ngũ cốc
Hiểu rõ nhu cầu của tóc
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc thời gian gội đầu. Tuy nhiên, điều này có thể phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu mỗi người cũng như các yếu tố sau đây để quyết định mức độ thường xuyên gội đầu của bạn:
- Loại tóc và kết cấu tóc
- Mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm dành cho tóc
- Mức độ hoạt động
Những người có mái tóc dầu sẽ phải gội đầu mỗi ngày, nhưng những người sở hữu mái tóc khô xơ sẽ không cần phải gội đầu quá thường xuyên.
Sử dụng dầu gội đầu phù hợp
Tìm hiểu thêm: 4 tác dụng của rau kinh giới cho sức khỏe và sắc đẹp
Sử dụng không đúng dầu gội đầu có thể làm tổn thương mái tóc nghiêm trọng. Bạn cần nắm rõ tóc mình thuộc loại nào (tóc dầu, bình thường hay khô) và tìm sản phẩm phù hợp với tóc. Khi mua dầu gội, bạn cần phải chọn sản phẩm tóc phù hợp với nhu cầu của mình (ví dụ như trị gàu, chống rụng tóc…).Bạn nên tránh mua dầu gội đầu có các thành phần tẩy rửa mạnh, chẳng hạn như ammonium lauryl sulfate hoặc sodium lauryl sulfate.
Sử dụng các loại dầu xả đặc trị
Sử dụng dầu xả sau khi gội là một bước quan trọng để giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe, mềm mại và sáng bóng. Bạn có thể sử dụng dầu xả đặc trị cụ thể vấn đề về tóc, ví dụ như phục hồi tóc hư tổn hoặc giúp tóc vào nếp.
Vuốt kem xả lên phần ngọn tóc, tránh để dầu xả tiếp xúc với chân tóc vì sẽ làm hư tóc. Bạn có thể ủ tóc trong 2–3 phút và gội lại với nước. Bạn cũng không cần dùng kem xả thường xuyên, khoảng 1–2 lần mỗi tuần là tốt nhất.
Gội đầu đúng cách
Các chuyên gia cho rằng nhiều người thường gội đầu quá mức cần thiết hoặc gội không đúng cách. Một số lưu ý để bạn gội đầu đúng cách như:
Giữ tóc luôn khỏe mạnh
Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn duy trì mái tóc chắc khỏe:
- Bắt đầu với nhiệt độ thấp nhất và dần dần tăng nhiệt khi sấy tóc
- Hãy để tóc khô tự nhiên
- Nếu bạn muốn nhuộm tóc, hãy chọn màu gần giống với một trong ba màu tự nhiên của tóc
- Thường xuyên mát-xa đầu để thúc đẩy tóc phát triển và tăng tuần hoàn máu
- Cắt tóc thường xuyên – từ 10 đến 12 tuần – để giữ mái tóc chắc khỏe và ngăn ngừa tóc bị chẻ ngọn
Ngừng các yếu tố gây hại cho tóc
Dầu gội đầu có chất tẩy rửa mạnh, các phương pháp chăm sóc tóc, các sản phẩm tạo kiểu và gội đầu quá mức sẽ gây hại đến chất lượng mái tóc. Tuy nhiên, một số các “thủ phạm” khác gây hư hại tóc như:
- Lạm dụng rượu quá mức
- Chế độ ăn kiêng “hà khắc” và thiếu calo
- Giảm hormone tuyến giáp
- Căng thẳng quá mức
- Chất làm loãng máu
- Một số loại thuốc theo toa điều trị các vấn đề về tim, trầm cảm, huyết áp cao và viêm khớp
Bảo vệ tóc khỏi các yếu tố môi trường
Giống như việc bảo vệ da khỏi nắng, gió và thời tiết thì việc bảo vệ tóc khỏi các yếu tố môi trường cũng rất quan trọng. Nếu không được chăm sóc tóc đúng cách, tóc sẽ trở nên khô và và dễ gãy theo thời gian.
Khi ra ngoài trời nắng gắt, bạn hãy đội mũ có vành rộng để tóc không bị cháy nắng. Vào mùa đông, bạn đừng để tóc ướt đi ra ngoài khi trời lạnh. Ngoài ra bạn cũng không nên để tóc tiếp xúc với hóa chất vì sẽ dễ làm hư tổn tóc. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế duỗi hoặc uốn tóc hay mang nón bơi khi đi bơi.
>>> Bạn có thể quan tâm: 11 vitamin tốt cho tóc giúp tóc chắc khỏe, kích thích mọc tóc
Tránh cột chặt tóc
Bạn nên hạn chế dùng dây thun để buộc tóc vì sẽ dễ làm gãy tóc. Việc cột tóc chặt còn khiến cho các sợi tóc siết chặt vào nhau, gia tăng sự ma sát và dẫn đến tổn thương tóc.
Lựa chọn bao gối làm từ vải satin
>>>>>Xem thêm: 7 sai lầm trong cách ăn sushi làm hao hụt dinh dưỡng
Vỏ gối làm từ vải satin sẽ giúp tóc ít rụng hơn. Các chất liệu khác như cotton có kết cấu khá thô, do đó sẽ dễ tạo ma sát với tóc hơn và có thể gây rụng tóc nhiều khi bạn đang ngủ.
Bên cạnh dầu gội và các sản phẩm chăm sóc tóc, có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mái tóc. Tình trạng sức khỏe của tóc có thể phản ánh những thói quen và tình trạng sức khỏe của bạn. Thế nên, muốn tóc khỏe đẹp thì bạn cũng đừng quên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhé!