9 dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ bầu cần biết để sinh con khỏe mạnh, an toàn

9 dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ bầu cần biết để sinh con khỏe mạnh, an toàn

9 dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ bầu cần biết để sinh con khỏe mạnh, an toàn

Những phụ nữ lần đầu làm mẹ thường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ con so. Điều này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé nếu như vô tình để cho giai đoạn chuyển dạ kéo dài. Vì thế, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ 9 dấu hiệu chuyển dạ con so dưới đây để có sự chuẩn bị sinh con tốt nhất.

Bạn đang đọc: 9 dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ bầu cần biết để sinh con khỏe mạnh, an toàn

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này của Kenshin sẽ “điểm mặt” 9 dấu hiệu chuyển dạ con so thường gặp, đồng thời giải đáp thắc mắc về thời điểm trong quá trình chuyển dạ mà mẹ bầu nên đến bệnh viện để sinh con.

Thời gian chuyển dạ sinh con so kéo dài trong bao lâu?

9 dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ bầu cần biết để sinh con khỏe mạnh, an toàn

Mỗi mẹ bầu đều có thời gian chuyển dạ khác nhau. Và thời gian chuyển dạ của từng mẹ bầu trong mỗi lần sinh con cũng thường không giống nhau. Tùy thuộc vào tốc độ mở cổ tử cung, lực co bóp của cơn gò… mà quá trình chuyển dạ có thể dài hay ngắn. 

Thông thường, phụ nữ mang thai sinh con so sẽ có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn sản phụ sinh con rạ. Những người lần đầu làm mẹ thường có giai đoạn chuyển dạ trung bình trong 12 – 24 giờ. Trong khi thời gian chuyển dạ của những sản phụ đã từng sinh con trước đây thường ngắn hơn, chỉ khoảng từ 8 – 16 giờ.

Nguyên nhân thời gian chuyển dạ sinh con so dài hơn là vì đây là lần đầu sinh con của sản phụ, nên cổ tử cung mở khá chậm, tầng sinh môn vẫn còn rắn chắc. Cơ thể phụ nữ lần đầu làm mẹ cần nhiều thời gian để chuẩn bị và thích nghi với quá trình sinh con hơn. Ngoài ra, thời gian chuyển dạ kéo dài cũng một phần là do mẹ bầu sinh con đầu lòng chưa có nhiều kinh nghiệm, thường bỡ ngỡ và lúng túng trong cách thở và rặn để giúp cơn gò trở nên hiệu quả hơn.

Không những thế, nhiều phụ nữ mang thai lần đầu không biết được những dấu hiệu của quá trình chuyển dạ, khiến thời gian kéo dài và tốn nhiều sức lực sinh con hơn. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ những dấu hiệu chuyển dạ con so nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất để đón con chào đời.

9 dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ cần nắm rõ 

1. Các cơn co tử cung mạnh, dồn dập

Dấu hiệu chuyển dạ con so đầu tiên là những cơn co thắt tử cung và vùng bụng ngày càng mạnh hơn, đều đặn hơn, kéo dài hơn và gần nhau hơn. Sự co bóp tử cung này nhằm khuyến khích cổ tử cung giãn ra và mỏng đi, giúp đẩy em bé xuống qua đường sinh.

Ban đầu, phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận được bụng thắt lại và căng cứng. Các cơn đau thắt bắt đầu từ phía sau và di chuyển ra phía trước của bụng dưới. Sau đó, tử cung lại giãn ra, khiến cơ thể được thả lỏng. Những điều này cứ lặp đi lặp lại, diễn ra 5 phút/lần, mỗi lần kéo dài khoảng 20 – 40 giây.

Các cơn co thắt sẽ tăng dần về cường độ và tần suất khi quá trình chuyển dạ tiến triển. Lúc này, các cơn gò có thể kéo dài từ 60 – 90 giây và cách nhau từ 2 đến 5 phút. Thai phụ thường cảm thấy khó có thể nói chuyện được trong giai đoạn này.

Thời điểm mà cơn gò tử cung mạnh nhất, dài nhất và gần nhau nhất là khi sản phụ cảm nhận được cơn đau diễn ra dồn dập hơn và đau đớn hơn. Khoảng cách giữa những lần co thắt này thường rất ngắn, chỉ từ 2 – 3 phút. Nhưng thời gian đau lại kéo dài từ 60 đến 120 giây. Điều này thường gây ra những cơn run và rùng mình.

2. Dấu hiệu chuyển dạ con so phổ biến nhất: Cổ tử cung giãn nở

Cổ tử cung giãn nở là một dấu hiệu cho thấy phụ nữ sắp bước vào thời kỳ sinh nở. Độ giãn nở cổ tử cung được kiểm tra khi khám phụ khoa và được đo bằng cm, từ 0cm (không giãn nở) đến 10cm (giãn hoàn toàn).

Ban đầu, các cơn co thắt sẽ khiến cổ tử cung giãn nở từ 4 – 7cm. Khi quá trình chuyển dạ diễn tiến, cổ tử cung mỏng đi, ngắn lại, mềm ra và mở rộng từ 8 – 10cm. Khi cổ tử cung giãn nở hoàn toàn, phụ nữ mang thai đã sẵn sàng cho những cơn rặn để sinh con. Thông thường, phụ nữ sinh con so có thời gian giãn nở tử cung chậm hơn. 

3. Mất nút nhầy

Khi mang thai, cổ tử cung bị chặn bởi nút nhầy để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, bảo vệ thai nhi đang phát triển. Khi quá trình chuyển dạ diễn ra và cổ tử cung bắt đầu giãn nở, nút nhầy thường bị bong ra dưới dạng từng chuỗi nhỏ hoặc toàn bộ chất dịch đặc. Điều này làm chất nhầy âm đạo tiết ra có màu phớt hồng, nâu hoặc đỏ của máu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu máu chảy ra quá nhiều, mẹ bầu cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 

4. Dấu hiệu chuyển dạ con so dễ nhận biết nhất: Sa bụng bầu

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về cây thường xuân và những loại cây tương tự

9 dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ bầu cần biết để sinh con khỏe mạnh, an toàn

Đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, dấu hiệu bụng tụt xuống dưới thấp (sa bụng bầu) rất dễ để nhận biết. Nguyên nhân là vì cơ bụng lúc này vẫn còn săn chắc, vì thế mẹ bầu dễ dàng cảm nhận được dấu hiệu này một cách rõ ràng.

Lúc này, em bé đã tụt xuống thấp hơn trong bụng mẹ, “lún” sâu vào khung xương chậu, tiến về phía cổ tử cung để chuẩn bị rặn đẻ và chào đời. Tư thế lý tưởng nhất của em bé trong trường hợp này là đầu cúi xuống thấp và không ở tư thế ngôi mông.

Mẹ bầu có thể cảm thấy bản thân chậm chạp và có những bước đi “lạch bạch” hơn trước khi chuyển dạ. Ngoài ra, giai đoạn này cũng khiến sản phụ đi tiểu thường xuyên hơn vì đầu của em bé lúc này đang đè lên bàng quang của mẹ. Điều tích cực là sự dịch chuyển của em bé làm giảm áp lực lên cơ hoành, tạo khoảng trống giữa ngực và bụng giúp mẹ bầu dễ thở hơn so với trước đôi chút.

5. Giãn khớp và dây chằng

Trong suốt thai kỳ, một loại hormone có tên là relaxin được tiết ra. Chất này có tác dụng nới lỏng mô liên kết giữ các xương khớp lại với nhau. Điều này giúp ích cho quá trình sinh nở bằng cách mở ra xương chậu để em bé đi qua ống sinh dễ dàng. 

Ngoài ra, vì relaxin ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong cơ thể, khiến các khớp bớt căng và thoải mái hơn, nên khi sắp sinh con, phụ nữ thường cảm thấy hơi vụng về.

6. Đau lưng

Một trong những dấu hiệu chuyển dạ con so thường gặp khác là đau lưng và chuột rút vùng thắt lưng. Điều này thường khó nhận biết đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Nguyên nhân là vì sản phụ thường đã cảm nhận được những cơn đau nhẹ ở vùng lưng dưới trong quá trình bụng bầu lớn dần. Mặc dù vậy, nếu các cơn đau nhức và chuột rút trở nên dữ dội, dồn dập, mau đến mau đi, thì rất có thể đó là dấu hiệu của quá trình chuyển dạ. Một số phụ nữ còn cảm thấy đau ở vùng háng do quá trình kéo căng và chuyển dịch các cơ và khớp để chuẩn bị cho việc sinh nở.

7. Tiêu chảy cũng là một dấu hiệu chuyển dạ con so

Cũng giống như các cơ trong tử cung đang giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh nở, thì các cơ khác trong cơ thể, bao gồm cả những cơ ở trực tràng cũng vậy. Vào thời điểm cổ tử cung giãn nở, em bé thường đã đi xuống sâu trong khung chậu. Điều này gây ra những áp lực lên trực tràng, dẫn đến tiêu chảy trước khi sinh. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng mẹ bầu đi tiêu phân lỏng hoặc tiêu chảy cũng có thể là do cơ thể tiết ra hormone gọi là prostaglandin.

Bạn có thể quan tâm Bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ? Giải đáp nhanh cho mẹ bầu!

8. Buồn nôn

9 dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ bầu cần biết để sinh con khỏe mạnh, an toàn

>>>>>Xem thêm: Bật mí cách nấu cháo cho bé ăn cả ngày đơn giản mà vẫn đủ dinh dưỡng

Buồn nôn và ói mửa xảy ra khá phổ biến ở giai đoạn chuyển dạ. Nguyên nhân được cho là do quá trình này kích thích dây thần kinh gây nôn. 

9. Vỡ nước ối – Dấu hiệu chuyển dạ con so chính xác nhất

Vỡ nước ối chắc chắn là dấu hiệu báo sinh rõ ràng nhất. Đây cũng được cho là dấu hiệu chuyển dạ con so cuối cùng mà hầu hết phụ nữ phải trải qua. Nghĩa là, đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng nước ối bị rò rỉ xuất hiện sau khi các triệu chứng chuyển dạ khác đã bắt đầu. Tuy nhiên, em bé ít khi chào đời ngay lúc màng ối vỡ. Thời gian lâm bồn của phụ nữ thường xảy ra sau đó vài giờ. Mặc dù vậy, tình trạng vỡ nước ối tự nhiên chỉ xảy ra ở khoảng 15% số ca sinh hoặc ít hơn.

Một số người sẽ chảy nước ối theo dạng nước nhỏ giọt, trong khi số ít khác lại tuôn nước ối ra ngoài trong một lần. Các cơn co thắt thường trở nên dữ dội hơn nhiều sau khi bị vỡ ối. Lúc này, quá trình chuyển dạ cũng diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị vỡ ối nhưng không chuyển dạ trong thời gian nhất định, bác sĩ sẽ phải tiến hành kích thích chuyển dạ để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và bé.

Khi nào phụ nữ có dấu hiệu chuyển dạ con so nên đến bệnh viện để sinh nở?

Theo nguyên tắc chung, nếu là lần đầu làm mẹ, một khi đã có những cơn co thắt thường xuyên và đau đớn, mỗi cơn kéo dài khoảng 60 giây, diễn ra cứ sau 4 đến 5 phút trong ít nhất 1 giờ, thì phụ nữ mang thai nên được đưa đến bệnh viện để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Khi các cơn co thắt trở nên mạnh hơn, gần nhau hơn và đều đặn hơn chính là thời điểm tốt nhất để gây tê ngoài màng cứng (nếu muốn). Nếu để cơn đau kéo dài từ 60 – 120 giây thì thường là quá muộn để gây tê màng ngoài cứng. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn nhận biết được những dấu hiệu chuyển dạ con so, từ đó có sự chuẩn bị cho quá trình sinh con kỹ càng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *