Thai kỳ khỏe mạnh là niềm mong ước của tất cả bà bầu. Muốn làm được điều này, ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học, bạn cần phải chú ý thêm nhiều yếu tố khác nhau.
Bạn đang đọc: 9 Lời khuyên giúp đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh bạn không nên bỏ qua
Trong suốt thời gian mang thai, sức khỏe của mẹ luôn song hành với sức khỏe của bé. Chính vì vậy, để bé yêu chào đời khỏe mạnh, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt. Lắng nghe cơ thể và nắm bắt các vấn đề đang gặp phải là chìa khóa quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ngoài ra, Kenshin.vn sẽ chia sẻ với các mẹ bầu một số lời khuyên sau đây để có thể vượt qua 9 tháng 10 ngày thai kỳ theo cách tuyệt vời và khỏe mạnh nhất.
Nội Dung
- 1 1. Khám thai định kỳ, giữ sức khỏe răng miệng để cho thai kỳ khỏe mạnh
- 2 2. Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
- 3 3. Mẹ bầu nên làm gì để con khoẻ mạnh? Đảm bảo luôn uống đủ nước mẹ nhé!
- 4 4. Vận động thường xuyên để giúp thai kỳ khỏe mạnh
- 5 5. Làm thế nào để thai phát triển tốt? Nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng
- 6 6. Cách mang thai khỏe mạnh là nói “không” với rượu bia và thuốc lá
- 7 7. Tránh xa hóa chất giúp bảo đảm thai kỳ khỏe mạnh
- 8 8. Lưu ý trong việc chọn quần áo và giày dép
- 9 9. Chủ động tìm hiểu về biến chứng thai kỳ để phòng ngừa
1. Khám thai định kỳ, giữ sức khỏe răng miệng để cho thai kỳ khỏe mạnh
Khi thấy có dấu hiệu mang thai sớm, bạn nên đi khám thai ngay để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và bé cưng, đồng thời được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ phù hợp. Bạn nên lựa chọn địa chỉ khám uy tín với các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Trong suốt thời gian mang thai, bạn cũng nên nhớ đi khám, siêu âm định kỳ, làm đầy đủ các xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định để biết được tình hình phát triển của thai nhi và sự thay đổi thể chất của chính mình.
Có một điều quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý là trong thời gian mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể tăng nhanh có thể khiến nướu bị tổn thương. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu mẹ bầu thường xuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng như lấy vôi răng, đánh bóng răng có thể làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh răng miệng trong thời gian này tới 84%. Do đó, bạn còn chần chờ gì mà chưa lên lịch gặp nha sĩ ngay?
2. Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao so với trước khi mang thai, đặc biệt là các chất DHA, ALA, lutein, choline, sắt, acid folic, canxi, vitamin D. Một chế độ ăn khoa học, bổ dưỡng, đủ nhóm chất là điều rất quan trọng đối với sự phát triển của bé và đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Bạn nên thêm vào chế độ ăn các loại hạt tốt cho bà bầu, rau, trái cây tươi, trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa bởi những thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất, axit béo thiết yếu, axit amin và các chất dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, để đảm bảo bạn và bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, từ đó đạt được thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bàu có thể sẽ cần sử dụng thêm những viên uống bổ sung các loại vitamin và khoáng chất. Một trong những dưỡng chất quan trọng nhất mà bạn cần bổ sung trước khi mang thai là axit folic và sắt, những dưỡng chất này sẽ giúp giảm nguy cơ bé bị dị tật bẩm sinh.
Với các loại vitamin, viên uống bổ sung khác, bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Lưu ý là bạn không nên tự ý bổ sung cũng như không tự ý ngưng sử dụng khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Mẹ bầu nên làm gì để con khoẻ mạnh? Đảm bảo luôn uống đủ nước mẹ nhé!
Bà bầu uống đủ nước mỗi ngày là cách để duy trì lượng nước ối cho thai nhi và tăng lượng máu cho cơ thể, từ đó giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày, bạn cần uống ít nhất 2 lít nước, nếu uống ít hơn, bạn sẽ dễ gặp phải chứng ốm nghén, mệt mỏi, chuột rút và co thắt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
3 việc mẹ bầu nên làm và không nên làm vào buổi sáng
4. Vận động thường xuyên để giúp thai kỳ khỏe mạnh
Tìm hiểu thêm: Vì sao bạn cảm thấy gia đình không hạnh phúc?
Mang thai là thời điểm cơ thể bạn sẽ có rất nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi rõ nét nhất chính là vóc dáng và cân nặng. Để khỏe mạnh và dẻo dai, bà bầu cần tập thể dục 30 phút mỗi ngày và 4 lần mỗi tuần. Bà bầu tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát căng thẳng, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường thể lực mà còn làm tăng lượng máu đến nhau thai để hỗ trợ sự phát triển của bé.
Tuy nhiên, trước khi tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ sản khoa. Một số hoạt động thể chất tốt cho bà bầu mà bạn có thể thử là đi bộ, bơi lội và yoga. Ngoài ra, bạn cũng nên tập thêm các bài tập cơ sàn chậu để hỗ trợ tử cung, ruột và bàng quang giúp cho việc sinh nở diễn ra dễ dàng.
5. Làm thế nào để thai phát triển tốt? Nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng
Phụ nữ mang thai cần nghỉ ngơi nhiều hơn do lúc này, cơ thể bạn khá nặng nhọc và mệt mỏi. Tình trạng mất ngủ thường xuyên có thể khiến bà bầu cảm thấy căng thẳng, tăng huyết áp, tiền sản giật… Dù vậy, phần lớn bà bầu đều thấy khó ngủ, mất ngủ khi mang thai do những triệu chứng khó chịu của thai kỳ và những nỗi lo về những điều sắp diễn ra. Để có giấc ngủ ngon, bạn có thể tập yoga, thiền, cải thiện chế độ ăn…
Bên cạnh việc ngủ đủ giấc, bạn cũng nên tìm cách để giảm căng thẳng cho cơ thể nhằm có được một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu thấy quá lo lắng về sức khỏe của bé hay việc sinh nở, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ, người thân, bạn bè để tìm cách giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Mang thai 3 tháng đầu: Mọi điều về chăm sóc sức khỏe mẹ cần biết!
6. Cách mang thai khỏe mạnh là nói “không” với rượu bia và thuốc lá
Trong suốt thời gian mang thai, rượu bia, thuốc lá là những thứ bạn nên tránh hoàn toàn để có được thai kỳ khỏe mạnh. Bà bầu uống rượu, bia có thể làm tăng nguy cơ bé mắc phải hội chứng rượu bào thai (FAS). Trong khi đó, việc tiếp xúc với khói thuốc đồng nghĩa với việc bạn đã hít vào hơn 4.000 hóa chất khác nhau. Những hóa chất này có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, ung thư, trẻ sinh ra nhẹ cân, nghiêm trọng hơn còn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
7. Tránh xa hóa chất giúp bảo đảm thai kỳ khỏe mạnh
Nếu do công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ, chì và thủy ngân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích về việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ cũng như giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn. Nguyên nhân là bởi việc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất này sẽ gây nguy hiểm cho cả bạn và bé.
8. Lưu ý trong việc chọn quần áo và giày dép
Trong thời gian mang thai, bạn nên chọn cho mình những bộ quần áo thoải mái. Do vóc dáng và trọng lượng của bạn thay đổi nhanh chóng nên nếu mặc những bộ quần áo quá ôm sát thì không chỉ bạn mà cả bé yêu đều có thể cảm thấy khó chịu.
Ngoài ra, do thời gian này, các hormone trong thai kỳ làm các dây chằng ở chân bị lỏng lẻo khiến chân và mắt cá chân sẽ dễ bị sưng đau. Do vậy, bạn tuyệt đối không mang giày cao gót, cũng như các loại sandal nhiều dây buộc chặt.
9. Chủ động tìm hiểu về biến chứng thai kỳ để phòng ngừa
>>>>>Xem thêm: Chất điện giải và nước bù điện giải: Vì sao cơ thể bạn cần?
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh và không gặp rủi ro, mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu về các triệu chứng, biến chứng thường gặp trong các giai đoạn mang thai. Điều này sẽ giúp bạn biết được khi nào cần đến gặp bác sĩ và không cảm thấy căng thẳng vì những triệu chứng vốn dĩ bình thường. Thông thường, bạn nên đến bệnh viện ngay nếu:
- Đau dữ dội
- Chuột rút
- Chảy máu âm đạo
- Chóng mặt
- Đánh trống ngực
- Sưng khớp
- Chuyển động của thai nhi giảm.
Mang thai sinh con là hành trình ý nghĩa đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe khác nhau. Vì vậy, mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc bản thân và đảm bảo khám thai đầy đủ nhé!
Có thể bạn quan tâm
14 sản phẩm cho bà bầu giúp các mẹ chăm sóc sức khỏe tốt nhất