Con yêu chào đời hẳn là mang lại nhiều niềm vui cho bố mẹ. Tuy nhiên, đằng sau niềm vui là sự mệt mỏi, lo lắng khi chăm sóc thành viên mới trong gia đình. Vì thế, bạn cần trang bị cách để giảm căng thẳng sau khi sinh.
Bạn đang đọc: 9 phương pháp giúp giảm căng thẳng sau khi sinh
Chị Quế Chi (40 tuổi) chia sẻ những ngày đầu sau khi sinh đối với chị như một cực hình. Sự đau nhức cơ thể và làm quen với việc chăm sóc con khiến chị cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Việc chăm con như lo cho con bú, thay tã, vệ sinh, tắm rửa cho con… đã chiếm gần hết thời gian của chị. Chị không có thời gian chăm lo cho bản thân và không muốn tiếp xúc với ai ngoài người thân. Lúc ấy, trông chị rất nhếch nhác nên cảm giác tự ti lúc nào cũng hiện lên trong đầu. Hàng đêm, chị phải thức mấy lần cho con bú và từng khóc ấm ức trong đêm. Thế nhưng, sau một thời gian, những căng thẳng không còn, cơ thể chị cũng dần hồi phục và chị cũng quen với nếp sinh hoạt của con nên mọi chuyện cũng tạm ổn.
Chị Chi chỉ là một trường hợp điển hình của rất nhiều phụ nữ sau khi sinh con. Thời gian này, nếu không có những biện pháp đối phó thích hợp, bạn sẽ khó vượt qua và có thể dẫn đến những bệnh tâm lý khác như trầm cảm sau sinh. Sau đây là một số phương pháp Kenshin gợi ý để bạn tham khảo.
Nội Dung
1/ Nhờ sự giúp đỡ của người thân
Sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh giống như trụ cột hỗ trợ tinh thần cho bạn trong những ngày đầu sau sinh. Đừng để bản thân giải quyết mọi việc một mình vì không ai muốn bạn là một “bà mẹ đa năng’ cả. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của mẹ mình hay mẹ chồng nấu những món ăn bổ dưỡng để bạn phục hồi sức lực sau sinh.
Bên cạnh đó, chồng của bạn cũng có thể đút cho bạn ăn. Nếu có người giúp việc, bạn có thể nhờ họ giúp bạn rửa và khử trùng bình sữa. Ông, dì, dượng hay bạn thân cũng có thể giúp bạn trông con để bạn có thể nghỉ ngơi chốc lát.
2/ Lập thời gian biểu để chăm sóc con
Việc lập ra thời khóa biểu cho cuộc sống mới của mình là điều cần thiết. Bạn có thể cài nhắc nhở trên điện thoại để biết khi nào nên cho con bú. Bạn cũng đừng quên đếm số tã mà bé dùng trong ngày. Điều này sẽ giúp việc chăm sóc con đỡ vất vả hơn.
Nếu bạn cho con bú bằng sữa mẹ, bạn hút sẵn sữa và cất trong tủ lạnh, chồng bạn có thể lấy sữa này cho bé bú vào buổi tối. Ngoài ra, bạn và chồng có thể thay phiên nhau trông con, chẳng hạn như chồng bạn có thể trông con từ 7 giờ tối đến nửa đêm để bạn có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, đến lượt bạn chăm sóc con để chồng ngủ sáng mai còn đi làm.
3/ Linh hoạt hơn
Bố mẹ nên biết cách linh hoạt hơn khi chăm sóc con vì trẻ sơ sinh có thể thay đổi thói quen bất cứ lúc nào, đặc biệt là ngủ và ăn uống. Có thể hôm qua con ngủ lúc 7 giờ tối không có nghĩa là hôm nay con cũng ngủ giống như vậy. Khi con lớn lên, nhu cầu ăn uống cũng thay đổi. Trẻ thường đói bụng và ăn nhiều hơn. Bạn sẽ dễ dàng linh hoạt nếu bạn chú ý theo dõi con mỗi ngày.
4/ Suy nghĩ lại các ưu tiên của bạn
Khi lên danh sách những việc phải làm và làm ngay, không thể chờ đợi thêm nữa và chỉ có bạn mới làm được, bạn có thể suy nghĩ đến việc tìm một người tin tưởng để chăm sóc con giúp bạn. Còn những việc mà bạn cảm thấy mất thời gian như hẹn hò xem phim với bạn bè hay giúp đỡ dự án của một ai đó, bạn có thể từ chối.
5/ Luyện tập thể dục
Tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu tim bẩm sinh để chữa từ sớm, sống khỏe hơn
>>>>>Xem thêm: Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4: Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết!
Sau một đêm mất ngủ vì phải chăm sóc con, bạn thường cảm thấy mệt mỏi. Lúc này, một vài động tác thể dục hay đi dạo vài vòng trong công viên có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn đấy. Việc tập thể dục giúp cơ thể thải ra endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng).
6/ Quan tâm chồng
Vợ chồng cùng nhau chăm sóc con là điều rất cần thiết. Việc chăm sóc con khiến cả 2 đều bị thiếu ngủ. Có thể chồng bạn đang chống chọi với sự căng thẳng trong văn phòng và cả việc chăm sóc con. Do đó, đừng hụt hẫng nếu bạn cảm thấy chồng không được chu đáo với mình như trước khi có con.
7/ Đừng so sánh mình với người khác
Bạn không nên suy nghĩ bi quan khi thấy người sinh cùng thời điểm với mình đã hồi phục lại vóc dáng trong khi bạn vẫn tròn tròn như có bầu 3 tháng. Bạn cũng không nên lo lắng quá khi thấy đứa trẻ hàng xóm biết lăn khi mới 3 tháng trong khi đứa con 5 tháng của mình vẫn chưa biết gì cả. Thể trạng của mỗi người khác nhau nên mỗi đứa bé hay thai kỳ đều không giống nhau. Nếu bạn cảm thấy những nguồn thông tin trên mạng xã hội khiến bạn cảm thấy bất an, bạn có thể tránh xa những trang mạng này. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn.
8/ Suy nghĩ tích cực
Khi đề cập đến việc chăm sóc con, bạn không nên cảm thấy buồn khi nghĩ mình làm tốt nhưng kết quả không như mong đợi. Nếu bé không muốn ngủ một mình nhưng bà ngoại nhất quyết cho bé phải ngủ riêng, lúc này bạn có thể cho bé ngủ với bạn và cả hai đều sẽ ngủ ngon giấc. Bạn cũng đừng tạo nên áp lực khi chưa hoàn thành việc nhà, việc làm thêm hay quên ngày sinh nhật của một người bạn. Bạn cần thời gian để chăm sóc con nên không ai có thể trách bạn cả.
9/ Tạo cảm giác thoải mái
Việc làm cha mẹ là một thách thức và không ai có thể phủ nhận điều đó. Chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh khiến nhiều phụ nữ cảm thấy căng thẳng. Khi gặp khó khăn, tiếng cười sẽ là liều thuốc tốt nhất. Tất cả những gì bạn có thể làm mỉm cười, suy nghĩ lạc quan và biết rằng “chuyện rồi cũng sẽ qua’.