Chóng mặt là một trong những tình trạng rất phổ biến ở người cao tuổi và là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm hàng đầu. Bởi tình trạng chóng mặt ở người già (người cao tuổi) sẽ làm tăng cao nguy cơ té ngã và kéo theo nhiều hệ lụy[1]. Vậy nguyên nhân chóng mặt ở người cao tuổi là gì?
Bạn đang đọc: Chóng mặt ở người cao tuổi: Nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân gây chóng mặt thì nhiều vô kể, từ các vấn đề thường gặp như thay đổi tư thế đột ngột, thiếu ngủ, sử dụng thuốc… cho đến các bệnh lý tiềm ẩn khác. Thế nhưng, với người cao tuổi, chóng mặt có thể là triệu chứng “cảnh báo” của 3 tình trạng tiêu biểu là chóng mặt kịch phát lành tính, hội chứng Meniere và viêm dây thần kinh tiền đình [1]. Mời bạn theo dõi tiếp những thông tin sau để tìm hiểu thêm về 3 loại bệnh này cũng như là phương pháp điều trị và phòng ngừa nhé!
Nội Dung
Nguyên nhân gây chóng mặt ở người già
Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến chóng mặt ở người cao tuổi đều chỉ ra rằng rối loạn chức năng tiền đình ngoại biên là nguyên nhân đầu tiên. Trong đó, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) là thường gặp nhất, sau đó là bệnh Meniere và viêm dây thần kinh tiền đình [1].
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) [2], [5]
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) là một rối loạn phổ biến của tai trong, có thể gây ra các cơn chóng mặt từ nhẹ đến dữ dội trong một thời gian ngắn. Đây là một rối loạn xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở những người trên 65 tuổi.
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể phát triển do sỏi tai vì một nguyên nhân nào đó như tuổi tác, nhiễm trùng hoặc chấn thương…bị bong ra và di chuyển vào một trong các ống bán khuyên (là một phần khác của cấu trúc tai trong giúp giữ thăng bằng) và tích tụ tại đó. Khi đầu di chuyển (như ngẩng lên, cúi xuống, nghiêng người sang một bên hoặc ngồi dậy), các sỏi tai bị bong ra cũng sẽ di chuyển theo và kích thích các lông mao tại ống bán khuyên gửi thông tin sai lệch lên não rồi đến mắt, gây chóng mặt.
Cơn chóng mặt do BPPV thường có mức độ từ nhẹ đến dữ dội, kéo dài dưới 1 phút và có thể đi kèm các triệu chứng như:
- Hoa mắt
- Lảo đảo, mất thăng bằng
- Buồn nôn
- Nôn mửa
Trong quá trình chẩn đoán, nếu không xác định được nguyên nhân, tình trạng này được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính vô căn. Một số trường hợp, nguyên nhân gây ra có thể là do chấn thương đầu mức độ nhẹ đến nặng, các rối loạn ảnh hưởng đến tai trong, tổn thương xảy ra trong quá trình phẫu thuật tai, do nằm ngửa trong thời gian dài hoặc do chứng đau nửa đầu.
Hội chứng Meniere [1], [3], [7]
Meniere là một rối loạn của tai trong, dẫn đến tình trạng chóng mặt và mất thính lực. Tình trạng này chiếm 3 – 11% trường hợp chóng mặt được chẩn đoán tại các phòng khám thần kinh – tai. Theo nghiên cứu, 15% bệnh nhân mắc hội chứng Meniere là trên 65 tuổi.
Hội chứng Meniere xảy ra do sự thay đổi bất thường về nội dịch hay chất dịch trong tai (áp lực tăng cao hoặc tính chất nội dịch thay đổi). Hiện nguyên nhân khiến nội dịch thay đổi vẫn chưa được xác định nhưng một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng chất lỏng này là:
- Dẫn lưu chất lỏng không đúng cách, có thể do tắc nghẽn hoặc bất thường về giải phẫu
- Phản ứng miễn dịch bất thường
- Nhiễm virus
- Di truyền.
Hầu hết các trường hợp hội chứng Meniere chỉ ảnh hưởng đến một bên tai với 3 triệu chứng chính là chóng mặt, điếc và ù tai. Ngoài ra, người cao tuổi còn có thể gặp một số các triệu chứng như:
- Mất thăng bằng, không thể đứng vững
- Buồn nôn hoặc nôn
- Nghe thấy tiếng chuông, tiếng gầm trong tai hoặc ù tai
- Bị giảm thính lực đột ngột.
Những triệu chứng này thường xảy ra cùng lúc và có thể kéo dài vài phút đến vài giờ nhưng phổ biến nhất là kéo dài từ 2 đến 3 giờ.
Viêm dây thần kinh tiền đình [1], [4], [6]
Viêm dây thần kinh tiền đình chiếm 3% đến 10% chẩn đoán tại các phòng khám thần kinh – tai. Vùng tai trong có chứa dây thần kinh tiền đình – ốc tai, viêm dây thần kinh tiền đình là một chứng rối loạn chỉ ảnh hưởng đến nhánh tiền đình. Dây thần kinh này có nhiệm vụ gửi tín hiệu giúp giữ thăng bằng và giữ vững vị trí đầu từ tai trong đến não. Khi dây thần kinh này bị sưng viêm, nó sẽ phá vỡ dòng tín hiệu mà não dùng để diễn giải và gây ra các triệu chứng như:
- Chóng mặt đột ngột, dữ dội (cảm giác lắc lư/xoay tròn)
- Khó giữ thăng bằng
- Buồn nôn, ói mửa
- Khó tập trung
Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân gây viêm dây thần kinh tiền đình có thể là do nhiễm virus ở tai trong, hoặc cũng có thể do nhiễm virus ở vị trí khác trong cơ thể như virus herpes, sởi, cúm, quai bị, viêm gan và sốt bại liệt.
Giải pháp điều trị chứng chóng mặt ở người cao tuổi
Tìm hiểu thêm: 8 cách kích thích tình dục ở nữ khơi gợi ham muốn của nàng
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm CA-125 chẩn đoán bệnh ung thư buồng trứng
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) [2], [5]
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có thể được điều trị bằng các bài tập đơn giản, do các bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu hướng dẫn. Tình trạng này có thể giảm dần theo thời gian nhưng người cao tuổi cần được điều trị ngay để ngăn ngừa té ngã gây ra chấn thương.
Tuy nhiên, nếu các bài tập này không có tác dụng và triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp điều trị thích hợp nhất mà không làm ảnh hưởng đến chức năng các phần còn lại của hệ thống tiền đình.
Chóng mặt do hội chứng Meniere [3]
Hiện không có phương pháp nào chữa khỏi bệnh Meniere. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát chứng chóng mặt, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, bệnh Meniere cũng có thể gây ra một số tình trạng như ù tai, mất thính lực và mất thăng bằng. Vì thế, ngoài việc sử dụng thuốc ngăn chặn triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, người cao tuổi cũng cần phải điều trị những tình trạng này.
Điều trị viêm dây thần kinh tiền đình [4], [6]
Các phương pháp điều trị viêm dây thần kinh tiền đình thường là kiểm soát các triệu chứng, diệt virus (nếu có) và thực hiện vật lý trị liệu tiền đình.
Các triệu chứng viêm dây thần kinh tiền đình có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc, chẳng hạn như thuốc trị buồn nôn và thuốc làm giảm chóng mặt. Ngoài ra, nếu người cao tuổi bị viêm dây thần kinh tiền đình do virus, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng virus.
Trong trường hợp người cao tuổi gặp vấn đề về khả năng giữ thăng bằng và tình trạng chóng mặt kéo dài hơn một vài tuần thì có thể sẽ cần thực hiện vật lý trị liệu tiền đình. Mục tiêu của việc này là huấn luyện lại bộ não, giúp não thích ứng với những thay đổi về sự cân bằng.
Trong quá trình thăm khám, bạn có thể hỏi thêm bác sĩ về việc dùng các loại thuốc không kê đơn cho người cao tuổi nhằm giảm các triệu chứng chóng mặt cấp thời trong trường hợp chưa kịp đến bác sĩ.
Hiện các loại thuốc điều trị chóng mặt không kê đơn có thể kể đến là nhóm thuốc acetyl leucin. Acetyl leucin là một axit amin mạch nhánh, giúp thúc đẩy bù trừ tiền đình. Qua đó, giúp phục hồi chức năng tiền đình và làm giảm rõ rệt triệu chứng chóng mặt. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn dùng được cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng và có thể sử dụng kéo dài. Khi lựa chọn, bạn nên ưu tiên chọn các loại thuốc được sản xuất bởi các nước tiên tiến như Pháp, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần lưu ý một số điều sau để giảm nguy cơ bị chóng mặt: [8]
- Tránh di chuyển đột ngột, nên chống gậy để giữ thăng bằng khi cần. Ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức khi cảm thấy chóng mặt
- Loại bỏ những tác nhân có thể gây chấn thương khi té ngã bằng cách bọc các góc nhọn của cạnh bàn, ghế, lót thảm chống trượt…
- Tránh sử dụng caffein, rượu, thuốc lá, nên ăn lạt (giảm lượng muối tiêu thụ)
- Uống đủ nước, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng
Chóng mặt ở người lớn tuổi có thể dẫn đến té ngã rất nguy hiểm. Vì thế, khi phát hiện tình trạng chóng mặt, hãy nhanh chóng đặt ngay lịch khám với bác sĩ để được chẩn đoán và sử dụng thuốc khi cần.