Thận ứ nước cấp độ 2 và những điều bạn cần biết

Thận ứ nước cấp độ 2 và những điều bạn cần biết

Thận ứ nước cấp độ 2 và những điều bạn cần biết

Thận ứ nước (hydronephrosis) là tình trạng tổn thương đường tiết niệu khi một hoặc cả hai quả thận bị sưng to lên do nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ đọng trong thận  Theo đó, thận ứ nước độ 2 là mức độ đánh giá tình trạng thận ứ nước dựa trên hệ thống điểm Onen (2). Ở mức độ 2, tình trạng thận ứ nước vẫn được đánh giá là nhẹ và trung bình.

Bạn đang đọc: Thận ứ nước cấp độ 2 và những điều bạn cần biết

Thận ứ nước cấp độ 2 là gì?

Thận ứ nước cấp độ 2 là tình trạng nước tiểu tắc nghẽn gây ra giãn nở bể thận ở mức độ vừa phải, bao gồm cả giãn đài thận. Khi thận bị ứ nước ở cấp độ 2, người bệnh có biểu hiện đau phần hông, háng và vùng liên sườn dai dẳng, thời gian và cường độ kéo dài khiến người bệnh khó chịu.

Thận ứ nước cấp độ 2 có tính chất lành tính, chưa ảnh hưởng đến chức năng thận và có thể hồi phục tốt nếu được can thiệp kịp thời. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc và một số thủ thuật nếu cần thiết chứ không cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Thông thường, người bệnh sẽ chỉ cần theo dõi tình trạng bằng siêu âm (2). 

Khi thận ứ nước cấp độ 2 đã giảm xuống cấp độ 1, việc siêu âm có thể được dừng lại và chỉ cần chăm sóc tại nhà. Nhìn chung, thận ứ nước cấp độ 1 hay 2 đều có khả năng tự khỏi mà không gây tổn thương thận.

Các triệu chứng thận ứ nước độ 2 trở nặng có thể bao gồm đau đột ngột hoặc dữ dội ở lưng hoặc bên hông, nôn mửa, đi tiểu đau, tiểu ra máu hoặc suy nhược và sốt do nhiễm trùng đường tiết niệu. Cách để điều trị tình trạng thận ứ nước tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Thận ứ nước cấp độ 2 và những điều bạn cần biết

Thận ứ nước qua các cấp độ 1, 2, 3 và 4

Nguyên nhân gây thận ứ nước độ 2

Các nguyên nhân gây thận ứ nước cấp độ 2 cũng tương tự nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước, đó là là do tắc nghẽn ở một trong các bộ phận của đường tiết niệu. (3)

Những yếu tố dẫn đến sự tắc nghẽn ở người trưởng thành bao gồm (4):

  • Sỏi thận: Sỏi có thể bị kẹt trong thận hoặc đường tiết niệu.
  • Tắc nghẽn niệu quản: Sự tắc nghẽn trong niệu quản của bạn.
  • Bị bí tiểu: Bạn không thể đào thải nước tiểu trong bàng quang.
  • Khối u (hiếm gặp): Các khối u trong bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung hoặc các cơ quan khác nằm trong hoặc gần đường tiết niệu có thể khiến nước tiểu không thoát được.
  • Phì đại tuyến tiền liệt lành tính: Sự phì đại của tuyến tiền liệt có thể gây áp lực lên niệu đạo.
  • Thu hẹp đường tiết niệu: Sự thu hẹp này có thể là do chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn khi sinh con hoặc do phẫu thuật.
  • Các vấn đề về thần kinh hoặc cơ bắp: Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến thận hoặc niệu quản.
  • Trào ngược bàng quang niệu quản: Dòng nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên niệu quản và đôi khi cũng vào bể thận, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.
  • Nang niệu quản: Tình trạng giãn lớn thành nang của đoạn niệu quản cắm vào bàng quang. Lâu ngày làm nước tiểu ứ đọng gây giãn đoạn cuối niệu quản thành nang, thường kèm theo giãn toàn bộ niệu quản và bể thận (5) gây thận ứ nước cấp độ 2.

Ở phụ nữ, thận ứ nước cấp độ 2 có thể xảy ra do:

  • Mang thai: Khi tử cung của bạn mở rộng cùng sự phát triển của bé, có thể đè lên niệu quản và chặn dòng nước tiểu.
  • Sa tử cung: Là tình trạng tử cung bị sa xuống hoặc qua ngả âm đạo.

Ở trẻ sơ sinh, thận ứ nước cấp độ 2 trước khi sinh có thể xảy ra do:

  • Lượng nước tiểu của thai nhi gia tăng.
  • Nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến thận.
  • Sự tắc nghẽn dòng nước tiểu tại một điểm nào đó trong đường tiết niệu của bé.

Các triệu chứng của thận ứ nước độ 2

Thận ứ nước ở cấp độ 2 hay bất kỳ cấp độ nào có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng. Khi có triệu chứng, các dấu hiệu của người bị bệnh thận ứ nước cấp độ 2 có thể gồm:

  • Sốt, buồn nôn và ói mửa.
  • Đau ở bên hông và lưng có thể lan xuống vùng bụng dưới hoặc háng.
  • Các vấn đề về tiết niệu, chẳng hạn như đau rát khi đi tiểu hoặc cảm thấy cần đi tiểu gấp hoặc thường xuyên hơn bình thường.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thận ứ nước không có triệu chứng. Trẻ em lớn tuổi hơn có thể có hoặc không có triệu chứng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây thận ứ nước.(6)

Tìm hiểu thêm: Điều cần biết về nhiễm trùng sau sinh mổ (phần 1)

Thận ứ nước cấp độ 2 và những điều bạn cần biết
Các dấu hiệu thận ứ nước cấp độ 2 có thể không biểu hiện rõ ở bên ngoài

Thận ứ nước độ 2 có nguy hiểm không?

Câu trả lời là thường không nguy hiểm. Tuy thận ứ nước cấp độ 2 thể hiện tình trạng ứ nước ở thận nặng hơn cấp độ 1, nhưng đây vẫn là mức độ vừa phải, có thể kiểm soát và chữa trị được.

Tuy nhiên, thận ứ nước cấp độ 2 có thể trở nặng hơn nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời để giải áp thận, tránh những biến chứng nguy hiểm dẫn đến mất chức năng thận, viêm đài bể thận.

Tốt nhất, bạn nên đi khám tổng quát sức khỏe định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề về thận. Đây là cách phòng ngừa bệnh thận ứ nước an toàn và hiệu quả. Do triệu chứng của bệnh thận ứ nước cấp độ 2 không thể hiện ra bên ngoài rõ ràng, nên việc siêu âm khi kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng này và điều trị kịp thời.

Cách điều trị thận ứ nước độ 2

Phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

  • Thận ứ nước nhẹ (cấp độ 1) đến trung bình (cấp độ 2). Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp chờ xem để xem liệu bạn có tự khỏe hơn hay không. Bác sĩ cũng có thể đề nghị điều trị bằng kháng sinh phòng ngừa để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Thận ứ nước nặng (cấp độ 3 đến 4). Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để khắc phục tắc nghẽn hoặc điều chỉnh trào ngược.

Khi tìm hiểu về thận ứ nước, nhiều bạn cũng thắc mắc “thận ứ nước độ 2 có phải mổ không”, câu trả lời là bạn có thể cần phải phẫu thuật khi bác sĩ chỉ định nhưng đa số các trường hợp thận ứ nước sẽ tự khỏi.

Thận ứ nước cấp độ 2 và những điều bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Gàu ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bị thận ứ nước độ 2 nên uống thuốc gì?

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thuốc khi nguyên nhân gây ra tình trạng thận ứ nước cần được điều trị bằng thuốc. Ví dụ với nhiễm trùng đường tiết niệu, thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị cơ bản nhất. Một số loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm: trimethoprim và sulfamethoxazole, fosfomycin, nitrofurantoin, cephalexin và ceftriaxon.

Tùy theo từng bệnh lý cụ thể gây ra thận ứ nước mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị thích hợp. Bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc uống thuốc theo dân gian mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tóm lại, thận ứ nước cấp độ 2 là mức độ vừa phải của tình trạng thận ứ nước, chưa quá nghiêm trọng. Đa số các trường hợp có thể chỉ cần theo dõi siêu âm và điều trị tại nhà. Nếu bạn thấy lo lắng về sức khỏe thận của mình, hãy đi thăm khám bác sĩ để biết rõ hơn và có phương án chăm sóc tốt cho thận của mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *