Điều trị bằng thuốc là phương pháp điều trị thường được chỉ định cho các trường hợp người bệnh có triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ở mức độ trung bình đến nặng [3]. Để việc điều trị có hiệu quả, quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ điều trị, tránh tự ý ngưng thuốc giữa chừng mà không được bác sĩ cho phép.
Bạn đang đọc: Tuân thủ điều trị – Lưu ý quan trọng khi điều trị triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Nội Dung
Triệu chứng đường tiểu dưới – Bệnh lý thường gặp ở nam giới tuổi trung niên
Triệu chứng đường tiểu dưới được hiểu là tập hợp các triệu chứng có liên quan đến tình trạng rối loạn dòng chảy của nước tiểu [1]. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai nhưng thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi [2]. Kết quả thống kê cho thấy hơn 50% nam giới từ 50 – 60 tuổi có nguy cơ mắc phải triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt [8]. Dựa vào tính chất, các triệu chứng đường tiểu dưới sẽ được chia làm 3 nhóm [3], [4]:
- Nhóm triệu chứng chứa đựng (triệu chứng kích thích) với các biểu hiện như đi tiểu nhiều lần vào ban ngày, tiểu đêm, tiểu gấp và tiểu không kiểm soát.
- Nhóm triệu chứng tống xuất (triệu chứng bế tắc): Gồm các biểu hiện như tiểu ngắt quãng, tiểu ngập ngừng, tia nước tiểu yếu, tiểu khó, phải rặn mới tiểu được, tiểu rỉ cuối dòng…
- Nhóm triệu chứng sau khi tiểu: Người bệnh có cảm giác tiểu không hết, vẫn mắc tiểu dù vừa đi tiểu xong hoặc rớt vài giọt nước tiểu sau khi đi tiểu.
Triệu chứng đường tiểu dưới có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt. Đây là bệnh xảy ra khi tuyến tiền liệt tăng kích thước hơn so với bình thường, từ đó gây chèn ép và làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu qua niệu đạo [5], [6].
Khi gặp phải các triệu chứng đường tiểu dưới kể trên, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Các phương pháp thường được chỉ định trong điều trị triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là điều chỉnh lối sống, điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Trong đó, điều chỉnh lối sống và điều trị bằng thuốc là những phương pháp điều trị chính yếu cho những trường hợp có triệu chứng từ trung bình đến nặng [2], [3].
Thuốc chẹn alpha là một trong những nhóm thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Nhóm thuốc này đã được chứng minh là làm tăng tốc độ dòng nước tiểu và cải thiện các triệu chứng đường tiểu dưới liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt. Các thuốc này hoạt động bằng cách thư giãn cơ trơn ở tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, từ đó làm giảm tình trạng tắc nghẽn và tăng khả năng đào thải nước tiểu ra ngoài. Khi sử dụng các thuốc chẹn alpha, bệnh nhân có thể nhận thấy bệnh được cải thiện rất nhanh chỉ trong vòng vài tuần [3].
Điều trị các triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt: Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc!
Khi được chỉ định dùng thuốc để điều trị triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, việc quan trọng nhất là người bệnh cần dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Thế nhưng, thực tế, có rất nhiều trường hợp người bệnh không tuân thủ, tự ý bỏ thuốc do các nguyên nhân như [7]:
- Cảm thấy các triệu chứng đã được cải thiện nên việc dùng thuốc là không cần thiết. Chẳng hạn, khi dùng các thuốc chẹn alpha như alfuzosin, người bệnh có thể đi tiểu dễ dàng hơn. Điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan, cho rằng bệnh đã khỏi nên ngưng thuốc.
- Nghĩ rằng phì đại tuyến tiền liệt chỉ là bệnh cấp tính chứ không phải mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường… nên chỉ cần dùng thuốc thời gian ngắn.
- Sợ rằng dùng thuốc trong thời gian dài sẽ bị tác dụng phụ, bị “lệ thuộc” vào thuốc.
- Cảm thấy khó tuân thủ lịch dùng thuốc, hay quên liều, lâu ngày “bỏ bê” việc dùng thuốc theo hướng dẫn.
LƯU Ý QUAN TRỌNG
Theo chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Khoa nội tổng quát tại Jio Health, việc TỰ Ý NGƯNG THUỐC là điều người bệnh nên TRÁNH TUYỆT ĐỐI khi điều trị triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Bởi việc này có thể dẫn đến một số hậu quả như:
- Ảnh hưởng đến kết quả điều trị
- Các triệu chứng của bệnh có thể quay lại và trở nên “tồi tệ” hơn.
Tuân thủ điều trị – Lưu ý quan trọng giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống
Tìm hiểu thêm: Nhau tiền đạo (rau tiền đạo)
>>>>>Xem thêm: Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?
Trong quá trình điều trị triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, việc tuân thủ điều trị của người bệnh có vai trò hết sức quan trọng. Người bệnh cần chủ động thực hiện 4 bước tuân thủ điều trị sau:
- Dùng đúng tên thuốc theo toa
- Dùng đúng liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn
- Dùng đủ thời gian điều trị
- Tái khám đúng lịch
Để thực hiện 4 bước tuân thủ điều trị trên, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tham vấn ý kiến bác sĩ để có lựa chọn điều trị phù hợp, ít tác dụng phụ nhất
- Không tự ý ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng đã đỡ hơn
- Cởi mở trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng gặp phải, các bệnh lý hiện mắc, tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc
Ngoài ra, nếu người bệnh gặp phải các vấn đề về trục trặc liên quan đến chức năng tình dục hay còn nhu cầu về đời sống tình dục… thì cần cởi mở chia sẻ với bác sĩ để bác sĩ có phương án chọn lựa điều trị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người bệnh.
Để hiểu hơn về tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị ở bệnh nhân có bệnh lý triệu chứng đường tiểu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, bạn có thể tham khảo thêm thông tin được chia sẻ bởi Thạc sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Khoa Nội tổng quát tại Jio Health ở video sau:
Nhìn chung, triệu chứng đường tiểu dưới do phì đại tuyến tiền liệt là bệnh cần được điều trị trong thời gian dài. Trong quá trình điều trị, việc tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn là rất quan trọng. Trường hợp người bệnh có ý định ngưng thuốc, đổi thuốc hoặc việc dùng thuốc khiến người bệnh lo lắng, hoặc gặp phải tác dụng phụ… cần chủ động trao đổi với bác sĩ để có hướng can thiệp phù hợp.