Một số người thường xuyên mắc tiểu liên tục, tiểu gấp đến mức rò rỉ nước tiểu ra ngoài khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Điều này gây nên những tình huống xấu hổ và được gọi là tiểu rắt. Vậy nguyên nhân tiểu rắt là gì? Có cách nào kiểm soát tình trạng này hay không? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay qua những thông tin sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Tiểu rắt là gì? Các dạng tiểu rắt và cách khắc phục
Nội Dung
Tiểu rắt là gì?
Tiểu rắt (hay đái dắt) là vấn đề tiết niệu thường gặp. Đây không phải bệnh lý mà là một triệu chứng của hàng loạt vấn đề ở thận và đường tiết niệu dẫn đến mất kiểm soát bàng quang.
Tiểu rắt không chỉ là một phần của tuổi già mà còn do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau gây nên. Nhưng may mắn hầu hết những tình trạng tiểu rắt (đái dắt) đều có thể được kiểm soát tốt.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu rắt là gì?
Tiểu rắt có nhiều dạng, tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà triệu chứng của chúng cũng có đôi nét khác biệt.
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức
Tiểu rắt khi gắng sức là hiện tượng rò rỉ nước tiểu khi bạn ho, hắt hơi hay khi cười, khi tập thể dục hay cúi xuống nâng vật nặng. Tình trạng són tiểu này có thể liên quan đến cơ sàn chậu yếu hoặc đột ngột tăng áp lực lên bàng quang.
Tiểu gấp (Thường xuyên đi tiểu)
Bàng quang tăng hoạt quá mức có thể khiến bạn thường xuyên mắc tiểu và thậm chí là nước tiểu rò rỉ ngay trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh. Đây cũng chính là dạng tiểu rắt thường gặp ở người trẻ tuổi. Việc liên tục vào nhà vệ sinh hay bắt buộc ngồi gần nhà vệ sinh cũng gây nên sự khó xử cho bạn.
Tình trạng này không chỉ đơn giản là đi tiểu nhiều lần mà còn có thể là biểu hiện của yếu cơ vùng chậu, suy giảm estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh, thừa cân, nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về thần kinh như bệnh đa xơ cứng, chấn thương tuỷ sống.
Són tiểu chức năng
Són tiểu chức năng là tình trạng tiểu rắt không tìm thấy các nguyên nhân ở hệ thống thận – tiết niệu hay hệ thần kinh điều khiển chúng. Ví dụ, một số người mắc bệnh viêm khớp hay Alzheimer gặp khó khăn cho việc di chuyển vào nhà vệ sinh dẫn đến tiểu rắt.
Tiểu không kiểm soát tăng lưu lượng
Tiểu rắt dạng này còn gọi là tiểu tràn đầy, xảy ra khi bàng quang không thể làm rỗng hoàn toàn, dẫn đến rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài. Tình trạng này thường phổ biến ở nam giới, nguyên nhân có thể do sỏi thận, khối u hay bệnh tiểu đường, một số loại thuốc gây cản trở đường tiết niệu.
Tiểu không tự chủ hỗn hợp
Tiểu rắt có thể là tình trạng kết hợp của tiểu không tự chủ do căng thẳng và tiểu gấp.
Tiểu rắt thoáng qua
Một số trường hợp tiểu rắt nhất thời có thể liên quan đến việc dùng thuốc hoặc nhiễm trùng. Một khi những nguyên nhân này được loại bỏ, tiểu rắt sẽ tự động khỏi mà không cần can thiệp.
Tè dầm cũng là một dạng của tiểu rắt
Tè dầm cũng là một dạng biểu hiện của tiểu rắt, thường phổ biến ở trẻ em.
- Ở trẻ em, tè dầm được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 5 tuổi vẫn thường xuyên đái dầm hay tiểu rắt thì rất có thể là do vấn đề kiểm soát bàng quang.
- Ở người lớn, tè dầm có thể liên quan đến một số loại thuốc, cafein hay rượu. Ngoài ra cũng có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khoẻ như: đái tháo nhạt, phì đại tuyến tiền liệt, hội chứng ngưng thở khi ngủ,…
Ai có nguy cơ cao bị đái dắt?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng tiểu rắt. Tuy nhiên một số nhóm đối tượng thường có nguy cơ cao hơn.
Vậy những yếu tố nguy cơ gây tiểu rắt là gì? Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu rắt:
- Phụ nữ đặc biệt là sau khi mang thai, sinh con hoặc mãn kinh.
- Người cao tuổi vì cơ đường tiết niệu trở nên yếu đi và khó để nhịn tiểu hơn.
- Nam giới mắc các vấn đề về đường tiết niệu.
- Người có bệnh nền, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, béo phì hoặc táo bón kéo dài.
- Người hút thuốc lá.
- Người bị dị tật bẩm sinh liên quan đến cấu trúc đường tiết niệu.
Ở trẻ em, trẻ càng nhỏ, bé trai và những trẻ có bố mẹ đái dầm khi còn nhỏ sẽ dễ gặp tình trạng này hơn.
Tìm hiểu thêm: Vạch trần 5 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa ngực
>>>>>Xem thêm: Bệnh Parkinson ở người trẻ: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời
Tiểu rắt làm sao hết?
Tiểu rắt thì không quá nguy hiểm và cũng không khó để trị khỏi. Tuy nhiên một số bệnh nhân cảm thấy ngại ngùng khi nhắc đến vấn đề này, đây cũng chính là nguyên khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân tiểu rắt là gì mà bạn sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân khách quan và tình trạng đái dắt tạm thời thì các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp bạn khắc phục tiểu rắt một cách hiệu quả. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần:
- Uống đủ và đúng lượng nước cơ thể cần.
- Tăng cường hoạt động thể chất.
- Không để tình trạng táo bón kéo dài.
- Duy trì cân nặng trong mức cho phép.
- Cai thuốc lá.
- Thực hiện các bài tập kegel, bài tập tăng cường cơ sàn chậu.
- Tập đi tiểu theo giờ, giãn dần khoảng cách giữa các lần đi tiểu.
Nếu các biện pháp điều trị tiểu rắt tại nhà kể trên không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn những phương pháp nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như:
- Sử dụng thuốc giải quyết nguyên nhân gây co thắt cơ bàng quang, thu nhỏ tuyến tiền liệt ở nam giới hay điều chỉnh rối loạn hoạt động của hệ thần kinh,…
- Tiêm các chất làm đầy vào cổ bàng quang và các mô niệu đạo để làm dày chúng, giúp đóng lỗ bàng quang để giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu.
- Kích thích dây thần kinh tại bàng quang bằng xung điện.
- Phẫu thuật cho các trường hợp bàng quang nằm lệch vị trí hoặc đặt ống thông tiểu để hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiết niệu.
Nhìn chung, tiểu rắt hoàn toàn có thể được kiểm soát, nhất là khi bạn phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm.
Cách để phòng ngừa tiểu rắt là gì?
Thực tế không thể phòng ngừa tiểu rắt hoàn toàn nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng này bằng cách:
- Quản lý cân nặng của mình bằng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
- Hạn chế hoặc cắt giảm tối đa rượu, bia.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và tăng cường các bài tập cho cơ sàn chậu.
Kenshin.vn hi vọng rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tiểu rắt là gì và có những biện pháp đối phó với tình trạng này nhé!