Gọt khoai sọ bị ngứa tay phải làm sao? Bật mí 5 cách gọt khoai không ngứa

Gọt khoai sọ bị ngứa tay phải làm sao? Bật mí 5 cách gọt khoai không ngứa

Gọt khoai sọ bị ngứa tay phải làm sao? Bật mí 5 cách gọt khoai không ngứa

Khoai sọ là một loại củ yêu thích của nhiều người, với hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp kích thích hệ tiêu hóa, đồng thời tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, có rất nhiều người phải “vật lộn” với việc sơ chế khoai sọ vì bị ngứa. Vậy nếu gọt khoai sọ bị ngứa phải làm sao?

Bạn đang đọc: Gọt khoai sọ bị ngứa tay phải làm sao? Bật mí 5 cách gọt khoai không ngứa

Nếu rất thích các món hầm có khoai sọ nhưng ngại tình trạng ngứa ngáy da tay sau khi gọt khoai, hãy cùng Kenshin.vn đi tìm các giải pháp chống ngứa trong bài viết sau!

Tại sao gọt khoai sọ bị ngứa? 

Củ khoai sọ có thành phần dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây với hạt tinh bột có kích thước nhỏ, dễ tiêu hóa. Khoai sọ thường dùng để luộc/hấp hoặc hầm canh ăn rất ngon. Tuy nhiên, nhiều người khi gọt khoai sọ thường bị ngứa bởi lớp vỏ củ bên ngoài có chứa một lượng chất nhầy nhóm alkaloid có tên gọi là axit oxalic, có tác dụng kích thích phản ứng giống dị ứng mạnh mẽ trên da. Ngoài ra, việc gọt khoai sọ bị ngứa cũng có liên quan đến chất saponin có trong củ khoai sọ. Một lượng nhỏ saponin này có thể đi vào máu, phá hủy tế bào hồng cầu và làm giảm tái tổng hợp tế bào máu. 

Tìm hiểu thêm các kiểu dị ứng khác

Dị ứng kiwi: Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian

Mách nhỏ 5 cách gọt khoai sọ không bị ngứa 

Gọt khoai sọ bị ngứa tay phải làm sao? Bật mí 5 cách gọt khoai không ngứa

Gọt khoai sợ bị ngứa phải làm sao hay cách gọt khoai sọ không bị ngứa? Kenshin.vn đã “học lỏm” được một vài “bí kíp” để gọt khoai sọ không bị ngứa mà các chuyên gia nội trợ thường mách nhỏ nhau. Mời bạn cùng tham khảo:

1. Luộc hoặc hấp trước khi gọt 

Để hạn chế tình trạng ngứa da tay khi gọt củ khoai sọ, bạn nên đem khoai rửa sạch rồi luộc hoặc hấp chính, sau đó mới bóc vỏ. Lưu ý là khi rửa bạn nên cẩn thận không làm xước/tróc vỏ khoai để tránh bị ngứa. 

Khoai sọ khi đã được nấu chín thì không còn lớp nhựa vỏ gây ngứa tay. Khoai sọ khi luộc xong lột vỏ dùng để chế biến các món hầm, bạn có thể dùng ăn ngay như một món ăn vặt, bổ sung dinh dưỡng, no lâu.

2. Chần sơ khoai sọ với nước ấm 

Bạn chuẩn bị một nồi nước, đun sôi. Sau đó cho khoai sọ vào, đun tiếp và chần khoai trong khoảng 2 phút thì lấy ra cho vào thau nước đá để gọt vỏ. Mục đích là để loại bỏ lớp saponin và axit oxalic bên ngoài vỏ. Việc chần sơ khoai giúp thành phần alkaloid bị phá huỷ và không gây ngứa tay khi gọt khoai. 

3. Cho khoai sọ vào túi để lắc 

Tìm hiểu thêm: Những lợi ích của trứng đối với trẻ nhỏ

Gọt khoai sọ bị ngứa tay phải làm sao? Bật mí 5 cách gọt khoai không ngứa

Nhiều chị em nội trợ thường mách nhỏ nhau một cách gọt khoai sọ không bị ngứa là không cần gọt. Nghe thì có vẻ là phi lí nhưng bạn hãy làm như sau: cho khoai sọ vào một cái túi nhưng đừng cho quá đầy. Túm miệng túi lại rồi lắc liên tục và dứt khoát để lớp vỏ bên ngoài ma sát vào túi và ma sát lẫn nhau, giúp làm bong tróc vỏ khoai mà không cần gọt.

4. Dùng găng tay khi gọt khoai 

Nếu bạn e ngại việc gọt khoai sọ bị ngứa thì cách đơn giản nhất là hãy dùng đến “quyền trợ giúp” của những chiếc găng tay. Khi bạn mang găng tay thì phần nhựa trong vỏ khoai sẽ không thể tiếp xúc trực tiếp được với da, gây ra tình trạng ngứa. Ngoài ra, việc đeo găng tay khi sơ chế thức ăn cũng giúp hạn chế vết cắt vào tay và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

5. Gọt khoai sọ dưới vòi nước đang chảy 

Gọt khoai sọ bị ngứa phải làm sao? Một mẹo rất đơn giản là bạn hãy gọt khoai sọ dưới vòi nước. Phần nhựa của vỏ gây ngứa sẽ bị cuốn trôi thoe dòng nước và nhờ đó ít ảnh hưởng đến da tay, hạn chế được tình trạng ngứa rát da sau khi gọt khoai sọ.  

Gọt khoai sọ bị ngứa phải làm sao? 

Gọt khoai sọ bị ngứa tay phải làm sao? Bật mí 5 cách gọt khoai không ngứa

>>>>>Xem thêm: Mổ mắt cận thị là gì? Quy trình và những lưu ý

Nếu trường hợp áp dụng nhiều mẹo nhưng khi gọt khoai sọ vẫn bị ngứa tay thì bạn có thể thử một số phương pháp sau: 

1. Sử dụng giấm ăn 

Bạn cho giấm ăn vào tô và thoa lên vùng da tay bị ngứa, lặp lại nhiều lần. Những trường hợp ngứa đỏ và sưng nhẹ thì có thể thoa giấm ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bị sưng nóng dữ dội, bạn nên rửa tay thật sạch với nước và xả liên tục dưới vòi nước khoảng 2 phút, để làm dịu các triệu chứng kích ứng. Lưu ý: Những trường hợp này tốt nhất nên nhanh chóng đi khám bạn nhé! 

2. Hơ nóng tay 

Gọt khoai sọ bị ngứa phải làm sao cho nhanh hết ngứa? Nhiều chị em thường mách nhỏ nhau cách để làm giảm triệu chứng ngứa da tay sau khi gọt khoai sọ là hơ tay trên bếp lửa. Lưu ý là bạn cần điều chỉnh lửa nhỏ lửa và thật cẩn thận để tránh làm bỏng tay. Hơ đều hai mặt tay tầm một phút sẽ cảm thấy dễ chịu hơn do lớp alkaloid gây ngứa được tách ra khỏi tế bào da, ngăn chặn quá trình kích thích gây ngứa. 

3. Rửa tay với gừng 

Khi lo lắng việc gọt khoai sọ bị ngứa tay thì bạn cũng có thể dùng gừng để giảm ngứa ngay sau đó. Cách thực hiện rất đơn giản bạn chỉ cần lấy củ gừng đã được làm sạch, để ráo, cắt thành từng lát. Sau đó bạn nhẹ nhàng chà xát những lát gừng này lên tay, giúp giảm ngứa hiệu quả. 

Khoai sọ là loại củ giàu dinh dưỡng, có vị ngọt dịu và thành phần kháng viêm kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Vậy nên nếu e ngại việc gọt khoai sọ bị ngứa mà không đưa loại củ này vào thực đơn của gia đình thì bạn đang bỏ qua một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, rẻ tiền lại dễ tìm. Kenshin.vn tin rằng nhờ vào những mẹo nhỏ trên đây, bạn sẽ tự tin “chiến đấu” với những củ khoai sọ hơn và chế biến nhiều món ăn hấp dẫn cho gia đình từ khoai sọ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *