Khi nào nên nhổ răng sâu? Những lưu ý sau khi nhổ răng

Khi nào nên nhổ răng sâu? Những lưu ý sau khi nhổ răng

Khi nào nên nhổ răng sâu? Những lưu ý sau khi nhổ răng

Nếu muốn biết khi nào nên nhổ răng sâu thì bạn cần biết được tình trạng răng của mình thông qua các triệu chứng cũng như chẩn đoán của nha sĩ.

Bạn đang đọc: Khi nào nên nhổ răng sâu? Những lưu ý sau khi nhổ răng

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng tương đối phổ biến ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Đây là tình trạng có thể điều trị và kiểm soát khi vết sâu răng chưa gây nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên, hầu hết người trưởng thành vẫn lo lắng về việc có nên nhổ răng bị sâu hay không? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời khi nào thì nên nhổ răng sâu và những lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng.

Triệu chứng của sâu răng

Sâu răng có thể gây đau hoặc không nhưng nếu tình trạng này có xu hướng trở nên nghiêm trọng thì bạn nên chú ý đến những triệu chứng sau đây:

  • Bạn có thể đau răng liên tục hoặc thỉnh thoảng mà không rõ nguyên nhân.
  • Bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh, đôi khi là cả đồ ngọt.
  • Bề mặt răng xuất hiện các đốm xám, nâu hoặc đen.
  • Hơi thở có mùi.
  • Trong miệng có vị khó chịu.

Răng bị sâu được chẩn đoán như thế nào?

Thói quen đi nha sĩ 1-2 lần mỗi năm sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe răng miệng đúng cách và dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi bạn bị sâu răng, nha sĩ sẽ giúp bạn sớm chẩn đoán được mức độ và diễn tiến của tình trạng này bằng cách:

  • Hỏi bạn về cảm giác đau, ê buốt răng khi ăn uống cũng như thói quen chăm sóc răng miệng của bản thân.
  • Quan sát, kiểm tra khoang miệng và răng của bạn.
  • Kiểm tra răng nướu bằng các dụng cụ nha khoa chuyên biệt.
  • Chụp X-quang cho răng của bạn để chẩn đoán mức độ sâu răng.

Khi nào nên nhổ răng sâu?

Khi nào nên nhổ răng sâu? Những lưu ý sau khi nhổ răng

Mặc dù răng vĩnh viễn của người trưởng thành sẽ không thay nữa nhưng trong một vài trường hợp bạn vẫn phải nhổ răng. Chẳng hạn như bạn bị chấn thương, răng bị mục, sâu răng, chỉnh nha…

Trong số những trường hợp đó thì mọi người thường thắc mắc khi nào nên nhổ răng sâu? Đối với giai đoạn đầu khi vết sâu răng mới xuất hiện, bạn vẫn chưa cần nhổ đi chiếc răng bị sâu. Thay vào đó, nha sĩ có thể tư vấn cho bạn dùng kem đánh răng chứa fluor để cải thiện hoặc đi trám răng để điều trị sâu răng.

Tuy nhiên, nếu sâu răng kéo dài và gây tổn thương đến tủy răng bên trong, phần chứa các mạch máu và dây thần kinh, thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Đây là giai đoạn sâu răng đã trở nên nghiêm trọng, khó phục hồi và không thể ngăn sự nhiễm trùng lây lan. Vì vậy, nha sĩ sẽ đề xuất bạn nhổ răng sâu để bảo vệ những răng còn lại.

Quá trình nhổ răng sâu diễn ra như thế nào?

Quá trình nhổ răng nói chung và nhổ răng sâu nói riêng đều không quá phức tạp. Sau khi nha sĩ chẩn đoán và xác định bạn nên nhổ răng đã bị sâu nghiêm trọng thì việc nhổ bỏ chiếc răng bị sâu sẽ bắt đầu tiến hành theo quy trình sau:

  • Gây tê: Sau khi làm sạch khoang miệng bệnh nhân, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng nướu cần nhổ răng. Nếu ca phẫu thuật của bạn phức tạp, nha sĩ có thể dùng thuốc gây mê để giúp bạn ngủ mê và ngăn chặn cơn đau toàn cơ thể.
  • Nhổ răng: Khi đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị, nha sĩ tiến hành nhổ răng bằng các dụng cụ chuyên dụng như kìm nhổ, dụng cụ nạy… để có thể lấy răng ra dễ dàng.
  • Cầm máu: Nha sĩ đặt một miếng gạc sạch tại vị trí răng bị nhổ và yêu cầu bạn ngậm giữ để cầm máu. Đối với trường hợp phải mổ nướu khi nhổ răng, nha sĩ sẽ khâu liền nướu bằng chỉ tự tiêu.

Lưu ý:

  • Trước khi nhổ răng, bạn nên thông báo với nha sĩ nếu đang mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh tim, huyết áp không ổn định, rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch, xơ gan…
  • Tại vị trí sau khi răng bị nhổ sẽ tạo ra khoảng trống dễ gây xô lệch cho hàm răng. Vì vậy, bạn hãy hỏi nha sĩ để được tư vấn về việc có nên trồng răng giả thay thế hay không?

Những lưu ý sau khi nhổ răng

Tìm hiểu thêm: 5 cách nấu cháo thịt bò cho bé thơm ngon, bổ dưỡng, dễ làm

Khi nào nên nhổ răng sâu? Những lưu ý sau khi nhổ răng

>>>>>Xem thêm: Thiếu hụt testosterone có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nam giới lớn tuổi?

Sau khi nhổ răng, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách để nhanh phục hồi và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý:

  • Chườm đá hoặc khăn lạnh để giảm sưng.
  • Uống thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn theo hướng dẫn của nha sĩ để giảm sưng đau.
  • Không dùng ống hút, không nên súc miệng, khạc nhổ mạnh trong 24 giờ sau khi nhổ răng.
  • Tránh việc nhai và dùng chỉ nha khoa gần vị trí nhổ răng trong vài ngày.
  • Không uống rượu bia và không hút thuốc để vết thương nhanh phục hồi.
  • Bạn nên ăn thức ăn mềm, tránh ăn uống đồ quá nóng, quá lạnh hoặc thức ăn cứng.
  • Nâng cao đầu khi ngủ giúp ngăn chảy máu răng.
  • Nếu tính chất công việc đòi hỏi phải hoạt động mạnh thì bạn nên xin nghỉ phép vài ngày để vết nhổ răng không bị tổn thương.

Quá trình nhổ răng sâu thường diễn ra nhanh chóng và đơn giản nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần bạn nghỉ ngơi thật tốt và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng của nha sĩ thì có thể sớm phục hồi. Đồng thời, để ngăn ngừa tình trạng sâu răng thì bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, đánh răng đúng cách và đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *