Khi thai nhi 39 tuần, mẹ và bé đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Em bé của bạn đã đủ tháng, đồng nghĩa rằng trẻ đã phát triển đầy đủ và chỉ chờ thời điểm thích hợp để chào đời.
Bạn đang đọc: Thai nhi 39 tuần tuổi: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì khi ngày sinh gần kề?
Nhìn chung, có rất nhiều thay đổi vẫn đang diễn ra bên trong cơ thể và mẹ nên chuẩn bị mọi thứ cần thiết để chào đón em bé sắp sinh. Trong bài viết sau, bạn hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu chính xác những gì xảy ra với bạn và em bé của bạn trong giai đoạn này.
Nội Dung
Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 39 tuần phát triển như thế nào, thai 39 tuần là mấy tháng? Nếu bạn đang mang thai ở tuần thứ 39 thì bạn đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Em bé khi được 39 tuần tuổi sẽ có kích thước tương đương với một quả dưa hấu nhỏ, nặng hơn 2.905 – 3.897 kg và dài khoảng 50.7 cm tính từ đầu đến gót chân. Đôi khi dây rốn có thể quấn quanh cổ bé. Nói chung, điều này không gây ra vấn đề, mẹ có thể phải sinh mổ nếu dây rốn quá ngắn hay các cơn co chuyển dạ gây chèn ép dây rốn khiến nguồn oxy cung cấp cho bé có thể bị gián đoạn. Tuy nhiên, hiện tượng thắt nút dây rốn rất hiếm gặp và nguy cơ xảy ra chỉ khoảng 1% trong suốt thai kỳ.
Giai đoạn thai nhi 39 tuần tuổi, hầu hết lớp sáp bao phủ làn da của bé đã biến mất cùng lớp lông tơ trên cơ thể bé thay vào đó là lớp da non. Cơ thể mẹ đã cung cấp cho bé các kháng thể thông qua nhau thai và sẽ giúp hệ miễn dịch của bé chống lại nhiễm trùng trong 6 – 12 tháng đầu tiên của cuộc đời.
Ở tuần 39 của thai kỳ, cơ quan trên cơ thể đã dần hoàn thiện, các cơ quan quan trọng như não, phổi… vẫn tiếp tục phát triển. Trong khi cơ thể của bé không phát triển nhiều thì não của bé phát triển nhanh, lớn hơn 30% so với chỉ bốn tuần trước đó. Tóc của thai nhi mọc nhanh hơn. Bên cạnh đó, các cơ bắp như tay, chân dần trở nên săn chắc hơn. Móng tay, móng chân đã tương đối dài.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 39
1. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Cơn co thắt Braxton-Hicks
Các cơn co thắt Braxton-Hicks (được gọi là “chuyển dạ giả”) có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn và đây là một điều tốt, vì điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh con sắp tới. Những cơn co thắt này đôi khi có thể khiến bạn đau đớn và mạnh như các cơn co thắt chuyển dạ thật sự nhưng không thường xuyên và tăng dần tần suất cũng như cường độ của các cơn co thắt thật.
Chứng ợ nóng
Ở giai đoạn này của thai kỳ, chứng ợ nóng có thể lên đến đỉnh điểm. Tin vui là triệu chứng khó chịu này sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Hiện tại, hãy hạn chế các tác nhân kích thích như đồ ăn cay và thức uống có chứa caffeine, đồng thời không ăn quá nhiều trong một lần nhé!
Dịch tiết âm đạo có máu
Bạn có thể nhận thấy dịch tiết âm đạo có thể có lẫn chút máu hồng nhạt hoặc hơi nâu. Điều này là do các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ – dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang giãn ra nở ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới.
Đau vùng xương chậu
Khi thai kỳ ở tuần 39, bạn sẽ cảm thấy khó chịu hơn khi bụng bầu ngày càng nặng nề cùng với những cơn đau nhức khung xương chậu khi em bé di chuyển xuống thấp. Các triệu chứng khó chịu khác có thể bao gồm đau lưng và khó tiêu, đây cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Đau lưng
Cơn đau lưng của mẹ bầu 39 tuần có thể trở nên tồi tệ hơn các tuần thai trước đó. Mẹ bầu có thể làm dịu cơn đau lưng bằng cách tắm nước ấm và để dòng nước chảy vào những chỗ đau nhức.
2. Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Một số dấu hiệu khác của chuyển dạ mà một số mẹ bầu có thể gặp phải là buồn nôn, tiêu chảy, bong nút nhầy cổ tử cung… Một số mẹ bầu khác sẽ gặp phải tình trạng vỡ ối. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi vỡ ối, một số mẹ bầu sẽ cảm thấy nước ối chảy ra thành dòng lớn, trong khi số khác lại cảm thấy nước ối rỉ ra chầm chậm. Có những mẹ bầu lại không bị vỡ ối cho đến khi thực sự bước vào quá trình chuyển dạ sinh con. Một số bà bầu khác lại cần được bác sĩ bấm túi ối. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị vỡ nước ối hoặc đang trải qua các cơn co thắt thường xuyên, hãy đến bệnh viện ngay.
Có thể bạn quan tâm
[Giải đáp thắc mắc]: Vỡ nước ối bao lâu thì sinh, có cần nhập viện ngay?
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 39 tuần
Tìm hiểu thêm: Mổ u xơ tử cung kiêng quan hệ bao lâu? Những lưu ý sau khi mổ u xơ tử cung
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Việc thai nhi 39 tuần đồng nghĩa rằng mẹ bầu đang tiến rất gần với ngày dự sinh. Vì vậy, bạn nên hỏi bác sĩ về những điều có thể xảy ra đối với cả hai mẹ con trong những ngày tới. Việc thảo luận thêm với bác sĩ về hình thức sinh cũng rất cần thiết để đảm bảo “vượt cạn” an toàn.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên hỏi bác sĩ thêm về những cơn đau, tiết dịch hoặc chảy máu có thể xảy ra vào những tuần cuối cùng của thai kỳ. Điều này giúp bác sĩ có được những thông tin quan trọng để hỗ trợ mẹ bầu kịp thời.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Từ tuần 37 cho đến khi em bé ra đời, mẹ bầu cần đi khám thai hàng tuần. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều bài kiểm tra vùng chậu. Các bài kiểm tra vào thời điểm thai nhi 39 tuần có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí của bé ở bên trong tử cung của mẹ: như ngôi thai thuận, ngôi thai ngược hay thai ngôi mông.
Trong khi tiến hành khám, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó đã bắt đầu mềm được bao nhiêu cũng như đã giãn ra và mỏng đi bao nhiêu. Thông tin này sẽ thể hiện qua con số và tỷ lệ phần trăm trên kết quả của phiếu khám thai.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 39
>>>>>Xem thêm: Trong miệng có vị kim loại là cảm giác như thế nào, do đâu?
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ? Dưới đây là các vấn đề mà các mẹ bầu mang thai 39 tuần cần lưu ý:
1. Thiếu ngủ
Mẹ đang lo lắng về việc thiếu ngủ có thể gây hại cho em bé. Đó là điều dễ hiểu khi cho rằng nếu mẹ không ngủ được, bé cũng không thể ngủ. Nhưng hãy thư giãn, bé có thể ngủ ngay cả khi mẹ đang tỉnh táo. Không ai biết chắc chắn lý do tại sao giấc ngủ của bé độc lập với giấc ngủ của mẹ, mặc dù các chuyên gia biết chắc rằng giấc ngủ là một trong những nhu cầu sinh lý mạnh mẽ nhất của con người. Tuy vậy, sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ thiếu ngủ. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của mẹ và khiến mẹ rơi vào giấc ngủ trong khi lái xe, làm việc hoặc dễ dàng bị té ngã hơn nên cần lưu ý.
2. Quan hệ tình dục ở tuần 39
Nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai tuần 39 có nên quan hệ hay quan hệ tuần 39 của thai kỳ có sao không? Quan hệ tình dục khi mang thai 39 tuần là điều có thể, miễn là bác sĩ không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào đối với thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ nên sử dụng biện pháp bảo vệ để không mắc phải bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào có thể ảnh hưởng đến em bé. Đôi khi, mẹ cũng có thể không hứng thú với “chuyện ấy” vì bụng nhô ra nhiều và ngực khá nhạy cảm.
3. Đảm bảo lối sống lành mạnh
Khi thai nhi 39 tuần, mẹ bầu có thể không ăn quá nhiều trong một lần. Thay vào đó, mẹ có thể muốn cân nhắc việc ăn nhẹ lành mạnh vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Kết hợp trái cây và rau quả để có bữa ăn đa dạng. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước để không bị mất nước.
Sau cùng, đừng quên vận động nhẹ nhàng với một số bài tập thể dục như yoga, đi bộ… để chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới thật thuận lợi.
4. Thuốc trị đau nửa đầu
Mẹ lo ngại về việc sử dụng thuốc điều trị, giảm đau nửa đầu trong quá trình mang thai. Tuy tác động của thuốc lại phụ thuộc vào loại thuốc mẹ sử dụng nhưng hầu hết các loại thuốc đều có thể gây ra vấn đề.
Không ai biết chắc liệu các thuốc này có thực sự ảnh hưởng đến thai nhi hay không, nhưng chúng vẫn đang được giới khoa học quan tâm và nghiên cứu. Do đó, dù là đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, các mẹ bầu cũng cần hết sức cẩn thận trong việc dùng thuốc nhé!
Kenshin.vn hy vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài bạn đã nắm rõ về sự phát triển của thai nhi 39 tuần, cùng những lưu ý quan trọng để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Chúc bạn khỏe mạnh, có những trải nghiệm thú vị trong các tuần thai cuối cùng này.