Suy thận được chia thành 5 cấp độ, trong đó, suy thận độ 3 là giai đoạn đã có những chuyển biến nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc điều trị suy thận độ 3 cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả khả quan nhất.
Bạn đang đọc: Điều trị suy thận độ 3 bằng cách nào?
Suy thận là căn bệnh được xếp vào loại nguy hiểm và tỷ lệ người mắc đang có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của suy thận thường diễn tiến âm thầm nên đa phần, các trường hợp phát hiện đều đã ở giai đoạn 3. Người bị suy thận giai đoạn 3 cần được theo dõi và điều trị như thế nào để kiểm soát tình trạng một cách tốt nhất? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về điều này để cập nhật những thông tin hữu ích.
Nội Dung
Khi nào thì được gọi là suy thận độ 3?
Thận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như lọc máu và chất thải, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp, sản xuất hormone. Khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước có thể tích tụ trong cơ thể, gây phù ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém, khó thở.
Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng. Suy thận thường được chia làm 5 giai đoạn dựa trên tốc độ lọc cầu thận (GFR). Suy thận độ 3 lại được chia nhỏ hơn dựa trên chỉ số GFR:
Các dấu hiệu của suy thận thường phát triển âm thầm, nhưng người mắc suy thận mạn giai đoạn 3 sẽ có một vài triệu chứng như sau:
- Đau thắt lưng vùng hai bên mạn sườn
- Mất ngủ, khó ngủ
- Người mệt mỏi, da xanh xao, khó thở
- Chân tay sưng phù, cơ thể bị giữ nước
- Nước tiểu có bọt, tiểu nhiều lần, đi tiểu có cảm giác không hết, nước tiểu đổi màu vàng đậm, nâu hoặc đỏ là do có lẫn máu, tiểu buốt,…
Ngay khi có một trong các biểu hiện trên, bạn cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, từ đó áp dụng biện pháp điều trị suy thận độ 3 kịp thời.
Các chỉ số cần theo dõi khi điều trị suy thận độ 3
Sau khi chẩn đoán suy thận cấp độ 3, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi chức năng thận, protein niệu và huyết áp trong một thời gian nhất định. Cụ thể:
- Chức năng thận (được theo dõi hằng năm): Nếu có protein niệu đáng kể, bệnh nhân cần được kiểm tra tối thiểu 2 lần/năm chức năng thận. Khi chức năng thận giảm nhanh (chỉ số GFR giảm liên tục từ 25% trở lên hay giảm xuống còn 15 ml/phút/1.73m2 hoặc hơn) trong vòng 12 tháng thì cần điều trị đặc biệt.
- Hemoglobin: Mức độ hemoglobin giảm dần tương ứng với giai đoạn suy giảm chức năng thận. Đối với người bệnh có mức hemoglobin đến gần hoặc dưới 100g/L, việc điều trị trực tiếp có thể được thực hiện.
- Protein niệu: Theo dõi ACR hoặc PCR (chỉ số albumin/creatinin nước tiểu). Lưu ý các ngưỡng đề xuất của ACR > 70 (hoặc PCR > 100) mg/mmol đối với huyết áp và ACR >70 (hoặc PCR > 100) mg/mmol hoặc ACR >30 (hoặc PCR >50) với người đi tiểu ra máu.
- Huyết áp: Cố gắng giữ huyết áp ở dưới mức 140/90mmHg. Ở những bệnh nhân có biến chứng thận do đái tháo đường hoặc có kết quả xét nghiệm albumin nước tiểu > 70 mg/mmol thì huyết áp nên dưới 130/80mmHg.
- Nguy cơ tim mạch: Điều trị suy thận độ 3 bao gồm bỏ hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý để giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
- Sử dụng thuốc: Đánh giá việc sử dụng thuốc thường xuyên ở người bệnh để giảm các loại thuốc gây độc cho thận (đặc biệt là NSAID) và điều chỉnh liều lượng phù hợp với chức năng thận.
Điều trị suy thận độ 3 như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Sa búi trĩ uống thuốc gì? Điểm danh các loại thuốc điều trị bệnh trĩ phổ biến
>>>>>Xem thêm: Bật mí 6 cách làm bánh sữa chua vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng cho bé
Suy thận là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Các biện pháp điều trị suy thận độ 3 hiện tại chỉ có thể ngăn chặn không để bệnh tiến triển nặng hơn và giảm những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị suy thận độ 3a
Ở giai đoạn 3a, thuốc điều trị suy thận độ 3 là lựa chọn chính. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và thuốc ức chế men chuyển angiotensin để kiểm soát triệu chứng bệnh; đồng thời cho uống bổ sung sắt nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng lượng máu đi nuôi dưỡng tế bào, nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
Điều trị suy thận độ 3b
Một số bệnh nhân lúc này phải tiến hành lọc máu (chạy thận nhân tạo) để duy trì sự sống. Tần suất chạy thận là 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài từ 3 – 4 giờ. Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải trong suốt quá trình này là chuột rút, chóng mặt, đau hoặc buồn nôn…
Chạy thận sống được bao lâu thì trung bình bệnh nhân có thể sống khoảng 5 – 10 năm. Nhưng vẫn có rất nhiều người kéo dài sự sống đến 20 – 30 năm.
Ngoài ra, bệnh nhân được khuyên nên áp dụng chế độ ăn đặc biệt trong suốt quá trình điều trị suy thận độ 3, cụ thể là ăn nhạt và ít đạm. Bác sĩ của bạn sẽ hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn cho người suy thận trước khi xuất viện.