Ung thư đại tràng (ung thư ruột già)

Ung thư đại tràng (ung thư ruột già)

Ung thư đại tràng (ung thư ruột già)

Ung thư đại tràng khác với ung thư trực tràng như thế nào? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Ung thư đại tràng (ung thư ruột già)

Tìm hiểu chung

Ung thư đại tràng gì?

Ung thư ruột già hay còn gọi là ung thư đại tràng (hoặc ung thư ruột kết) là khối u ác tính xuất hiện ở ruột già (đại tràng). Đại tràng là phần cuối cùng của hệ thống tiêu hóa.

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn sẽ di chuyển qua dạ dày, tá tràng đến ruột non và sau đó vào ruột già. Ruột già hấp thu các chất dinh dưỡng và nước, sau đó chuyển chất thải (phân) vào trực tràng trước khi những chất thải này được loại ra khỏi cơ thể.

Ung thư đại tràng thường bắt đầu như những khối tế bào nhỏ, không phải ung thư (lành tính) được gọi là polyp hình thành bên trong đại tràng. Theo thời gian, một số polyp này có thể trở thành ung thư. Polyp có thể nhỏ và tạo ra ít triệu chứng, nếu có. Vì lý do này, các bác sĩ khuyên nên kiểm tra sàng lọc thường xuyên để giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết bằng cách xác định và loại bỏ polyp trước khi chúng biến thành ung thư.

Bạn có thể quan tâm: Các giai đoạn của ung thư đại tràng và hướng điều trị

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng (ung thư ruột già)

Các dấu hiệu ung thư đại tràng có thể bao gồm:

  • Thay đổi trong thói quen đại tiện, như táo bón hoặc tiêu chảy, hoặc thay đổi độ đặc của phân hay xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón
  • Thay đổi kích thước của phân (phân nhỏ lại) hoặc thay đổi màu sắc (đen và màu hắc ín)
  • Máu trong phân
  • Chảy máu trực tràng
  • Khó chịu dai dẳng ở bụng, chẳng hạn như chuột rút, đầy hơi hoặc đau bụng
  • Một cảm giác rằng ruột không trống rỗng hoàn toàn
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và nôn
  • Sút cân không rõ nguyên do.

Nhiều người bị ung thư đại tràng không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của ung thư.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện những dấu hiệu ung thư đại tràng. Ung thư đại tràng không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể lây lan sang các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa và thậm chí cả gan. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể di căn đến phổi, não và xương.

Ung thư đại tràng có thể di truyền. Do đó, nếu bạn có người thân trong gia đình từng mắc bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ để được thử máu kiểm tra các yếu tố di truyền. Trong một vài trường hợp, đây có thể là dấu hiệu bệnh ung thư đại tràng di truyền hiếm gặp được gọi là hội chứng đa polyp gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các bác sĩ tin rằng ung thư có thể bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của các tế bào trong đại tràng. Các tế bào này xuất hiện ban đầu ở dạng polyp. Qua thời gian, các polyp phát triển thành ung thư và lây lan sang mô xung quanh. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể.

Trong vài trường hợp, ung thư ruột già có thể di truyền. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loại đột biến gen có thể gây tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Những đột biến gen này có thể gây ra những dạng ung thư đại tràng như:

  • Bệnh đa polyp tuyến gia đình (Hội chứng FAP): Đây là một dạng rối loạn hiếm gặp có thể khiến bệnh nhân phát triển hàng ngàn polyp trong thành ruột già và trực tràng. Nếu không được điều trị, nguy cơ mắc ung thư ruột già trước 40 tuổi có thể tăng cao.
  • Ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (Hội chứng Lynch hay hội chứng HNPCC): Tình trạng này có thể tăng nguy cơ gây ung thư đại tràng và các loại ung thư khác. Những người mắc phải loại này có khả năng phát triển ung thư đại tràng trước 50 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Cây lá đắng – Thảo dược chữa bệnh tuyệt vời

Ung thư đại tràng (ung thư ruột già)

Yếu tố nguy cơ

Ung thư đại tràng là ung thư phổ biến nhất trong các loại ung thư đường tiêu hóa. Những yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tuổi cao: Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng hầu hết lớn hơn 50 tuổi. Bệnh có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi hơn, tuy nhiên trường hợp này thường hiếm xảy ra.
  • Tiền sử gia đình bị polyp hoặc ung thư đại trực tràng. Nếu bạn đã từng bị ung thư đại tràng hoặc bị polyp, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
  • Viêm nhiễm hệ tiêu hóa: Những bệnh viêm nhiễm mãn tính ở đại tràng như viêm loét xuất huyết hay bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
  • Các hội chứng di truyền: Các hội chứng di truyền có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Những hội chứng này có thể bao gồm bệnh đa polyp tuyến gia đình và ung thư đại trực tràng không polyp di truyền hay còn được gọi là hội chứng Lynch.
  • Tiền sử gia đình mắc polyp hoặc ung thư đại tràng: Bạn có khả năng mắc bệnh cao nếu bố, mẹ, anh, chị hoặc con bạn đã mắc phải tình trạng này. Càng nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh, nguy cơ của bạn càng cao. Trong một vài trường hợp, di truyền không phải là nguyên nhân chính. Thay vào đó, việc sống trong cùng gia đình, dẫn đến việc có cùng chế độ dinh dưỡng, lối sống hoặc môi trường sống giống nhau có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư đại tràng như nhau.
  • Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo: Ung thư đại tràng có liên quan đến chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo và ít chất xơ. Bên cạnh đó, một vài nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều thịt đỏ với nguy cơ ung thư đại tràng.
  • Lối sống ít vận động: Nếu bạn ít vận động, bạn sẽ có nguy cơ gia tăng ung thư đại tràng. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
  • Tiểu đường: Người bị tiểu đường có thể gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
  • Béo phì: So với những người có cân nặng bình thường và khỏe mạnh, những người mắc bệnh béo phì có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
  • Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá cũng sẽ có khả năng mặc bệnh này cao hơn những người không hút thuốc.
  • Uống rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể tăng nguy cơ mắc tình trạng này.
  • Từng xạ trị: Xạ trị trực tiếp vào bụng để điều trị ung thư trước đó làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư đại tràng?

Các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán ung thư đại tràng bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám toàn bộ cơ thể bạn để kiểm tra sức khỏe tổng quát, bao gồm kiểm tra các dấu hiệu của ung thư đại tràng, chẳng hạn như khối u hoặc bất cứ tình trạng bất thường nào khác.
  • Khám trực tràng bằng ngón tay (DRE): Bác sĩ sẽ đưa một ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn vào phần dưới của trực tràng để tìm khối u hoặc bất cứ điều gì khác thường. Ở phụ nữ, âm đạo, cổ tử cung cũng có thể được kiểm tra.
  • Nội soi đại tràng: Đây là một thủ thuật giúp bác sĩ có thể quan sát phía bên trong của trực tràng và đại tràng để tìm kiếm các polyp, các khu vực bất thường hoặc ung thư. Kính nội soi là một ống nhỏ có gắn đèn và ống kính để quan sát. Dụng cụ này còn có thể tích hợp thêm một dụng cụ khác để cắt bỏ các polyp hoặc thu thập các mẫu mô, các mẫu mô này sẽ được đem đi kiểm tra bằng kính hiển vi để tìm dấu hiệu của ung thư đại tràng.
  • Sinh thiết: Đây là phương pháp thu thập các mẫu mô và tế bào, sau đó quan sát dưới kính hiển vi để kiểm tra các dấu hiệu của ung thư. Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô của khối u để kiểm tra xem bệnh nhân có thể có đột biến gen hay không. Thông tin trên sẽ giúp bác sĩ lên được kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu của bạn để tìm một chất hóa học đôi khi được tạo ra bởi ung thư đại tràng (kháng nguyên carcinoembryonic, hoặc CEA). Theo dõi theo thời gian, mức độ CEA trong máu có thể giúp bác sĩ biết được tiên lượng và dự đoán liệu bệnh ung thư của bạn có đáp ứng với điều trị hay có tái phát lại sau điều trị hay không.
  • Các xét nghiệm khác giúp xác định giai đoạn bệnh ung thư đại tràng có thể bao gồm các thủ thuật hình ảnh như siêu âm, chụp CT vùng bụng, vùng chậu và ngực. Trong nhiều trường hợp, giai đoạn ung thư của bạn có thể không được xác định đầy đủ cho đến sau khi phẫu thuật.

    Ung thư đại tràng (ung thư ruột già)

    >>>>>Xem thêm: Ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi)

    Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư đại tràng?

    Phẫu thuật

    Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho hầu hết các giai đoạn của ung thư đại tràng. Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ khối u ung thư bằng cách sử dụng một trong những loại phẫu thuật sau:

    • Loại bỏ polyp trong quá trình nội soi (cắt polyp). Nếu ung thư nhỏ, khu trú, hoàn toàn nằm trong một polyp và ở giai đoạn rất sớm, bác sĩ có thể loại bỏ nó hoàn toàn trong quá trình nội soi.
    • Cắt niêm mạc nội soi. Polyp lớn hơn có thể được loại bỏ trong quá trình nội soi bằng cách sử dụng các công cụ đặc biệt để loại bỏ polyp và một lượng nhỏ lớp lót bên trong của đại tràng.
    • Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (phẫu thuật nội soi). Polyp không thể loại bỏ trong quá trình nội soi có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi. Trong quy trình này, bác sĩ phẫu thuật thực hiện ca phẫu thuật thông qua một số vết rạch nhỏ trên thành bụng, đưa dụng cụ có gắn camera hiển thị đại tràng trên màn hình video. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể lấy mẫu từ các hạch bạch huyết ở khu vực có ung thư.
    • Cắt bỏ một phần đại tràng. Trong thủ tục này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần đại tràng có chứa ung thư, cùng với nạo vét hạch. Bác sĩ phẫu thuật thường có thể kết nối lại các phần khỏe mạnh của đại tràng hoặc trực tràng.
    • Phẫu thuật để tạo ra một con đường cho chất thải ra khỏi cơ thể. Khi không thể kết nối lại các phần khỏe mạnh của đại tràng hoặc trực tràng, bạn có thể cần phẫu thuật cắt bỏ lỗ thông. Điều này liên quan đến việc tạo ra một lỗ trên thành bụng từ một phần của ruột còn lại để loại bỏ phân vào một chiếc túi vừa khít với lỗ đó (hậu môn nhân tạo).

    Các phương pháp điều trị bổ trợ

    Trong một vài trường hợp, dù đã được phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể cần phải thực hiện xạ trị hoặc hóa trị để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại. Những phương pháp này có thể được thực hiện sau phẫu thuật nhằm giảm thiểu nguy cơ ung thư tái phát. Phương pháp này còn được gọi là điều trị hỗ trợ.

    • Hóa trị. Phương pháp này sử dụng thuốc để ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư, bằng cách giết chết hoặc làm giảm sự sinh sôi của các tế bào này. Thông thường, hóa trị thường ở dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư mà bác sĩ sẽ lựa chọn liệu pháp hóa trị phù hợp cho bệnh nhân.
    • Xạ trị. Đây là phương pháp sử dụng các tia X năng lượng cao để tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Trong ung thư đại tràng không có vai trò của xạ trị, trừ khi xạ trị não trong di căn não hoặc xạ trị chống chèn ép tủy/giảm đau trong di căn xương.
    • Thuốc nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch. Là liệu pháp sử dụng thuốc hoặc hóa chất để phát hiện và tấn công các tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

    Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân có thể cần một hoặc nhiều phương pháp điều trị kết hợp. Hãy thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

    Phòng ngừa

    Những biện pháp nào giúp phòng ngừa ung thư đại tràng?

    Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng ung thư đại tràng nếu duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

    • Làm theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ
    • Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ
    • Luôn kiểm soát cân nặng
    • Luôn vận động, tập thể dục, hạn chế thụ động, nằm, ngồi quá lâu…
    • Bỏ hút thuốc
    • Hạn chế đồ uống có cồn (1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly cho nam giới)
    • Hạn chế ăn thịt đỏ và thức ăn đóng hộp.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *