Xét nghiệm amylase: Dùng để chẩn đoán những bệnh lý nào?

Xét nghiệm amylase: Dùng để chẩn đoán những bệnh lý nào?

Xét nghiệm amylase: Dùng để chẩn đoán những bệnh lý nào?

Bạn đang đọc: Xét nghiệm amylase: Dùng để chẩn đoán những bệnh lý nào?

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm amylase là gì?

Xét nghiệm amylase là gì hay xét nghiệm máu amylase là gì? Đây là xét nghiệm dùng để đo lượng enzyme amylase trong mẫu máu lấy từ tĩnh mạch hoặc trong mẫu nước tiểu.

Thôn thường chỉ có một số lượng ít amylase được tìm thấy trong máu hoặc nước tiểu. Nhưng nếu tuyến tụy hoặc tuyến nước bọt bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn, amylase thường được phóng thích nhiều hơn vào máu và nước tiểu. Trong máu, nồng độ amylase tăng lên trong một thời gian ngắn. Thế nhưng, nồng amylase trong nước tiểu có thể còn cao trong khoảng vài ngày.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm amylase?

Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm amylase vì một số lý do sau:

  • Để phát hiện viêm tụy và các bệnh về tụy khác
  • Để đánh giá xem liệu việc điều trị viêm tụy và các bệnh về tụy khác có đang hiệu quả không
  • Để kiểm tra sưng và viêm tuyến nước bọt.

Thận trọng/ Cảnh báo

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm amylase?

Trước khi tiến hành lấy máu tĩnh mạch, các kỹ thuật viên thường quấn một băng thun xung quanh cánh tay để ngăn máu chảy. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhất là khi kỹ thuật viên quấn băng quá chặt. Trong quá trình lấy máu bằng kim tiêm, bạn có thể không cảm thấy gì hoặc chỉ có cảm giác bị châm chích nhẹ.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm amylase?

Bạn nên chuẩn bị một số việc trước khi xét nghiệm amylase, bao gồm:

  • Không được uống rượu trong 24 giờ trước khi làm xét nghiệm
  • Không ăn hoặc uống bất cứ gì ngoại trừ nước trong ít nhất 2 giờ trước khi lấy máu làm xét nghiệm amylase máu
  • Uống đủ nước trong khi xét nghiệm amylase nước tiểu để tránh mất nước
  • Thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc không kê đơn và kê đơn, kể cả cac loại thảo dược mà bạn dùng vì nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. 

Quy trình thực hiện xét nghiệm amylase diễn ra như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Xét nghiệm amylase: Dùng để chẩn đoán những bệnh lý nào?

>>>>>Xem thêm: 7 dấu hiệu tâm lý bất ổn khiến bạn dễ gây xung đột

Kỹ thuật viên sẽ thực hiện xét nghiệm cho bạn theo các bước sau:

Xét nghiệm amylase máu

  • Quấn một băng thun xung quanh cánh tay bạn để ngăn chặn dòng chảy của máu. Như vậy thì các tĩnh mạch phía dưới băng sẽ lớn hơn, bác sĩ có thể đâm kim vào tĩnh mạch dễ dàng hơn
  • Sát trùng nơi tiêm với alcohol
  • Đâm kim vào tĩnh mạch: có thể phải đâm kim nhiều lần
  • Hút máu vào đầy ống tiêm
  • Gỡ bỏ băng thun ở cánh tay kỹ thuật viên khi đã lấy đủ máu
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông cotton lên chỗ đâm kim khi kim được rút ra
  • Đè vào nơi tiêm và sau đó băng lại.

Xét nghiệm amylase nước tiểu

Nồng độ amylase có thể được đo bằng hai cách, trong mẫu nước tiểu 24 giờ hoặc 2 giờ. Mẫu nước tiểu 24 giờ là tất cả nước tiểu của bạn trong khoảng thời gian 24 giờ, quy trình như sau:

  • Bạn hãy lấy nước tiểu của mình vào buổi sáng nhưng không nên lấy nước tiểu ngay sau khi thức dậy. Bạn nên ghi chú lại để đánh dấu thời gian bắt đầu lấy nước tiểu 24 giờ.
  • Trong 24 giờ tới, hứng tất cả nước tiểu của bạn. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một bình chứa lớn chứa lớn, có dung tích khoảng 4 lít. Bình chứa có một lượng nhỏ chất bảo quản trong đó. Bạn nên đi tiểu vào một lọ nhỏ, sạch, sau đó đổ nước tiểu vào bình chứa lớn, đừng chạm các ngón tay vào bên trong bình chứa.
  • Giữ bình chứa lớn trong tủ lạnh trong vòng 24 giờ.
  • Bạn nên cố gắng đi tiểu lần cuối cùng lúc hoặc ngay trước khi kết thúc thời hạn 24 giờ, thêm nước tiểu này vào bình chứa lớn và ghi lại thời gian. Hãy nhớ rằng không nên để giấy vệ sinh, lông mu, phân, máu kinh nguyệt hoặc tạp chất khác vào trong mẫu nước tiểu.
  • Mẫu nước tiểu 2 giờ là tất cả nước tiểu bạn tiểu trong khoảng thời gian 2 giờ, bạn nên hứng nó theo cách tương tự như mẫu nước tiểu 24 giờ trong khoảng thời gian 2 giờ.

    Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm amylase?

    Rất ít vấn đề xảy ra từ việc lấy mẫu máu tĩnh mạch. Bạn có thể có một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt nguy cơ bị bầm tím bằng cách đè tại chỗ trong vài phút. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tĩnh mạch có thể sưng lên sau khi lấy máu. Vấn đề này được gọi là viêm tĩnh mạch. Bạn nên sử dụng một miếng gạc ấm áp lên chỗ viêm vài lần trong ngày để giải quyết tình trạng này.

    Ngoài ra, nếu bị rối loạn đông máu, bạn có thể bị chảy máu liên tục. Một số loại thuốc như aspirin, warfarin (Coumadin®) và các loại thuốc kháng đông khác có thể làm tăng nguy cơ chảy máu liên tục. Nếu bạn bị chảy máu, gặp các vấn đề về đông máu hoặc đang dùng thuốc kháng đông, hãy cho bác sĩ biết trước khi lấy máu.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về xét nghiệm amylase máu, vui lòng hỏi bác sĩ để hiểu rõ hơn các chỉ dẫn.

    Hướng dẫn đọc kết quả

    Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

    Bạn nên lưu ý rằng các phòng xét nghiệm có thể có thể cho ra kết quả amylase máu bình thường khác nhau. Một số phòng xét nghiệm xác định lượng bình thường là 23-85 đơn vị mỗi lít (u/l), trong khi những nơi khác xem 40-140 u/l là bình thường. Hãy chắc chắn rằng bạn nói chuyện với bác sĩ về kết quả và ý nghĩa của xét nghiệm.

    Amylase cao có thể là dấu hiệu của các tình trạng sau:

  • Viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính: xảy ra khi các enzyme thay vì giúp phá vỡ thức ăn trong ruột bắt đầu phá vỡ các mô của tuyến tụy;
  • Viêm túi mật: tình trạng viêm của túi mật thường là do sỏi mật
  • Tăng macroamylase máu: hình thành khi có macroamylase xuất hiện trong máu;
  • Viêm dạ dày ruột: là tình trạng viêm đường tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng;
  • Các tình trạng khác: bao gồm nhiễm trùng tuyến nước bọt và tắc nghẽn đường ruột cũng có thể làm cho nồng độ amylase cao.
  • Amylase thấp có thể là dấu hiệu của những vấn đề sau đây:

    • Tiền sản giật: là tình trạng xảy ra khi bạn bị cao huyết áp và đang mang thai. Tình trạng này còn được gọi là “nhiễm độc thai nghén của thai kỳ”;
    • Bệnh thận: gây ra bởi một chấn thương thận trực tiếp chẳng hạn như chảy máu nặng hoặc thiếu oxy.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *