Ngày nay, mọi người ngày càng chú tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe. Sự phổ biến của máy đo huyết áp tại nhà là một điều tiện lợi góp phần theo dõi sức khỏe tim mạch. Trong quá trình đo huyết áp hằng ngày, có rất nhiều người thắc mắc huyết áp 130/60 mmHg là cao hay thấp.
Bạn đang đọc: Huyết áp 130/60 mmHg là cao hay thấp?
Cùng Kenshin.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Để biết huyết áp 130/60 mmHg là cao hay thấp thì bạn cần biết huyết áp bình thường là bao nhiêu?
Huyết áp là áp lực dòng máu đặt lên thành động mạch chủ (mạch máu lớn đưa máu giàu oxy từ tim đến nuôi dưỡng các cơ quan). Áp lực này gây ra do lực bơm máu từ tim cùng với sức cản của thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg) và bao gồm 2 con số:
- Huyết áp tâm thu (chỉ số nằm ở trên) là áp lực trên thành động mạch khi tim đập.
- Huyết áp tâm trương (chỉ số nằm ở dưới) là áp suất trong lòng động mạch khi tim thư giãn giữa các nhịp đập.
Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị huyết áp lý tưởng ở một người khỏe mạnh là 120/80 mmHg.
Bạn có thể quan tâm: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp để kiểm soát hiệu quả
Huyết áp 130/60 mmHg là cao hay thấp?
“Huyết áp 130 là cao hay thấp?” hay “Huyết áp 130 có cao không?” là băn khoăn của nhiều người trong chúng ta. Trước đây, nếu một người có chỉ số đo huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì sẽ được chẩn đoán là cao huyết áp. Tuy nhiên, theo cập nhật năm 2017, huyết áp tâm thu từ 130 mmHg hiện đã được xem là một yếu tố hướng tới chẩn đoán tăng huyết áp ở mọi lứa tuổi. Còn huyết áp thấp (huyết áp tụt) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu từ dưới 90 mmHg và/hoặc tâm trương dưới 60 mmHg.
Huyết áp 130/60 mmHg là cao hay thấp? Đây được xem là tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Tình trạng này xảy ra khi huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mm Hg trong khi huyết áp tâm thu từ 130 mmHg trở lên. Đây là dạng cao huyết áp phổ biến nhất ở những người lớn tuổi, khi có tới 15% những người trên 60 tuổi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cũng có thể bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Nguyên nhân của tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc có thể là do:
- Xơ cứng động mạch gặp phải ở hầu hết các trường hợp. Người già có sự gia tăng lắng đọng canxi và collagen ở thành động mạch, khiến chúng mất đi độ đàn hồi ban đầu và chỉ số đo huyết áp sẽ bắt đầu có khuynh hướng tăng lên
- Suy chức năng thành động mạch chủ, lỗ rò động mạch, bệnh lý mạch máu ngoại vi
- Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
- Bệnh thận mãn tính, hẹp động mạch thận do xơ vữa động mạch
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh van tim
- Thiếu máu.
Vậy câu trả lời cho “huyết áp 130/60 mmHg là cao hay thấp” thì câu trả lời là đây là tình trạng huyết áp tâm thu cao hơn mức bình thường. Theo thời gian, huyết áp tâm thu cao nếu không được điều trị thì có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các biến cố mạch máu như đột quỵ, bệnh tim và bệnh thận mãn tính.
Bạn có thể quan tâm: Hỏi đáp bác sĩ: Huyết áp 160/110 mmHg có cao không?
Làm sao để kiểm soát huyết áp tâm thu cao?
Hiểu rõ huyết áp 130/60 mmHg là cao hay thấp sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát tình trạng tăng huyết áp nếu mắc phải, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Người bệnh cần được điều trị để giảm huyết áp tâm thu nhưng cũng không làm cho huyết áp tâm trương giảm xuống quá thấp bởi điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Mụn trứng cá đỏ và những điều bạn cần biết
>>>>>Xem thêm: Bệnh khô mắt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thuốc hạ huyết áp được khuyến khích cho mọi trường hợp tăng huyết áp tâm thu đơn độc, không chỉ phụ thuộc vào chỉ số huyết áp mà còn vào các tình trạng bệnh lý đi kèm. Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và dùng thuốc đều đặn hằng ngày.
Ngoài ra, những thay đổi lối sống sau đây có thể giúp cải thiện chỉ số huyết áp tâm thu bao gồm:
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, có thể tham khảo chế độ ăn kiêng như DASH (nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá và các sản phẩm từ sữa ít béo). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn này giúp giảm huyết áp trung bình 6/4 mmHg
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặt mục tiêu 1.5 gram hoặc ít hơn mỗi ngày
- Giảm cân nếu bạn thừa cân, cứ giảm 453.5 gram cân nặng sẽ giảm huyết áp 1 mmHg
- Tăng cường hoạt động thể chất lên ít nhất 150 phút một tuần. Bài tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức bền có thể làm giảm huyết áp trung bình từ 4/3 đến 6/3 mmHg bất kể trọng lượng cơ thể
- Uống rượu có chừng mực, tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
- Bỏ thuốc lá.
- Tránh căng thẳng tinh thần.
- Nếu bạn không bị bệnh thận, bác sĩ có thể hướng dẫn bổ sung thêm kali.
Hy vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn về thắc mắc huyết áp 130/60 mmHg là cao hay thấp. Hãy thăm khám sức khỏe định kỳ và đo huyết áp thường xuyên, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ cao như lớn tuổi, béo phì,… để kiểm soát huyết áp hiệu quả và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.