Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không? Tìm hiểu ngay!

Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không? Tìm hiểu ngay!

Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không? Tìm hiểu ngay!

Hiện nay, nội soi là một trong các chẩn đoán vàng cho nhiều bệnh lý, đặc biệt là ung thư. Vậy nội soi vòm họng có phát hiện ung thư? Bài viết này của Kenshin.vn sẽ tập trung trả lời cho câu hỏi này cũng như các vấn đề khác liên quan đến nội soi và chẩn đoán ung thư vòm họng, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé! 

Bạn đang đọc: Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không? Tìm hiểu ngay!

Nội soi vòm họng là gì?

Trước khi đi tìm lời giải đáp “Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không?” thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội soi vòm họng là gì? Nội soi vòm họng (hay nội soi tai mũi họng) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc bên trong vòm họng thông qua một đầu ống nhỏ đi vào bằng đường mũi. Đầu ống nội soi có độ mềm mại cao, được trang bị camera và kính để trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được những tổn thương bên trong vòm họng.

Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không? Tìm hiểu ngay!

Nội soi vòm họng cũng bao gồm 2 loại:

  • Nội soi vòm họng gián tiếp: Bác sĩ sử dụng camera gắn trên đầu ống nội soi và kính để quan sát vòm họng và các khu vực lân cận.
  • Nội soi vòm họng trực tiếp: Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi sợi quang để nhìn trực tiếp vào vòm họng. Đây cũng là cách để kiểm tra vòm họng cẩn thận nhất.

Nội soi vòm họng có đau không?

Quá trình nội soi thường được thực hiện dưới sự hỗ trợ của gây tê. Vì thế, nhìn chung, quá trình nội soi diễn ra rất nhanh và hầu hết bệnh nhân không cảm thấy đau khi còn tác dụng của thuốc gây tê. 

Tuy nhiên, sau khi nội soi, trong quá trình nghỉ ngơi tại bệnh viện, bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ như đau cổ họng, khô họng hoặc đầy hơi.

Khi nào cần nội soi vòm họng?

Có rất nhiều trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi vòm họng, điển hình như:

  • Chảy mũi mãn tính
  • Chảy máu cam tái phát
  • Nghẹt mũi
  • Viêm mũi mãn tính
  • Viêm xoang mãn tính hoặc tái phát
  • Nghi ngờ polyp mũi
  • Sử dụng thuốc xịt mũi steroid trong thời gian dài
  • Chứng mất khứu giác
  • Theo dõi sau khi thực hiện phẫu thuật mũi họng.

Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư hay không?

Tìm hiểu thêm: Jumping jack là gì? 10 bài tập Jumping Jack giảm cân đốt mỡ hiệu quả

Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không? Tìm hiểu ngay!

Để giải đáp cho vấn đề “Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư hay không?” thì câu trả lời là . Nội soi vòm họng chính là một trong các kỹ thuật chẩn đoán giúp bác sĩ quan sát được bên trong vòm họng, phát hiện ra những khối u bất thường, góp phần giúp chẩn đoán sớm ung thư vòm họng. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết lấy mẫu mô của khối u nghi ngờ để có kết quả chẩn đoán chắc chắn.

Tuy nhiên, nếu có sự phát triển của khối u ở bên dưới niêm mạc vòm họng thì nội soi không thể quan sát được. Đó cũng là lý do mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác, nhằm giúp hỗ trợ chẩn đoán chính xác nhất. 

Tìm hiểu thêm

Giải đáp các thắc mắc về tầm soát ung thư vòm họng

Các phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng khác

Khi tìm hiểu vấn đề nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không thì bạn sẽ biết rằng nội soi vòm họng là chưa đủ để giúp chẩn đoán chính xác bệnh ung thư. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác để chẩn đoán chính xác hơn, bao gồm:

Nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không? Tìm hiểu ngay!

>>>>>Xem thêm: 7 loại tã quần cho bé với khả năng thấm hút tốt, mềm mại từ thị trường Hàn, Nhật

  • Sinh thiết: Cho đến hiện nay, sinh thiết mô tế bào là phương pháp chẩn đoán duy nhất có thể dùng để xác định chính xác ung thư. Để thực hiện sinh thiết tế bào, bác sĩ có thể dùng ống nội soi hỗ trợ.
  • Chụp X-quang ngực: Nếu đã được chẩn đoán mắc phải ung thư vòm họng, bác sĩ thường có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện X-quang ngực để kiểm tra xem ung thư có di căn đến phổi hay không.
  • Siêu âm cổ: Để đánh giá các hạch bạch huyết vùng cổ.
  • Siêu âm bụng: Nhằm kiểm tra có di căn gan hay không.
  • Chụp CT: Chụp CT đầu và cổ có thể cung cấp thông tin về kích thước, hình dạng và vị trí của khối u, xem liệu nó có di căn (xâm lấn) đến các mô lân cận hay không và có thể giúp tìm ra các hạch bạch huyết ở cổ nghi ngờ ác tính.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật này giúp kiểm tra xem các tế bào ung thư có phát triển đến các mô lân cận vòm họng, bao gồm dây thần kinh hay không.
  • Chụp cắt lớp phát xạ position (PET): Giúp phát hiện các khu vực bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư, khi ung thư vòm họng đã di căn.
  • Xạ hình xương: Thường được chỉ định để xác định xem ung thư vòm họng có di căn xương hay không nhưng ít sử dụng. Bởi PET cũng đã cho kết quả hữu ích cho việc kiểm tra xem ung thư vòm họng có di căn đến xương hay không.
  • Hi vọng bài viết trên đây của Kenshin.vn đã có thể giải đáp giúp bạn câu hỏi nội soi vòm họng có phát hiện ung thư không. Nội soi vòm họng là một trong các thủ thuật thường được chỉ định để quan sát và xác định các tế bào ung thư vòm họng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cần thêm nhiều công cụ khác để xác định hoặc loại trừ nguy cơ ung thư vòm họng, như sinh thiết hay các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. Nếu có những dấu hiệu bất thường thì hãy thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhé.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *