Những nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) bạn không thể bỏ qua

Những nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) bạn không thể bỏ qua

Những nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) bạn không thể bỏ qua

Tình trạng thương tổn dây thần kinh thị giác do bệnh cườm nước có thể do nhiều yếu tố tác động khác nhau. Vì vậy, người bị cườm nước cần được xác định đúng nguyên nhân để phân loại bệnh chính xác, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Những nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) bạn không thể bỏ qua

Cườm nước (thiên đầu thống, glôcôm hoặc glaucoma) là bệnh lý về thần kinh thị giác, làm giảm tế bào hạch, lớp sợi thần kinh, hậu quả là giảm thị lực, thu hẹp thị trường và dẫn tới mù lòa không thể hồi phục. Mục đích điều trị chỉ giúp bảo tồn tế bào hạch, lớp sợi thần kinh và phần thị trường còn lại. Chính vì vậy, cườm nước cần được chẩn đoán xác định sớm, điều trị sớm và theo dõi định kì, giúp ngăn chặn mù lòa cho người bệnh.

Vậy vì sao bị cườm nước? Làm thế nào để phát hiện bệnh ngay từ đầu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Nguyên nhân bị cườm nước ở mắt là gì?

Những nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) bạn không thể bỏ qua

Trong hầu hết trường hợp, dây thần kinh thị giác bị tổn thương do áp lực nội nhãn hay nhãn áp tăng cao. Áp lực tăng cao do lượng thủy dịch tăng. Đến đây, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về thủy dịch và thể mi, nơi mà thủy dịch được tiết ra.

Thể mi là một cấu trúc trong nhãn cầu có chức năng tiết ra thủy dịch, đồng thời có chức năng điều tiết để ta nhìn được cả gần và xa. Thủy dịch giúp trao đổi chất ở mắt, đồng thời nuôi dưỡng giác mạc cùng thủy tinh thể. Lực căng của dịch tạo thành áp lực từ bên trong giữ độ cong giác mạc, giữ cho mắt có hình dạng quả cầu và áp lực mắt ổn định gọi là nhãn áp. Từ thể mi, thủy dịch được tiết vào hậu phòng (phía sau mống mắt) rồi thủy dịch sẽ di chuyển qua bờ đồng tử đến tiền phòng (phía trước mống mắt). Tại đây, 80% lượng dịch sẽ thoát ra ngoài qua lưới bè ở góc tiền phòng, 20% sẽ thoát qua màng bồ đào củng mạc để vào hệ tuần hoàn chung. Như vậy, thủy dịch trong mắt được làm mới liên tục. Nếu con đường thoát lưu này bị tắc nghẽn, thủy dịch được tiết ra sẽ ở lại trong nhãn cầu và làm tăng nhãn áp. Liên quan đến đường thoát của thủy dịch, chúng ta có 2 loại bệnh cườm nước là góc đóng và góc mờ.

Nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) góc mở

Những nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) bạn không thể bỏ qua

Glaucoma góc mở là dạng cườm nước phổ biến nhất, chiếm đến 90% trường hợp. Góc tiền phòng tạo bởi giác mạc và mống mắt, gồm các cấu trúc chính là ống Schlemm nằm bên trong vùng lưới bè. Một phần nguyên nhân tăng nhãn áp đối với bệnh glaucoma góc mở là do:

  • Xơ hóa vùng bè: chất ngoại bào trong lớp bè bị xơ hóa sẽ lắng đọng và gây hẹp, dính các khoang bè lại, từ đó cản trở thủy dịch thoát lưu ra ngoài.
  • Chênh lệch áp lực tiền phòng – ống Schlemm: có thể khiến ống Schlemm bị xẹp, làm giảm lượng thủy dịch có thể thoát ra ngoài nhãn cầu.
  • Những vấn đề này thường không hoàn toàn ngăn chặn thủy dịch thoát lưu nên áp lực nội nhãn sẽ không đột ngột tăng lên và âm thầm làm tổn thương thần kinh thị giác. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân chưa được làm rõ và glaucoma góc mở có khi nhãn áp không cao nên dễ bị bỏ sót trong cộng đồng.

    Nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) góc đóng

    Tìm hiểu thêm: Điều trị suy thận và những điều bạn nên biết

    Những nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) bạn không thể bỏ qua

    Glaucoma góc đóng là nhóm bệnh glaucoma có góc tiền phòng bị đóng ngay từ đầu gọi là nguyên phát, góc tiền phòng bị đóng sau chấn thương, phản ứng viêm,…thì gọi là thứ phát. Chúng ta hay gặp các nguyên nhân phổ biến như:

    Nghẽn đồng tử

    Là một tình trạng viêm làm dính bờ đồng tử lên mặt trước thủy tinh thể, chặn dòng thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng. Khi đó, áp lực ở hậu phòng sẽ tăng lên và đẩy chân mống mắt áp sát vào vùng bè, trực tiếp làm đóng góc tiền phòng và gây tăng nhãn áp.

    Nghẽn góc tiền phòng

    Đây là dạng nghiêm trọng của glaucoma. Mặc dù góc tiền phòng đóng do giãn nở đồng tử chỉ là đóng cơ năng nhưng nếu kéo dài sẽ chặn dòng thủy dịch thoát lưu qua vùng bè gây tăng nhãn áp. Tình trạng này cũng có thể bị thúc đẩy bởi các phản ứng viêm gây dính bít góc tiền phòng hoàn toàn (đóng thực thể) và không thể mở lại dù được can thiệp bằng thuốc, laser hay phẫu thuật.

    Hội chứng mống mắt phẳng 

    Đây là tình trạng kích thước vùng nếp thể mi của người bệnh lớn hơn bình thường, khiến chân mống mắt xê dịch về phía trước và gây bít vùng lưới bè khi đồng tử giãn, từ đó làm tăng nhãn áp.

    Glaucoma bẩm sinh

     Những nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) bạn không thể bỏ qua

    Dị tật góc tiền phòng là nguyên nhân bị cườm nước bẩm sinh. Góc tiền phòng bị khiếm khuyết bẩm sinh cấu trúc vùng lưới bè hoặc gây đóng góc sẽ làm chặn đường thoát của thủy dịch một phần hoặc hoàn toàn, làm cho nhãn áp tăng và gây hậu quả là giác mạc phình dãn to hơn bình thường, gọi là dấu hiệu “mắt trâu”. Tình trạng này chủ yếu là do di truyền và tiên lượng nặng.

    Glaucoma có nhãn áp bình thường

    Đây là dạng cườm nước gây tổn thương dây thần kinh thị giác với nhãn áp trong giới hạn bình thường. Nguyên nhân của bệnh còn gặp nhiều tranh luận chưa sáng tỏ, mặc dù trên lâm sàng các bác sĩ vẫn hạ nhãn áp cho bệnh nhân nhằm bảo vệ dây thần kinh thị. Và nguyên nhân thiếu máu nuôi đầu thị thần kinh trong bệnh glaucoma nhãn áp không cao được quan tâm đưa vào thực tế lâm sàng nhằm điều trị kết hợp với hạ nhãn áp.

    Các yếu tố nguy cơ khác

    Bên cạnh các nguyên nhân bị cườm nước kể trên còn có các nguyên nhân liên quan đến dịch tễ học như:

    • Độ tuổi từ 40 trở lên.
    • Chủng tộc (người Đông Á, người Mỹ gốc Phi hoặc gốc Tây Ban Nha có nguy cơ bị cườm nước cao hơn so với người da trắng)
    • Bệnh nền (đái tháo đường, bệnh tuyến giáp…)
    • Tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật mắt
    • Cận thị

    Tầm quan trọng của việc phát hiện bệnh cườm nước sớm

    Những nguyên nhân bị cườm nước (glaucoma) bạn không thể bỏ qua

    >>>>>Xem thêm: Nám da tay: Nguyên nhân và 7 cách điều trị tại nhà

    Hầu hết trường hợp mắt bị glaucoma thường không có dấu hiệu cảnh báo sớm. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu không được chữa trị kịp thời, thị lực sẽ mất dần theo thời gian và cuối cùng dẫn đến mù vĩnh viễn.

    Vì vậy, cách duy nhất để bảo vệ chính mình và người thân trước nguy cơ này là khám mắt định kỳ đầy đủ. Trong mỗi lần khám mắt, bác sĩ sẽ đo nhãn áp và kiểm tra xem dây thần kinh thị giác có bị tổn thương không, từ đó có thể phát hiện sớm để điều trị và phòng ngừa mất thị lực.

    Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến khích người từ 40 tuổi trở lên nên đi khám mắt mỗi năm 1 lần. Nếu có người thân bị glaucoma, tần suất khám mắt định kỳ nên là 6 tháng/lần. Với những trường hợp dưới 40 tuổi và không có vấn đề về mắt, thời gian khám mắt định kỳ thường là mỗi 1-2 năm.

    Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa bệnh glaucoma. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị bệnh ngay từ sớm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro mất thị lực vĩnh viễn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *