Hồng cầu lưỡi liềm

Hồng cầu lưỡi liềm

Hồng cầu lưỡi liềm

Bạn đang đọc: Hồng cầu lưỡi liềm

Hình dạng đĩa lõm hai mặt giúp hồng cầu dễ dàng di chuyển qua những mao mạch lớn, nhỏ để cung cấp oxy nuôi cơ thể. Trong một số trường hợp, những tế bào này trở nên cứng, dính và có hình dạng như lưỡi liềm hoặc trăng khuyết khiến chúng kẹt lại trong mao mạch. Tình trạng này gọi là bệnh hồng cầu lưỡi liềm, có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được điều trị, kiểm soát tốt.

Vậy, làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ngay từ đầu? Mời bạn cùng HelloBacsi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Hồng cầu lưỡi liềm (thiếu máu hồng cầu hình liềm) là bệnh gì?

Hồng cầu lưỡi liềm, hay còn gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm, là một bệnh thiếu máu di truyền. Hồng cầu lưỡi liềm là tình trạng không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đi khắp cơ thể.

Thông thường, các tế bào hồng cầu có hình tròn và có thể di chuyển dễ dàng qua các mạch máu, giúp vận chuyển oxy đến các bộ phận của cơ thể. Khi bị thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, các tế bào này biến thành hình lưỡi liềm và trở nên cứng và dính. Những tế bào mang hình dạng bất thường có thể gặp khó khăn khi di chuyển trong các mạch máu nhỏ, và có thể làm chậm hoặc ngăn chặn lưu lượng máu và oxy đến các bộ phận của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến các mô và cơ quan bị tổn hại do không được cung cấp đủ máu.

Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm có nguy hiểm không?

Các gia đình có gen quy định hồng cầu lưỡi liềm đa phần đến từ châu Phi, Ấn Độ, Địa Trung Hải, Ả Rập Xê-út, quần đảo Ca-ri-bê, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm có da màu sậm chiếm tỷ lệ cao nhất.

Hồng cầu lưỡi liềm

Nếu không được điều trị hoặc kiểm soát tốt, bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Bệnh về thận và mắt
  • Hoại tử chân
  • Đột quỵ
  • Đa nhiễm trùng (viêm tủy xương, viêm phổi…)
  • Ngừng sản xuất ra hồng cầu

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Nhng du hiu và triu chng ca hng cu lưỡi lim (thiếu máu hng cu hình lim) là gì?

Triệu chứng phổ biến của thiếu máu hồng cầu hình liềm bao gồm:

  • Thiếu máu mãn tính;
  • Nhịp tim nhanh, mệt mỏi;
  • Sưng tấy ở tay và chân do mạch máu bị nghẽn;
  • Vàng da, chậm lớn;
  • Các cơn đau dữ dội ở ngực, bụng, khớp và trong xương, kéo dài vài giờ đến vài tuần.

Trong một số trường hợp, hồng cầu lưỡi liềm có thể là bệnh bẩm sinh nhưng chỉ bộc lộ triệu chứng khi bé từ 4 tháng tuổi trở lên. Bố mẹ cần lưu ý đến các triệu chứng bệnh hồng cầu lưỡi liềm ở trẻ em để có biện pháp kịp thời.

Khi nào bn cn gp bác sĩ?

Mặc dù bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm thường được chẩn đoán ở giai đoạn phôi thai, nhưng nếu bạn hoặc con bạn phát triển bất kỳ vấn đề sau đây, hãy đi khám ngay lập tức:

  • Nhiều cơn đau dữ dội không rõ nguyên nhân như đau ở vùng bụng, ngực, xương hoặc khớp;
  • Sưng ở bàn tay hoặc bàn chân;
  • Sưng bụng, đặc biệt đau khi chạm vào;
  • Sốt: người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm có tăng nguy cơ nhiễm trùng và sốt có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng;
  • Da xanh xao;
  • Vàng da hoặc lòng trắng của mắt.

Bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của đột quỵ bao gồm:

  • Tê liệt một bên hoặc yếu ở mặt, tay hoặc chân;
  • Lú lẫn;
  • Mất hoặc giảm thị lực đột ngột.
  • Nguyên nhân gây bệnh

    Nguyên nhân gây ra hồng cầu lưỡi liềm (thiếu máu hồng cầu hình liềm) là gì?

    Thiếu máu hồng cầu hình liềm gây ra do đột biến ở gene cấu thành hemoglobin (protein beta-globin) – một hợp chất giàu sắt và làm cho máu có màu đỏ. Hemoglobin cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Khi bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, các hemoglobin bất thường làm các tế bào hồng cầu trở nên cứng, dính và biến dạng. Các gene tế bào hình liềm được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tràn khí màng phổi

    Hồng cầu lưỡi liềm

    Đối với trường hợp cả bố và mẹ đều mang hồng cầu lưỡi liềm, khi sinh con sẽ có:

    • 25% cơ hội trẻ sinh ra không bị ảnh hưởng bởi bệnh;
    • 50% trẻ sinh ra sẽ mang yếu tố di truyền lặn, tuy nhiên bệnh không có biểu hiện ra ngoài;
    • 25% cơ hội trẻ sinh ra bị hồng cầu lưỡi liềm.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm (thiếu máu hồng cầu hình liềm)?

    Yếu tố duy nhất làm tăng nguy cơ bị hồng cầu lưỡi liềm đó là có bố và mẹ đều có đặc điểm hồng cầu hình liềm. Bố mẹ mang đặc điểm hồng cầu lưỡi liềm nghĩa là bố mẹ đều có một gene quy định hồng cầu bình thường và một gene quy định hồng cầu hình liềm, do đó trong máu có cả hai loại hemoglobin bình thường và bất thường. Khi đó, tuy bố và mẹ vẫn khỏe mạnh nhưng con sinh ra sẽ có 25% nguy cơ bị hồng cầu lưỡi liềm.

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hồng cầu lưỡi liềm (thiếu máu hồng cầu hình liềm)?

    Bác sĩ sẽ chẩn đoán hồng cầu lưỡi liềm dựa trên bệnh sử của người thân và cho bạn hoặc trẻ xét nghiệm máu để tìm thiếu máu hồng cầu hình liềm và hemoglobin đột biến.

    Trẻ có thể được chẩn đoán sớm nếu bạn cho trẻ xét nghiệm máu ngay sau khi chào đời.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị hồng cầu lưỡi liềm (thiếu máu hồng cầu hình liềm)?

    Hiện nay hồng cầu lưỡi liềm vẫn chưa có cách chữa hoàn toàn. Các biện pháp điều trị bác sĩ đưa ra chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và giảm đau.

    Nếu bạn hoặc trẻ quá đau và thuốc uống không có tác dụng, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp vào cơ hoặc khớp thuốc giảm đau loại mạnh như narcotic (ức chế thần kinh để giảm đau). Hydroxyurea ức chế tủy sản xuất hồng cầu sẽ được chỉ định để ngăn cơn đau xuất hiện thường xuyên.

    Bạn hoặc trẻ cũng cần bổ sung nước cùng chất dinh dưỡng liên tục và cần truyền máu theo định kỳ. Khi đó, các máu có hồng cầu hình liềm sẽ được thay bằng máu khỏe mạnh.

    Trẻ cần thường xuyên dùng penicillin để đề phòng nhiễm khuẩn.

    Bác sĩ cũng có thể cho bạn hoặc trẻ phẫu thuật thay tủy nhưng phương pháp này rất phức tạp và cần nhiều điều kiện kết hợp mới thành công được.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hồng cầu lưỡi liềm (thiếu máu hồng cầu hình liềm)?

    Hồng cầu lưỡi liềm

    >>>>>Xem thêm: Vì sao ở người già khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

    Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình và của trẻ nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

    • Uống nhiều nước để phòng mất nước;
    • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh giàu folate. Nên bổ sung folate hàng ngày;
    • Tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể được vận động và tăng sức đề kháng;
    • Nên đi chích ngừa theo chỉ định của bác sĩ;
    • Không đi máy bay mà không có khoang áp suất;
    • Không lạm dụng thuốc giảm đ Mặc dù thuốc giảm đau là vật không thể thiếu nếu bạn hoặc trẻ bị hồng cầu lưỡi liềm nhưng chỉ nên dùng những thuốc bác sĩ chỉ định và phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tự ý dùng thuốc mới hoặc thay đổi thuốc;
    • Không lạm dụng rượu, bia và chất gây nghiện để giảm đau.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *