Nghiện ăn

Nghiện ăn

Nghiện ăn

Bệnh nghiện ăn, hay còn gọi là bệnh ăn uống quá mức, là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng lại bị xem nhẹ. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn tác động xấu đến tâm lý và thể chất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh nghiện ăn, các nguyên nhân gây ra, nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả để giúp bạn và những người thân yêu đối phó với vấn đề này.

Bạn đang đọc: Nghiện ăn

Tìm hiểu chung

Nghiện ăn là bệnh gì?

Thống kê cho thấy lượng người mắc chứng bệnh này đang ngày càng tăng. Các thống kê xuất phát từ hình ảnh của bộ não và các nghiên cứu khác về tác động của việc ăn quá nhiều đến các trung tâm khoái cảm ở trong não. Một số xét nghiệm ở động vật và con người cho thấy, đối với một số người, các trung tâm khoái cảm ở trong não được kích hoạt bởi các loại thuốc gây nghiện như cocaine, heroin và thức ăn, đặc biệt là thức ăn ngon miệng. Thức ăn ngon miệng là loại thực phẩm nhiều đường, chất béo, muối.

Cũng như các thuốc gây nghiện, các loại thức ăn này kích hoạt các hóa chất trong não gọi là dopamine. Một khi con người cảm thấy thỏa mãn có liên quan đến tăng dopamine trong não do ăn các loại thức ăn nhất định thì họ sẽ muốn ăn nữa.

Nghiện ăn

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiện ăn là gì?

Nghiện ăn không dễ dàng phát hiện ra vì tất cả chúng ta đều cần phải ăn. Ngoài ra, người nghiện ăn có thể có một số triệu chứng tương tự như các bệnh khác, bao gồm trầm cảm, ăn uống say sưa hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Họ sẽ giấu vấn đề bằng cách ăn một mình hoặc ăn lén lút. Một số dấu hiệu và triệu chứng của nghiện ăn thông thường có thể bao gồm:

  • Nỗi ám ảnh liên tục về việc ăn cái gì, khi nào ăn, ăn bao nhiêu và làm thế nào để được ăn nhiều hơn;
  • Ăn quá nhiều trong bữa ăn;
  • Ăn vặt liên tục;
  • Ăn vào những thời điểm kỳ lạ như giữa đêm;
  • Che giấu thói quen ăn uống đối với bạn bè và gia đình hoặc ăn bí mật;
  • Ăn quá nhiều và sau đó tẩy ruột, tập thể dục hoặc uống thuốc nhuận tràng để “ăn” trở lại.
  • Ăn ngay cả khi đã no;
  • Ăn trong lúc xem tivi hay nói chuyện trên điện thoại;
  • Gắn thực phẩm với những hình phạt hoặc phần thưởng;
  • Cảm giác xấu hổ và tội lỗi sau khi ăn quá nhiều hoặc sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm đặc biệt;
  • Không kiểm soát được việc ăn uống.

Nghiện ăn thường không nghiêm trọng bằng các chứng nghiện khác. Tuy nhiên, tình trạng này có xu hướng tăng dần và có thể dẫn đến béo phì hoặc vấn đề sức khỏe suốt đời cũng như làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần hiện có.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nghiện ăn

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh nghiện ăn?

Đây là một chứng nghiện phức tạp. Thức ăn, giống như ma túy và rượu, có thể sản xuất ra dopamine trong não, hóa chất này liên quan đến cảm giác khoái cảm và có thể kết nối thức ăn với cảm giác hạnh phúc. Não bị nghiện sẽ xem thức ăn như một loại thuốc. Ở một người nghiện ăn, thức ăn tạo ra cảm giác vui thích, thỏa mãn, ngay cả khi cơ thể không cần nhiều calo. Một nghiên cứu được công bố trong năm 2010 cho thấy, khi con chuột thí nghiệm được ăn không giới hạn các loại thức ăn chứa chất béo cao, các loại thực phẩm có lượng đường cao, bộ não của chúng đã thay đổi. Những thay đổi trong hành vi và sinh lý của chúng khá giống với những thay đổi gây ra do lạm dụng ma túy. Nghiên cứu cũng cho thấy việc ăn nhiều loại thực phẩm không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ bị nghiện ăn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh nghiện ăn?

Ai cũng có thể mắc phải bệnh này và số lượng người mắc phải có xu hướng ngày càng tăng theo từng năm.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nghiện ăn?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này bao gồm:

  • Bệnh trầm cảm và căng thẳng;
  • Nghiện rượu;
  • Thiếu các hoạt động thể chất.

Tìm hiểu thêm: Fetish là gì? Khi đôi chân bạn tình làm bạn hưng phấn!

Nghiện ăn

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh nghiện ăn?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về thói quen ăn uống hàng ngày. Căn cứ vào các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có mắc phải tình trạng rối loạn này không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nghiện ăn?

Nhà khoa học cho rằng cơ hội phục cải thiện chứng nghiện ăn có thể phức tạp hơn các loại nghiện khác. Người nghiện rượu sau cùng có thể hạn chế uống rượu nhưng người nghiện ăn thì vẫn cần phải ăn. Chuyên gia dinh dưỡng, tâm lý học hoặc bác sĩ am hiểu về chứng nghiện ăn có thể giúp bạn cải thiện chứng nghiện ăn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nghiện ăn?

Người bị nghiện ăn phải học cách xây dựng thói quen ăn uống đồng điệu với cảm giác thèm ăn tự nhiên của cơ thể. Họ cũng phải học cách làm thế nào để ăn uống đúng cách khi đang đói, không thể để việc ăn đáp ứng nhu cầu tình cảm hoặc căng thẳng. Người nghiện ăn không thể bỏ việc ăn vì đó là một nhu cầu cơ bản mà thay vào đó, hãy ăn đúng cách và đúng thời điểm.

Bạn hãy tham gia vào các hoạt động thúc đẩy lối sống lành mạnh, chẳng hạn như trung tâm thể dục thẩm mỹ, các lớp học dinh dưỡng hoặc các kỹ thuật giảm căng thẳng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Nghiện ăn

>>>>>Xem thêm: 14 cách giảm cân không cần ăn kiêng mà vẫn có vóc dáng chuẩn chỉnh

Bệnh nghiện ăn không phải chỉ là vấn đề về cân nặng mà còn là một vấn đề sức khỏe toàn diện. Việc nhận thức và xử lý kịp thời sẽ giúp người bệnh và gia đình xây dựng một phương pháp sống lành mạnh hơn. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để nhận biết và giải quyết bệnh nghiện ăn một cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *